Cơ cấu phòng giao dịch ngân hàng

Các giao dịch ngân hàng có thể diễn ra tại hội sở, chi nhánh, sở giao dịch hay phòng giao dịch của ngân hàng. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi điểm khác nhau của những cái tên này là gì hay chưa? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề này để chủ động lựa chọn cho mình những nơi giao dịch phù hợp nhất nhé.

Ý nghĩa của các khái niệm liên quan

Hội sở ngân hàng là gì?

Hội sở ngân hàng hay còn gọi là trụ sở ngân hàng là cơ quan đầu não của một ngân hàng. Hội sở ngân hàng có cơ cấu tổ chức lớn nhất, bao gồm tất cả các Phòng Ban và có tất cả các chức năng, quyền hạn quy định của ngân hàng.

Thông thường, mỗi ngân hàng thường chỉ có một hội sở duy nhất hoặc cùng lắm là hai hội sở đặt tại các thành phố lớn.Hội sở ngân hàng là nơi tập trung tất cả những gì là quan trọng nhất bao gồm các khối ngành, các sếp lớn, đưa ra các quyết định có liên quan đến chi nhánh hoặc trụ sở ngân hàng.

Nói chung, hội sở là nơi đưa ra những chính sách, quy định, phương hướng kinh doanh và hoạt động của ngân hàng. Và ngân hàng dù lớn dù nhỏ cũng đều không thể thiếu hội sở hay còn gọi là trụ sở chính.

Chi nhánh ngân hàng là gì?

Chi nhánh ngân hàng được phân quyền dưới hội sở ngân hàng và cũng có thể thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng. Ngân hàng thường đặt chi nhánh của mình tại các tỉnh thành phố lớn trên cả nước. Mỗi ngân hàng sẽ có nhiều chi nhánh khác nhau.

Trong chi nhánh ngân hàng lại được phân ra thành chi nhánh ngân hàng cấp 1 và chi nhánh ngân hàng cấp 2. Tiêu chí để phân chia các cấp chi nhánh ngân hàng đó là dựa vào mức lợi nhuận mà chi nhánh này mang lại. Chi nhánh ngân hàng nào mang lại lợi nhuận cao sẽ là chi nhánh cấp 1 còn chi nhánh ngân hàng nào mang lại lợi nhuận thấp hơn sẽ là chi nhánh ngân hàng cấp 2.

Sở giao dịch ngân hàng là gì?

Sở giao dịch ngân hàng có chức năng và quyền hạn thấp hơn Chi nhánh và trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch cũng nhỏ hơn và thường đặt tại các địa phương như các quận huyện là chủ yếu. Tuy nhiên, đây lại là nơi có số lượng khách hàng đông nhất có thể mang lại lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng.

Thông thường, một chi nhánh ngân hàng có thể có nhiều sở giao dịch khác nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, sở giao dịch ngân hàng sẽ bị hạn chế về một số chức năng. Tại một số địa phương, sở giao dịch ngân hàng chỉ được sử dụng để huy động vốn tiết kiệm hoặc cung cấp các khoản vay tín dụng bạn nhé.

Phòng giao dịch ngân hàng là gì?

Phòng giao dịch ngân hàng thuộc quản lý của một ngân hàng và cục thuế là thuộc quản lý của sở giao dịch. Phòng giao dịch chỉ có nghiệp vụ ngân hàng cơ bản không tiến hành thanh toán quốc tế. Và các ngân hàng thương mại cổ phần thường có quy định chung về phòng giao dịch gồm: Ban kế toán-ngân quỹ, Ban tổng hợp và Ban khách hàng…

Nên tiến hành các giao dịch Ngân hàng ở đâu trong số những địa chỉ trên

Như những gì mà chúng tôi vừa thông tin trên thì tất cả các giao dịch ngân hàng đều có thể diễn ra tại trụ sở chính, chi nhánh ngân hàng, sở giao dịch 2 phòng giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế thì khi chúng ta tiến hành các giao dịch ngân hàng sẽ thường đến các địa chỉ gần nhất để tiến hành giao dịch một cách dễ dàng.

Mặc dù vậy, các giao dịch ngân hàng thường có liên quan đến tiền bạc do đó tùy theo hạn mức giao dịch của bạn là lớn hay nhỏ mà có thể đưa ra lựa chọn nên tiến hành các giao dịch Ngân hàng ở đâu. Nếu bạn chỉ muốn vai hoặc gửi tiết kiệm với số tiền dưới 2 tỷ đồng thì có thể tìm đến các phòng giao dịch ngân hàng tại các địa phương bởi hạn mức giao dịch này nằm xong quy định chung của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Cơ cấu phòng giao dịch ngân hàng
Chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng khác nhau thế nào?

Tuy nhiên, Nếu hạn mức giao dịch của bạn lớn hơn 2 tỷ đồng thì bạn nên xem xét lựa chọn giao dịch ở các sở giao dịch hoặc các chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. Đặc biệt, đó là khi bạn muốn lựa chọn các giao dịch mang tính quốc tế như chuyển tiền ra nước ngoài hoặc nhận tiền kiều hối từ nước ngoài gửi về.

Đối với những giao dịch mang tầm vĩ mô, các hợp đồng kinh tế lớn có giá trị bạn có thể xem xét thực hiện giao dịch này tại các trụ sở ngân hàng hay họ gọi là các sở hội. Tuy nhiên, giao dịch tại các sở hội ngân hàng thường bị hạn chế. Chính vì vậy, những người có thể thường xuyên đến các xã hội ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính, chắc chắn phải là người có chỗ đứng trong xã hội, thuộc giới thượng lưu đấy nhé…

Hiện nay, hầu hết những giao dịch ngân hàng mà chúng ta đang tiến hành đều diễn ra tại các phòng giao dịch hoặc các văn phòng đại diện của ngân hàng đạt trên toàn quốc. Và còn có một sự lựa chọn thông minh hơn hẳn đó chính là giao dịch tại các cây ATM do các ngân hàng bố trí thông qua thẻ ATM mà Ngân hàng phát hành.

Và với sự phát triển của công nghệ thông tin, chỉ cần có trong tay một chiếc smartphone có kết nối mạng internet bạn cũng có thể tiến hành các giao dịch ngân hàng mà không cần đến hội sở, chi nhánh, sở giao dịch 2 văn phòng của các ngân hàng. Khi này bạn hoàn toàn có thể tiến hành các giao dịch ngân hàng thông qua ứng dụng ngân hàng trực tuyến trên điện thoại di động hoặc máy tính.

Và đây chắc chắn sẽ là một gợi ý hay ho phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian rảnh để đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.

Như vậy là chúng ta đã có thể phân biệt được “Hội sở, chi nhánh, sở giao dịch và phòng giao dịch ngân hàng là gì“. Nếu bạn có ý kiến khác hoặc có những ý kiến hay hơn những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đừng quên chia sẻ với mọi người tại mục bình luận của bài viết này để cùng nhau học hỏi.

Thông tin tham khảo hữu ích dành cho bạn:

  • Mở chi nhánh ngân hàng cần bao nhiêu vốn để được phép hoạt động
  • Chuyển tiền ghi sai chi nhánh có sao không? Có nhận được không?
  • Các chi nhánh phòng giao dịch của ngân hàng Shinhan Bank

Hội sở, chi nhánh, sở giao dịch và phòng giao dịch ngân hàng là gì?

4 (80%) 3 vote[s]

Đăng Ký Tài Khoản Ngân Hàng Online Nhận 30.000VNĐ + 10tr mở theo hướng dẫn này

Theo NHNN chi nhánh các tỉnh thành phố, trong vài năm trở lại đây số lượng điểm giao dịch của NHTM chỉ tăng nhẹ chứ không bùng nổ như 10 năm trước.

Lãnh đạo nhiều ngân hàng cũng cho biết, việc mở rộng chi nhánh những năm trước đây như một cách hiện diện thương hiệu khi ngân hàng mới thành lập. Nhưng gần đây ngoài việc không có thêm ngân hàng nào mở mới và xu hướng số hóa cũng khiến giao dịch online trở nên phổ biến khiến ngân hàng giảm nhu cầu mở thêm điểm giao dịch.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 cũng làm cho nhu cầu giao dịch tại quầy giảm rất mạnh thay vào đó là giao dịch trực tuyến tăng mạnh, nhất là các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền,…Theo khảo sát của McKinsey trong dịch vụ tài chính cá nhân, tỷ lệ sử dụng công nghệ tài chính và ví điện tử của Việt Nam tăng từ 16% trong năm 2017 lên 56% vào năm 2021.

Cơ cấu phòng giao dịch ngân hàng
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, theo Ernst & Young, 42% ngân hàng Việt Nam sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số, 28% đã triển khai chiến lược số hóa trong hoạt động kinh doanh. Trong đại dịch Covid-19, khoảng 85% người tiêu dùng đã sử dụng ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh để mua sắm hàng hóa, dịch vụ ít nhất một lần một tuần và 44% người tiêu dùng đã mua hàng hóa và dịch vụ trên các kênh mạng xã hội khi đại dịch xuất hiện.

Do dịch bệnh nên các nhu cầu cho vay, thẩm định hồ sơ vay, mở mới dịch vụ giảm mạnh. Ở TP.HCM đợt cao điểm giãn cách xã hội các ngân hàng đã thực hiện mô hình “giao dịch gộp” – trên một cung đường có ba điểm giao dịch thì chỉ mở cửa một điểm phục vụ người dân các nhu cầu thanh toán, rút tiền mặt…

Một chuyên gia cho biết, hiện các ngân hàng không còn đua nhau mở chi nhánh như giai đoạn trước một phần cũng do những quy định về mở mạng lưới của NHTM chặt chẽ hơn và NHNN chỉ khuyến khích mở điểm giao dịch ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, tiến trình chuyển đổi số đang được các ngân hàng đẩy mạnh. Ngân hàng số sẽ giúp các ngân hàng thay thế dần các điểm giao dịch truyền thống hiện nay.

Theo quy định tại Thông tư 21/2013 TT-NHNN để được thành lập chi nhánh trong nước của các NHTM, một ngân hàng phải có đủ các điều kiện cơ bản sau: Một ngân hàng phải có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị mở chi nhánh; ngân hàng đó phải có giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định; hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ được kiểm toán năm liền kề. Ngân hàng đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN; tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ và không vướng vào các vấn đề của pháp luật về xử lý sau thanh tra giám sát theo quy định pháp luật…

NHNN cho phép một NHTM được thành lập tối đa 10 chi nhánh ở mỗi khu vực nội thành thành phố Hà Nội và TP.HCM. Nếu NHTM chấm dứt hoạt động chi nhánh tại khu vực nội thành Hà Nội và TP.HCM được phép thành lập tại các địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác số chi nhánh tương ứng với số chi nhánh đã chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp ngân hàng mới thành lập dưới 12 tháng chỉ được mở không quá ba chi nhánh trên cùng một tỉnh thành phố. Trường hợp ngân hàng thành lập trên 12 tháng trở lên được phép thành lập không quá năm chi nhánh trong một năm tài chính.

Bên cạnh đó NHNN cũng quy định số chi nhánh tối đa NHTM được mở phải cân đối giữa vốn điều lệ, số lượng chi nhánh đã thành lập, số lượng chi nhánh đề nghị thành lập tại khu vực ngoại ô Hà Nội và TP. HCM và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương...

Phát triển mạng lưới chi nhánh không chỉ là quy mô hoạt động của NHTM mà còn nằm trong định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ của NHNN. Việc phủ rộng mạng lưới về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hiện nay được thực hiện dưới nhiều hình thức mở chi nhánh, ngân hàng điện tử, ví điện tử… nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận kênh tài chính ngân hàng chính thức. Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM/100.000 người trưởng thành.