Chuột rút ngón chân phải làm thế nào

Chuột rút (vọp bẻ) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi cao. Nhiều người cao tuổi (NCT) than chuột rút vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo thống kê, có khoảng 1/3 người trên 60 tuổi và 1/2 tổng số người từ 80 tuổi trở lên thường bị chuột rút, nhất là vào ban đêm. Trong đó, người bị chuột rút 3 lần/tuần chiếm tỷ lệ 4/10, thậm chí một số người ngày nào cũng bị chuột rút.

Vì sao NCT thường bị chuột rút?

Chuột rút có nhiều nguyên nhân: do thiếu ôxy cung cấp cho cơ hoặc rốiloạn một số chất điện giải quan trọng như thiếu canxi hoặc kali máu.Hiện tượng thiếu ôxy và chất điện giải hay xảy ra nhất ở NCT còn sứckhỏe dồi dào, khả năng lao động còn tốt hoặc tập thể thao với các độngtác vận động nhiều, liên tục không nghỉ ngơi hoặc đứng, ngồi quá lâu,hoặc khi nằm ngủ để tư thế chân không đúng. Do đó, làm cho lượng mồ hôibài tiết quá nhiều mà không được bù đắp hoặc bù đắp nhưng không đủ; domắc bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp trạng, rối loạnchuyển hóa... Chuột rút có thể xảy ra ở những người bệnh đang dùng mộtsố thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống trầm cảm, thuốchạ huyết áp, thuốc dạ dày, thuốc giãn phế quản) hoặc do đang lọc thận.Ngoài ra chuột rút còn có thể xảy ra do cơ thể thiếu lượng nước cầnthiết hàng ngày (NCT thường ngại uống nước vì phải đi tiểu nhiều, nhấtlà ban đêm) hoặc thiếu lượng vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi,magiê, kali, natri clorua hoặc do ra nhiều mồ hôi, hoặc trong trường hợpbị tiêu chảy, nôn nhiều.

Chuột rút ngón chân phải làm thế nào

Nên tập thể dục đều đặn giúp lưu thông khí huyết, phòng chống chuột rút.

Biểu hiện khi bị chuột rút

Khi bị chuột rút nếu sờ vào sẽ thấy cơ bị co cứng thành một cục vàchân hoặc tay bị đau không thể cử động được trong một khoảng thời gianmấy giây hoặc một vài phút, đôi khi lâu hơn, nhưng sau đó triệu chứng êđau hết hoặc có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày. Đa số các trường hợpchuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc. Nếu chuột rút đi kèmcác triệu chứng khác như ăn nhiều, thèm ngọt (bánh, kẹo), uống nhiều,tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt hoặc bịđau chân khi đi bộ trên một quãng đường ngắn thì cần đến cơ sở y tế đủđiều kiện để khám bệnh, không nên chủ quan, xem thường, đề phòng có bệnhtiềm ẩn nào đó (ví dụ, nghẽn động mạch chân, biến chứng của bệnh đáitháo đường).

Cách xử trí khi bị chuột rút

Mỗi khi bị chuột rút nên tìm mọi cách làm cho hiện tượng đó giảm hoặcmất đi nếu không sẽ rất đau, rất khó chịu, thậm chí rất nguy hiểm. Khichuột rút ở cơ bắp chân thì cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn congcác ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân. Lúc mới ápdụng có thể thấy đau tăng lên nhưng ngay sau đó cơn đau sẽ giảm xuống docác cơ hết co thắt, máu lại được lưu thông trở lại. Khi đã hết hiệntượng chuột rút nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp vừa bị co cứng để chomáu hoạt động lưu thông trở lại tránh xảy ra chuột rút tái diễn. Tại nơibị chuột rút, nếu có điều kiện có thể xoa các loại dầu làm nóng da vàcơ hoặc chườm lạnh bằng túi đá hoặc tắm nước ấm để máu càng dễ lưuthông. Đồng thời cũng nên cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân...

Cần làm gì để phòng chuột rút?

Để phòng chuột rút, nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên làm lưuthông khí huyết. Nên vận động các cơ bắp thật nhẹ nhàng, nhất là buổitối trước khi đi ngủ. Mỗi ngày nên tập vận động như đi bộ, tập xoa bópcơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần. Thường ngày có thểtập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ.Không nên tắm khi nước lạnh quá, nhất là tắm ở biển, bể bơi nước lạnh.Khi làm việc nặng, ra mồ hôi nhiều cần được bổ sung nước có pha muối ăn(tốt nhất là bổ sung dung dịch oresol). Cần uống đủ lượng nước trong mộtngày/đêm (khoảng trên 1,5 - 2 lít). Nên ăn nhiều rau trong các bữa ănchính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, chà là,nho, đậu, bắp cải, cam, cà chua, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê. Nếu cóbệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa,rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu cần được bác sĩ chuyên khoa khámvà điều trị sớm.

Trên đây là những cách trị chuột rút bắp chân và ngón chân dành cho bạn, từ nay hãy yên tâm là sẽ không còn bị những cơn chuột rút hành hạ và yên tâm ngủ ngon rồi, nhớ chia sẻ cho bạn bè mình cùng biết nha.

Cơn Tetany có thể gây co thắt cơ, nhưng cơn co thắt thường kéo dài hơn (thường kèm những cơn co xoắn cơ ngắn); cơn thường xuất hiện cả hai bên và lan tỏa, nhưng cũng có thể chỉ xảy ra đơn độc ở khu vực khớp bàn tay, bàn chân.

  • Thiếu máu cơ khi gắng sức ở bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại vi (cơn đau cách hồi) có thể gây đau ở bắp chân, nhưng cơn đau này là do lượng máu đến cơ không đủ và không có sự co cơ mạnh như chuột rút.
  • Cơn hoang tưởng chuột rút là cảm giác bị chuột rút khi không co cơ hoặc thiếu máu cục bộ.

Căn nguyên của chuột rút

Các loại phổ biến nhất của chuột rút chân là

  • Chuột rút nguyên phát lành tính (chuột rút chân không có nguyên nhân, điển hình vào ban đêm)
  • Chuột rút liên quan tới tập luyện (chuột rút trong hoặc ngay sau khi tập luyện)

Mặc dù hầu hết mọi người đôi khi bị chuột rút, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ và độ nặng của chuột rút. Chúng bao gồm:

  • Cơ vùng bắp chân bị bó chặt (ví dụ, do thiếu co duỗi chân, bất động, hoặc đôi khi phù chi dưới mạn tính)
  • Mất nước
  • Các bất thường điện giải (ví dụ: nồng độ kali hoặc magiê thấp)
  • Rối loạn thần kinh hoặc rối loạn chuyển hóa
  • Loại bỏ một lượng lớn dịch trong quá trình lọc máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối
  • Thuốc

Ngoài ra, một số chất độc có thể gây chuột rút cơ.

Chuột rút ngón chân phải làm thế nào

Đánh giá tập trung vào việc phát hiện những gì có thể điều trị được. Trong nhiều trường hợp, bệnh lý gây chuột rút đã được chẩn đoán hoặc gây ra các triệu chứng khác khó chịu hơn nhiều so với chuột rút.

Bệnh sử hiện tại cần mô tả chi tiết triệu chứng chuột rút, bao gồm thời gian, tần suất, vị trí, các yếu tố khởi phát và các triệu chứng liên quan. Các triệu chứng liên quan đến bệnh lý thần kinh cơ có thể bao gồm cứng cơ, liệt, đau, và mất cảm giác. Cần chú ý tới các yếu tố có thể góp phần làm mất nước hoặc rối loạn điện giải hoặc dịch trong cơ thể (nôn mửa, tiêu chảy, tập luyện và đổ mồ hôi quá nhiều, mới lọc máu, sử dụng lợi tiểu, mang thai).

Đánh giá toàn diện nhằm tìm kiếm các triệu chứng của các bệnh lý căn nguyên, bao gồm:

Tiền sử cần phát hiện bất kỳ bệnh lý nào có thể gây chuột rút. Khai thác đầy đủ các loại thuốc đã dùng, bao gồm cả sử dụng rượu.

Mạch và huyết áp được đo ở tất cả các chi. Mạch yếu hoặc tỷ số huyết áp cổ chân: cánh tay thấp tại chi bị bệnh có thể gợi ý tình trạng thiếu máu chi.

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Chuột rút tại chi trên hoặc cơ thân mình
  • Tăng phản xạ hoặc giảm phản xạ
  • Yếu cơ
  • Giật bó cơ
  • Dấu hiệu nghiện rượu
  • Giảm thể tích máu
  • Đau hoặc mất cảm giác trong khu vực chi phối của một dây thần kinh ngoại vi, một đám rối thần kinh, hoặc một rễ thần kinh

Các cơn chuột rút khu trú gợi ý chẩn đoán chuột rút chân nguyên phát lành tính, chuột rút cơ liên quan tập luyện, các bất thường hệ cơ xương khớp, các nguyên nhân thuộc hệ thần kinh ngoại vi, hoặc bệnh lý thoái hóa sớm có thể không đối xứng, chẳng hạn như bệnh lý nơ-ron vận động.

Giảm phản xạ khu trú gợi ý một bệnh lý thần kinh ngoại vi, bệnh lý đám rối hoặc bệnh rễ thần kinh.

Ở những bệnh nhân bị chuột rút lan tỏa (đặc biệt là những người hay run), tăng phản xạ gợi ý nguyên nhân toàn thân (ví dụ, hạ can xi ion máu, đôi khi do nghiện rượu, bệnh lý nơ ron vận động, hoặc do thuốc, mặc dù ảnh hưởng trên phản xạ gân sâu có thể khác nhau tùy theo thuốc). Giảm phản xạ lan tỏa có thể gợi ý suy giáp, đôi khi là nghiện rượu hoặc là một triệu chứng bình thường, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Khám thông thường và bệnh sử tương thích sẽ gợi ý chứng chuột rút chân nguyên phát lành tính hoặc chuột rút cơ bắp liên quan luyện tập.

Xét nghiệm được chỉ định dựa vào các triệu chứng lâm sàng bất thường. Không có xét nghiệm nào được thực hiện thường quy.

Xét nghiệm glucose máu, chức năng thận, và điện giải đồ, kể cả canxi và magiê, nếu bệnh nhân bị chuột rút lan tỏa không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có hiện tượng tăng phản xạ.

Đo canxi ion hóa và khí máu động mạch (ABG) để xác định nhiễm kiềm hô hấp nếu bệnh nhân có cơn tetany.

Điện cơ được thực hiện nếu liệt các cơ bị chuột rút.

MRI não và tủy sống thường được thực hiện nếu yếu cơ hoặc các dấu hiệu thần kinh.

  • Kéo giãn

Điều trị các bệnh lý căn nguyên nếu chẩn đoán xác định được.

Nếu xuất hiện chuột rút, kéo giãn các cơ bị ảnh hưởng thường làm giảm bớt chuột rút. Ví dụ, để làm giảm co cứng cơ bắp chân, bệnh nhân có thể sử dụng bàn tay của họ để kéo các ngón chân và chân lên phía trên (gập chân về phía mu bàn chân).

Chườm nóng (ví dụ: sử dụng khăn ấm hoặc đệm sưởi, tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen) hoặc chườm lạnh (ví dụ, xoa bóp vùng cơ bị ảnh hưởng bằng nước đá) có thể giúp giảm đau.

Các biện pháp phòng ngừa chuột rút bao gồm:

  • Không tập luyện ngay sau khi ăn
  • Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi tập luyện hoặc đi ngủ
  • Uống nhiều nước (đặc biệt là đồ uống chứa kali) sau tập luyện
  • Không dùng chất kích thích (ví dụ, caffeine, nicotine, ephedrine, pseudoephedrine)
  • Không hút thuốc

Kéo giãn điền kinh là phương pháp hữu ích nhất. Đứng một chân về phía trước và uốn cong gối, chân sau thẳng gối, giống với tư thế chuẩn bị lao về phía trước. Tay có thể được đặt trên tường để giữ cân bằng. Cả hai gót chân vẫn đặt trên sàn. Đầu gối của chân trước được gấp nhiều hơn cho đến khi một cảm giác căng được cảm nhận dọc theo mặt sau của chân kia. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn và đầu gối phía trước càng gập được nhiều, thì chân càng được duỗi mạnh. Mỗi lần duỗi trong 30 giây và lặp lại 5 lần. Lặp lại kéo giãn ở chân bên kia.

Hầu hết các loại thuốc được kê đơn để phòng ngừa chuột rút (như chất bổ sung canxi, quinine, magiê, benzodiazepine) đều không được khuyến cáo. Hầu hết không chứng minh được hiệu quả. Quinine có hiệu quả trong một số thử nghiệm nhưng thường không được khuyến cáo kéo dài vì đôi khi có các tác dụng bất lợi nghiêm trọng (như rối loạn nhịp tim, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hoại tử [TTP] và hội chứng tan máu tăng ure huyết -HUS, phản ứng dị ứng trầm trọng). Mexiletine đôi khi cũng có ích, nhưng liệu việc sử dụng nó có tương xứng khi so với nguy cơ các phản ứng phụ hay không vẫn chưa được làm rõ. Những tác dụng phụ này bao gồm buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, chóng mặt, và run.

Một số huấn luyện viên thể thao và bác sĩ khuyên dùng nước ép dưa chuột để giảm co cứng cơ, nhưng dữ liệu về hiệu quả của nó là không đủ.

  • Chuột rút chân là triệu chứng thường gặp.
  • Các nguyên nhân phổ biến nhất là chuột rút chân nguyên phát lành tính và chứng chuột rút liên quan tập luyện.
  • Chuột rút phải được phân biệt với đau cách hồi và loạn trương lực cơ; thông thường chỉ cần đánh giá lâm sàng là đủ.
  • Kéo giãn có thể giúp làm giảm và ngăn ngừa chuột rút.
  • Điều trị bằng thuốc thường không được khuyến cáo.

Chuột rút ngón chân phải làm thế nào

Bản quyền © 2023 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Bị chuột rút ngón chân thì phải làm sao?

Kéo căng chân để giảm chuột rút..

Xoa bóp chỗ bị chuột rút để giảm căng cơ..

Làm ấm chỗ bị chuột rút..

Đứng dậy đi chân trần để giảm cảm giác căng cơ..

Di chuyển các ngón chân để giảm chuột rút hiệu quả..

Bấm huyệt chân để giảm chuột rút..

Dùng nước trà gừng để mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng..

Uống gì khi bị chuột rút?

Vì vậy, loại thuốc đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi quan tâm “bị chuột rút uống thuốc gì”, đó là thuốc giảm đau thông thường. Chúng gồm paracetamol hoặc ibuprofen, sẽ giúp bạn thuyên giảm cơn đau đớn vì cơ bị co rút đột ngột.

Tại sao bà bầu bị chuột rút ở bắp chân?

Hầu hết các mẹ khi mang thai, thể tích máu tăng khiến cho quá trình tuần hoàn chậm lại. Điều này xuất phát từ sự thay đổi các hormone trong cơ thể khi mang thai nên các bà bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, quá trình lưu thông máu chậm sẽ gây ra tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân.

Chuột rút chân là như thế nào?

chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng cơ bị co thắt đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Hầu hết các trường hợp, chuột rút xảy ra ở phần bắp chân nhưng thỉnh thoảng cơ đùi, cơ bàn chân cũng bị vọp bẻ bất ngờ.