Lâu nay có quan niệm trời sinh voi trời sinh cỏ . em có đồng ý với ý kiến này không tại sao

Câu 3: Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm sau: Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam khinh nữ.


Trời sinh voi, trời sinh cỏ

Ta có thể hiểu câu này theo hai nghĩa đen và bóng. Nếu hiểu nghĩa đen thì đó là một quy luât tự nhiên, khi trời sinh voi thì tất nhiên phải sinh ra cỏ để nuôi sống loài voi. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa bóng thì câu này có nghĩa là bố mẹ sinh con ra thì con ắt sẽ tìm được cách mưu sinh không cần bố mẹ nuôi dưỡng.

Đây là quan niệm sai trái, em không đồng tình vì nó thể hiện sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái.

Đông con hơn nhiều của

Ta hiểu câu này như sau: Về nghĩa đen câu này muốn nói con cái là thứ quý giá nhất và không một thứ của quý nào có thể sánh bằng. Nghĩa bóng câu nói này là sinh nhiều con cái sau này còn có người chăm sóc khi về già còn hơn là có của nhưng không có người chăm sóc.

Em không đồng tình với quan điểm này bởi nó thể hiện sự ích kỉ của bố mẹ. Bố mẹ muốn sau này có người chăm sóc khi về già nhưng bố mẹ không nghĩ đến quá trình chăm con như thế nào để lớn đến khi phụng dưỡng cha mẹ. Đó là quá trình vất vả, nhà ít con đã vất vả, nhà nhiều con càng vất vả hơn. Do đó, các con chắc chắn sẽ thiếu thốn đủ thứ và thậm chí không được đi học.

Trọng nam khinh nữ

Ta hiểu câu này là quý trọng con trai, ghét bỏ con gái và chỉ nên sinh con trai, không sinh con gái.

Đây là quan niệm cổ hủ, em không đồng tình. Trong xã hội hiện đại ngày nay, con gái hoàn toàn có thể làm được những việc mà con trai làm. Vai trò của người phụ nữ ngày càng lên cao. Do đó, không nên có sự trọng nam khinh nữ ở đây. Phải có sự công bằng, bình đẳng, con nào cũng phải mang nặng 9 tháng 10 ngày, cũng là máu mủ của mình.

  • Lâu nay có quan niệm trời sinh voi trời sinh cỏ . em có đồng ý với ý kiến này không tại sao
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Nêu ý kiến của em về câu Trời sinh voi trời sinh cỏ

Bài làm

Quảng cáo

     “Trời sinh voi sinh cỏ” là câu tục ngữ được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói về sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên, con vật sinh ra thì ắt sẽ có thức ăn cho chúng phát triển. Xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ đưa ra quan niệm về vấn đề sinh sản tự nhiên của con người: cha mẹ chỉ cần sinh con cái, còn lại con sẽ phát triển, trưởng thành theo tự nhiên mà không cần nuôi dạy tốn kém. Đây được coi là quan niệm cổ hủ, chỉ phù hợp với xã hội xưa, khi mà con người mới đang trong giai đoạn khai hoang lập địa. Chính vì vậy, trong xã hội ngày nay, tư tưởng trong câu tục ngữ đã không còn nguyên giá trị nữa bởi sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế và đặc biệt là sự bùng nổ, khủng hoảng dân số. Không chỉ vậy, vấn đề nuôi dưỡng, dạy bảo con cái cũng rất phức tạp khi bậc cha mẹ mải chạy theo công việc hoặc không đủ điều kiện sống. Bằng chứng là có rất nhiều trẻ em được sinh ra nhưng lại phải sống trong trại trẻ mồ côi, làng trẻ SOS vì bị bỏi rơi hoặc cha mẹ gửi nhờ “nuôi hộ”. Đau lòng hơn cả là biết bao trẻ sơ sinh, thậm chí có những em bé còn chưa kịp chào đời đã bị chính mẹ ruột của mình vứt bỏ vì nhiều nguyên do, mà chủ yếu là sự vô tâm của con người. Có thể thấy, trong xã hội như hiện nay, quan niệm của câu tục ngữ đã không còn phù hợp nữa mà thay vào đó, chúng ta phải tiến hành kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát sự bùng nổ dân số để đảm bảo cuộc sống của tất cả người dân trên cả nước.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Lâu nay có quan niệm trời sinh voi trời sinh cỏ . em có đồng ý với ý kiến này không tại sao

Lâu nay có quan niệm trời sinh voi trời sinh cỏ . em có đồng ý với ý kiến này không tại sao

Lâu nay có quan niệm trời sinh voi trời sinh cỏ . em có đồng ý với ý kiến này không tại sao

Em không đồng ý với ý kiến Trời sinh voi trời sinh cỏ. Vì đây là một quan niệm cổ hủ và lạc hậu tồn tại trong chế độ phong kiến, nghe voi và cỏ thì có vẻ là gắn với tự nhiên, nhưng quy luật này không phải quy luật của tự nhiên mà quy luật do con người tự nghĩ ra, để biện hộ cho hành động trong thời phong kiến là người ta quan niệm rằng càng sinh nhiều con thì càng tốt, không phải lo về cái ăn cái mặc cho chúng, vì nếu đã sinh ra con thì tất sẽ có cái để ăn, sẽ nuôi chúng thành người( câu ghép). Quan niệm này đã làm xã hội thời bấy giờ bị chậm phát triển, vì những khó khăn kinh tế do tình trạng sinh đẻ nhiều con cái, gia đình khó khăn, nghèo túng.