Cơ sở sinh học của biến pháp giâm, chiết, ghép

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

- Có 2 hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và Sinh sản hữu tính.

II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính là gì?

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

a) Sinh sản bào tử

- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

- Ví dụ: Rêu, dương xỉ.

b) Sinh sản sinh dưỡng

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:

+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên (thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá…).

+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (nhân giống vô tính).

$ \Rightarrow$  Nhận xét cơ chế sinh sản vô tính:

- Ưu: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.

- Nhược: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.

3. Phương pháp nhân giống vô tính

a) Ghép chồi và ghép cành

- Phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.

- Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh để đảm bảo sự sống sót và tiếp tục sinh trưởng.

b) Chiết cành và giâm cành

- Giâm (cành, lá, rễ) là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành (mía, dâu tằm, sắn, khoai tây), một đoạn rễ (rau diếp) hay mảnh lá (thu hải đường).

- Chiết cành: chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần bóc vỏ xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.

c) Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…).

- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con.

- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.

- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào.

$ \Rightarrow$ Ý nghĩa: Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn, đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống.

4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.

a) Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật

- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

b) Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người.

- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người

- Nhân nhanh giống cây trồng

- Tạo giống cây sạch bệnh

- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa

- Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp



Page 2

Cơ sở sinh học của biến pháp giâm, chiết, ghép

SureLRN

Cơ sở sinh học của biến pháp giâm, chiết, ghép

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Nhân giống vô tính ở thực vật (PP giâm chiết ghép) 3. Một số phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật đang được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp - Phương pháp giâm cành và chiết cành 3.1. Cơ sở sinh học của phương pháp Theo viện sĩ Maximop, mỗi bộ phận của cây, ngay đến mỗi tế bào, đều có
  2. tính độc lập về mặt sinh lí rất cao. Chúng có khả năng khôi phục lại các cơ quan, bộ phận không đầy đủ và trở thành một cá thể mới hoàn chỉnh. Trong cơ thể thực vật, nước và các chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ, còn các sản phẩm hữu cơ sản xuất ở lá được chuyển xuống gốc (rễr, củ, … ) theo mạch rây. Khi ta cắt đứt con đường vận chuyển theo mạch rây, các sản phẩm hữu cơ sẽ tập trung ở các tế bào vỏ của phần bị cắt (phía trên p). Các chất hữu cơ này cùng với chất điều hoà sinh trưởng Axin nội sinh (được tổng hợp ở ngọn cây chuyển xuống) sẽ kích thích sự hoạt động của tượng tầng và hình thành mô sẹo, rồi sau đó hình thành rễ từ mô sẹo ở chỗ bị cắt, khi gặp điều kiện thuận lợi. Quá trình
  3. hình thành rễ bất định này có thể chia làm ba giai đoạn: - Giai đoạn 1: Tái phân chia tượng tầng (mô phân sinh bên m) - Giai đoạn 2: Xuất hiện mầm rễ - Giai đoạn 3: Sinh trưởng và kéo dài của rễ, rễ đâm qua vỏ ra ngoài. 3.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm và chiết cành - Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm cành + Hệ số nhân cao + Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của bố mẹ + Cây sớm ra hoa, kết quả + Cần chăm sóc chu đáo trong thời gian đưa từ vườn ươm vào sản xuất đại trà. - Ưu điểm và nhược điểm của phương
  4. pháp chiết cành + Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của bố mẹ + Thời gian có cây giống nhanh, cây sớm ra hoa, kết quả + Cây thấp, tán gọn + Hệ số nhân thấp 3.3. Kĩ thuật giâm cành và chiết cành * Kĩ thuật giâm cành gồm các bước sau: - Cắt cành: Cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10 - 15 cm các cành bánh tẻ (không non quá k, không già quá) - Giâm cành: Cành đã cắt có thể cắm trực tiếp, hoặc xử lí bằng chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin n), sau đó cắm vào nền giâm - Chuyển cây vào vườn ươm: Khi rễ
  5. cây mọc nhiều và đủ dài ở các cành giâm, chuyển cây vào vườn ươm và chăm sóc chu đáo - Đưa cây vào trồng đại trà: Khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà. * Kĩ thuật chiết cành gồm các bước sau: - Cắt khoanh vỏ: Khoanh 2 vòng vỏ quanh cành chiết (khoảng cách giữa 2 vòng bằng 1k,5 - 2 lần đường kính cành chiết). Bóc vỏ và cạo sạch các lớp tế bào dính trên lõi gỗ. - Bó bầu: Sau khi khoanh vỏ, để khô nhựa cây (từ vài giờ đến vài ngày t) rồi bó bầu. Trước khi bó bầu có thể xử lí chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin n) nếu cần thiết. Nguyên liệu bó bầu thường dùng là rễ bèo Nhật
  6. Bản đã phơi khô + phân chuồng + đất phù sa. Sau khi phủ kín vết cắt, dùng giấy polyetilen bọc ngoài, buộc kín hai đầu, tưới nước để giữ độ ẩm cao trong suốt quá trình ra rễ ở cành chiết. - Cắt cành chiết: Khi thấy xuất hiện nhiều rễ ở bầu, rễ bắt đầu chuyển sang màu vàng nâu, thì cắt rời cành khỏi cây mẹ (chỗ cắt cách bầu khoảng 2 cm về phía dưới c). Sau đó đem trồng ở vườn ươm và tiếp tục chăm sóc cây con. 3.4. Những điều cần lưu ý trong kĩ thuật giâm và chiết cành: Để công việc giâm và chiết cành có hiệu quả cao, cần chú ý đến các nhân tố môi trường và yếu tố nội tại thích hợp cho việc ra rễ. Đó lá ánh sáng,
  7. nhiệt độ, độ ẩm, chất nền, chất bó bầu, bản chất và chất lượng của giống và cuối cùng là việc sử dụng hợp lí các chất kích thích ra rễ thuộc nhóm Auxin.


Page 2

YOMEDIA

Một số phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật đang được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp - Phương pháp giâm cành và chiết cành . Cơ sở sinh học của phương pháp Theo viện sĩ Maximop, mỗi bộ phận của cây, ngay đến mỗi tế bào, đều có tính độc lập về mặt sinh lí rất cao.

26-08-2010 1076 85

Download

Cơ sở sinh học của biến pháp giâm, chiết, ghép

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Câu 2 trang 159 SGK Sinh học 11 Nâng cao. Lời giải chi tiết Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật – Sinh học 11 Nâng cao

Cơ sở sinh học của biến pháp giâm, chiết, ghép

Trình bày cơ sở khoa học và phương pháp của các hình thức nhân giống (giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô). 

Cơ sở sinh học của biến pháp giâm, chiết, ghép

* Giâm (cành, lá, rễ) là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành (mía, dâu tằm, sắn, khoai tây), một đoạn rễ (rau diếp) hay mảnh lá (thu hải đường). Trong hình thức sinh sản này có thể dùng chất kích thích cho sự ra rễ nhanh chóng hơn.

* Ở cây ăn quả nếu gieo từ hạt để tạo thành cây mới và thu hoạch quả phải đợi thời gian khá lâu. Trồng cây ăn quả bằng chiết cành, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Khi chiết cành chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần vỏ bóc xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.

Quảng cáo

* Ghép là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tượng đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.

Hai cây cùng ghép có thể cùng loài, cùng giống, chỉ khác nhau một số đặc tính mong muốn ở gốc ghép (chịu lạnh, nóng, mặn, chống sâu bệnh, năng suất cao và phẩm chất hoa quả ngon).

Có nhiều kiểu ghép: ghép áp, ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép mắt, ghép cửa sổ, ghép chữ T, …

Dựa trên nguyên lí cơ bản về sinh sản sinh dưỡng là mọi cơ thể thực vật (cũng như động vật) đều gồm các tế bào, là các đơn vị cơ bản của sự sống cùng mang một lượng thông tin di truyền đủ để mã hóa cho sự hình thành một cơ thể mới. Do đó, trong môi trường thích hợp và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có thể nuôi cấy mô để tạo nên cây hoàn chỉnh.

Phương pháp này góp phần tạo nhanh giống mới, sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao (cây ăn quả, cây nhập nội…).