Clostridium perfringens là gì

Clostridium Perfringens là gì? Có thể bạn không ngờ rằng, hầu hết dân số đều đã từng bị ngộ độc thực phẩm do Clostridium Perfringens gây ra. Tuy nhiên vì nó có thể bị ăn vào nhưng không gây hại nên có thể vẫn còn dưới lâm sàng. Theo thống kê tại Anh Quốc thì Clostridium Perfringen là nguyên nhân phổ biến thứ ba dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Mỗi năm có hàng nghìn người bị ngộ độc thực phẩm. Để phòng tránh nguy cơ đó xảy ra với mình thì hãy trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết. Và để hiểu rõ hơn về loại vi khuẩn này và biết Clostridium Perfringens là gì thì hãy cùng Dược Phẩm GlobalCo tham khảo thông tin được tổng hợp dưới bài viết này nhé!

Clostridium Perfringens là gì?

Clostridium Perfringens là vi khuẩn Gram dương có tên cũ là C. Welchii hoặc Bacillus. Dưới kính hiển vi, bạn sẽ nhìn thấy chúng có dạng hình que, là loại kị khí, thuộc vi khuẩn sinh nội bào tử. Nó xuất hiện trong tự nhiên, tìm thấy ở các thành phần trong quá trình phân rã thực vật, đường ruột con người, động vật có xương sống, côn trùng, cặn biện và đất.

Ngoài ra thì người ta còn tìm thấy Clostridium Perfringens trong thit, gia cầm sống.

Clostridium Perfringens có tình di động mặc dù nó không hề có đuôi. Giải thích cho điều này là bởi trên cơ thể của chúng có những sợi tơ lót từ đầu đến cuối. Do vậy mà chúng lướt trên bề mặt cơ thể nhanh không khác như những vi khuẩn có đuôi.

Môi trường ưa thích của của Clostridium Perfringens là nơi có ít hoặc không có oxy. Nó gây ra tình trạng ngộ độc hoặc một số bệnh lý khác như nhiễm trùng.

Clostridium perfringens là gì
Clostridium Perfringens là gì

Kiểm nghiệm Clostridium Perfringen là gì?

Bất kỳ là ai, trẻ nhỏ hay người lớn đều có nguy cơ bị nhiễm Clostridium Perfringens, bởi nó tồn tại trong tự nhiên và nhất là thực phẩm. Tuy nhiên đối tượng dễ bị phản ứng nhất chính là trẻ nhỏ. Thời gian bệnh kéo dài lên đến 1 – 2 tuần gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe, để lại nhiều biến chứng.

Ngộ độc do Clostridium Perfringens được xếp vào nhiễm trùng nhẹ. Một lưu ý quan trọng rằng, thực phẩm đã bị ô nhiễm bởi sự bùng phát của bào tử Clostridium Perfringen, thì chúng vẫn sẽ sống sót ngay cả khi đã nấu chín.

Khi đi vào bên trong đường ruột, Clostridium Perfringens sẽ sản sinh độc tố và hoạt động ở ruột non. Lúc này người bị nhiễm xảy ra tình trạng viêm dạ dày ruột nhẹ, các triệu chứng xuất hiện từ 6 – 24 giờ tính từ khi ăn thực phẩm bị nhiễm.

Các triệu chứng gặp phải khi ăn thực phẩm nhiễm Clostridium Perfringens:

  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn
  • Đau bụng, có thể gây sốt
  • Triệu chứng xuất hiện đột ngột, khởi phát sớm trong vòng 24 giờ.

Phương pháp xác định Clostridium Perfringen là gì?

Khi có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm do Clostridium Perfringens, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Để chẩn đoán chính xác Clostridium Perfringen, bác sĩ cần dựa vào phản ứng của Nagler nuôi cấy trên địa đệm lòng đỏ trứng.

Ngoài ra, tại một số phòng thí nghiệm còn xác định được số lượng vi khuẩn trong phân trong thời gian 48 giờ tính từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Clostridium perfringens là gì
Clostridium Perfringens là gì

Biến chứng

Nguyên nhân chính bị ngộ độc thực phẩm do Clostridium Perfringens là do không sơ chế tốt các loại thịt, thịt gia cầm. Hoặc nguyên nhân đến từ thời gian để quá lâu sau khi sơ chế. Bị ngộ độc Clostridium Perfringens có thể dẫn đến bệnh nang hoại tử ruột, nếu không điều trị đúng dễ dẫn đến tử vong.

Khi Clostridium Perfringens phát triển lâu trong ruột, tạo ra một số lượng độc tố lớn sẽ gây ra tình trạng hoại tử ruột, xuất huyết, thủng ruột.

Mặc dù vậy thì những biến chứng nguy hiểm cũng ít khi gặp phải, thường tỷ lệ chiếm ở những người bị suy nhược, người già.

Cách phòng ngừa ngộ độc Clostridium Perfringen

Khi nắm bắt được những thông tin quan trọng về sự tồn tại những như điều kiện môi trường phát triển của Clostridium Perfringens, bạn sẽ dễ dàng phòng ngừa nó hơn.

Đối với việc phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ Clostridium Perfringen

  • Chế biến thực phẩm kỹ lưỡng, sạch sẽ
  • Nấu chính và sử dụng trong thời gian ngắn
  • Bảo quản đồ ở nhiệt độ dưới 4 độ C
  • Nếu thực phẩm đã nấu chín, nhưng bạn chưa dùng ngay thì nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ dưới 4 độ C ( nếu thời gian trong vòng 6 giờ).
  • Khi hâm nóng lại thực phẩm cần đảm bảo nhiệt độ đạt trên 74 độ C

Đối với phòng ngừa hoại thư sinh khí

  • Không để các vật lạ va chạm với vết thương
  • Những vết thương sâu cần được đưa đến bệnh viện để xử lý
  • Tuân thủ các quy tắc và phương pháp điều trị được đề ra
Clostridium perfringens là gì
Clostridium Perfringens là gì

Như vậy, Clostridium Perfringens là một loại vi khuẩn phổ biến, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng. Hy vọng những thông tin mà Dược Phẩm Globalco chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc biết được Clostridium Perfrigens là gì và có những thông tin bổ ích liên quan.

Clostridium perfringens (C. perfringens) là một loại vi khuẩn gram dương hình thành nội bào tử được tìm thấy trong trong ruột của người và động vật. Ngoài ra C. perfringens thường được tìm thấy trên thịt và gia cầm sống.

Vi khuẩn này thích phát triển trong điều kiện có rất ít hoặc không có oxy. Ở môi trường này, chúng có thể nhân lên rất nhanh. Một số chủng C. perfringens sẽ tạo ra độc tố trong ruột, khiến người bệnh bị ngộ độc.

Clostridium perfringens cũng có thể gây ra các bệnh khác, chẳng hạn như nhiễm trùng da và các mô dưới da.  Chứng hoại thư sinh hơi cũng có thể xảy ra khi vết thương sâu bị cắt bởi những đồ vật có chứa vi khuẩn.

Triệu chứng

Clostridium perfringens là gì

Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc Clostridium perfringens?

Các triệu chứng ngộ độc thức ăn có C. perfringens:

  • Nếu vô tình ăn nhiều thực phẩm có chứa vi khuẩn, C. perfringens sẽ gây tiêu chảy. Các triệu chứng khác có thể gồm buồn nôn, nôn, đau bụng và sốt.
  • Các triệu chứng thường khởi phát sớm và đột ngột trong vòng 8-12 giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các dấu hiệu có thể xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi ăn.
  • Thời gian kéo dài triệu chứng thường không quá 24 giờ.

Các triệu chứng hoại thư sinh khí:

  • Các triệu chứng đột ngột khởi phát và đau dữ dội ở vị trí vết thương
  • Màu da ở khu vực nhiễm bệnh đổi màu (thay đổi từ trắng sang hồng, rồi tím hoặc đỏ)
  • Cảm thấy có khí dưới da

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ngộ độc Clostridium perfringens là gì?

Ở cả hai tình trạng trên, các triệu chứng được gây ra bởi một loại độc tố được sản xuất bởi vi khuẩn C. perfringens. Khi một số lượng lớn vi khuẩn C. perfringens đi vào cơ thể, chúng có thể sống sót trong điều kiện axit trong ruột, sau đó phát triển, hình thành nội bào tử và giải phóng một loại độc tố gây tiêu chảy. Khi C. perfringens tiếp xúc với các vết thương sâu trên da, độc tố sinh ra sẽ dẫn đến tổn thương da và các mô bên dưới.

Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc do nhiễm C. perfringens. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và người lớn sẽ dễ bị nhiễm và có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, kéo dài 1-2 tuần. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng

Các biến chứng của ngộ độc Clostridium perfringens là gì?

Hoại thư sinh khí là một tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị y tế ngay lập tức. Các biến chứng khác của tình trạng này là sốc và suy đa tạng.

Mặc khác, ngộ độc thực phẩm liên quan đến C. perfringens hiếm khi gây tử vong, thường chỉ ở người già và người bị suy nhược. Viêm ruột hoại tử có thể xảy ra trong những trường hợp hiếm gặp với các loại độc tố khác của C. perfringens.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ngộ độc Clostridium perfringens?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán ngộ độc thực phẩm do C. perfringens bằng cách xác định số lượng vi khuẩn trong thức ăn và số lượng nội bào tử trong phân.

Để chẩn đoán hoại thư sinh khí, bác sĩ sẽ phải phân lập và nuôi cấy vi khuẩn từ một mẫu bệnh phẩm từ vết thương.

Những phương pháp nào giúp điều trị ngộ độc Clostridium perfringens?

Để chẩn đoán ngộ độc thực phẩm, bác sĩ có thể cho người bệnh uống bù nước. Trong các trường hợp nghiêm trọng, họ có thể chỉ định truyền dịch tĩnh mạch và thay thế điện giải để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước. Kháng sinh thường không được sử dụng trong các trường hợp này.

Đối với hoại thư sinh khí, bác sĩ sẽ mổ mô bị nhiễm độc và tổn thương. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị các nhiễm trùng còn lại.

Phòng ngừa

Clostridium perfringens là gì

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa ngộ độc Clostridium perfringens?

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

  • Đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ hoặc đông lạnh thực phẩm ở nhiệt độ dưới 4°C.
  • Thực phẩm nấu chín nhưng chưa dùng ngay nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4°C trở xuống trong vòng 6 giờ (hoặc lưu trữ ở bên ngoài với nhiệt độ cao hơn 60°C trong vòng 2 giờ).
  • Khi hâm nóng thức ăn, đảm bảo nhiệt độ trên 74°C.

Phòng ngừa hoại thư sinh khí:

  • Đối với các vết thương sâu, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị
  • Tránh dùng vật lạ chạm vào vết thương để tránh nhiễm khuẩn

Blog Điều Trị không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Blog Điều Trị chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ
  • Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và tránh ăn gì?