Chữ ký điện tử trong giao dịch ngân hàng

Trong thời đại công nghệ thông tin đang bùng nổ như hiện nay, mọi giấy tờ như hóa đơn đều được điện tử hóa, chính điều đó đã thúc đẩy sự ra đời của chữ ký số, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, đảm bảo an toàn trong các giao dịch điện tử.

Tại sao phải dùng chữ ký số

Từ ngày 01/7/2013, Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực: các doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế qua mạng. Cụ thể như sau:

>> Xác thực điện tử là gì?

Khoản 4, Điều 1, Luật số 21/2012/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thì nghĩa vụ của người nộp thuế có bổ sung như sau: “Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”

Để có thể kê khai thuế qua mạng, mỗi doanh nghiệp cần có một Tài khoản đăng nhập và một Chữ ký số dùng để “ký” lên các file trước khi nhấn nút “Gửi tờ khai” trên website: http://kekhaithue.gdt.gov.vn/ của Tổng cục Thuế. Do đó, muốn thực hiện được việc kê khai thuế qua mạng, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.

Chữ ký điện tử trong giao dịch ngân hàng

Tiết kiệm thời gian; Lưu trữ hồ sơ khoa học, tiết kiệm; Nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin; Chữ ký số không chỉ sử dụng cho Khai thuế điện tử mà còn sử dụng cho các giao dịch điện tử Hải Quan, Ngân hàng, Chứng khoán, bảo hiểm xã hội….

Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hành chính. Hoạt động giao dịch điện tử cũng được nâng tầm đẩy mạnh. Không mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Không phải in ấn các hồ sơ khai báo thuế.

Có thể ký kết các văn bản ký điện tử có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào.

Việc chuyển tài liệu, hồ sơ đã ký cho đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… diễn ra tiện lợi và nhanh chóng.

Đảm bảo an toàn trong các giao dịch điện tử

Chữ ký số là gì? Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.

Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Dịch vụ chứng thực chữ ký số là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc thuê bao là người đã ký số trên thông điệp dữ liệu.

Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm: tạo cặp khóa hoặc hỗ trợ tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao; cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao.

Ngoài ra, duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số; Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số trên thông điệp dữ liệu.

Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số theo quy định chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.

Với tính bảo mật cao, chữ ký số sẽ đảm bảo tính an toàn cho các giao dịch điện tử.

Ông Nguyễn Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tại Việt Nam hiện nay, nền tảng xác thực giao dịch điện tử có tính chất pháp lý, mang tính quản lý nhà nước mới chỉ có chữ ký số. Tuy vậy, việc sử dụng chữ ký số không phải lúc nào cũng thuận tiện, chẳng hạn khi khách hàng lần đầu đăng ký/sử dụng dịch vụ của ngân hàng số. Hay việc chữ ký số buộc phải có thiết bị lưu trữ chuyên dụng kéo theo nhiều bất tiện cho khách hàng.

Tổng giám đốc TPBank Nguyễn Hưng đã xác nhận khó khăn trong triển khai chữ ký số trong giao dịch tại ngân hàng ông. Theo ông Hưng, TPBank đã cho phép khách hàng dùng chữ ký số để giao dịch hay làm căn cứ gửi văn bản chứng từ cho Ngân hàng mà không cần bản gốc, nhưng người dùng hiện chủ yếu là kế toán viên các doanh nghiệp. Trong khi đó, các khách hàng cá nhân lại chưa mặn mà với giải pháp này do thấy việc mang theo USB bên mình khá lích kích, thậm chí mất an toàn.

“Trước đây, các công ty viễn thông từng có ý định sản xuất một loại sim điện thoại có thể tích hợp chữ ký số, nhưng sau đó lại thôi. Nếu làm được việc này, giao dịch ngân hàng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”, ông Hưng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, lãnh đạo cao cấp VietinBank cho biết thêm, hiện nay, việc sử dụng chữ ký số còn có những hạn chế nhất định trong giao dịch điện tử, bởi sự lệ thuộc vào máy tính và chương trình phần mềm; quy định pháp lý về bản gốc, bản chính hay thời hạn của chữ ký số...

Khẳng định sự ra đời của chữ ký số là cơ sở khẳng định giá trị pháp lý của văn bản điện tử, cho phép thực hiện những giao dịch điện tử, nhưng TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, để thực sự trở nên phổ biến, thông dụng trong các hoạt động ngân hàng, đồng thời phát huy những tính năng vượt trội và có thể thay thế tài liệu giấy thì vẫn cần nghiên cứu và khắc phục những hạn chế của chữ ký số.

Liên quan đến câu chuyện hoàn thiện công cụ xác thực trong các giao dịch ngân hàng điện tử, ông Đỗ Giang Tĩnh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Agribank cho rằng, để ngân hàng số hoạt động, cần cơ sở pháp lý cho định danh điện tử (eID) và xác thực đúng người giao dịch thông qua chữ ký số. Hiện mô hình định danh điện tử chưa được thống nhất tập trung gây khó khăn cho việc xác định pháp nhân giao dịch.

Từ cơ sở pháp lý về định danh điện tử, xác nhận và xác thực khách hàng tiếp tục ban hành sâu hơn về pháp lý quy định cho những văn bản số (văn bản điện tử) thay cho văn bản giấy. Điều này hiện nay chủ yếu các ngân hàng quy định qua hợp đồng giao dịch và chưa nhất quán, dẫn tới nếu có tranh chấp pháp lý sẽ thiếu căn cứ và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

“Tiếp theo, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử, chữ ký, các quy định, quy chế cụ thể cho các sản phẩm ngân hàng truyền thống được số hóa và đưa lên mạng”, ông Tĩnh nói.  

Các nghị định, thông tư liên quan đến chữ ký số:

- Điều 14, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định các cơ quan tài chính và tổ chức, cá nhân có tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính với cơ quan tài chính phải sử dụng chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp.

- Điều 5, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng phải đáp ứng điều kiện “Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật”.

- Điều 12, Thông tư số 31/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định: Đối với các giao dịch giá trị cao phải xác thực bằng các phương pháp xác thực mạnh như sinh trắc học hoặc chữ ký số.

NACENCOMM- Song hành cùng doanh nghiệp

☎ Tổng đài 24/7: MB: 1900 545407/ 02435765146|

📝 Fanpage: Chữ ký số CA2-Nacencomm

🔮 Website:https://www.nacencomm.vn/

🏆🏆CA2 giữ vị trí Top 3 dẫn đầu Chữ ký số công cộng🏆🏆

Theo Báo cáo của Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (NEAC)- Bộ Thông tin và truyền thông đã đưa ra ngày 30/6/2018 về tình hình phát triển và ứng dụng chữ ký số công cộng.

Theo đó, giai đoạn 2017 - 2018, thị trường cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoạt động ổn định.

🏆CA2 giữ vị trí Top 3 dẫn đầu Chữ ký số công cộng🏆

〽️408.783 chứng thứ số được cấp

〽️87.862 chứng thư đang hoạt động

Trong bối cảnh thanh toán số, kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam như hiện nay, chữ ký điện tử đóng vai trò rất quan trọng và được xem là công cụ thiết yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế số. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng quy định pháp lý để quản lý chữ ký điện tử, coi chữ ký điện tử là phương thức xác thực định danh điện tử an toàn.

Tại Việt Nam cũng đã thiết lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ để đảm bảo công tác quản lý, triển khai sử dụng chữ ký điện tử một cách hiệu quả, đảm bảo tính an toàn, bảo mật.

Chữ ký điện tử là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Luật Giao dịch điện tử định nghĩa:  “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.”

Như vậy, Chữ ký điện tử là một dạng thông tin được đi kèm theo dữ liệu. Dữ liệu đó có thể là: văn bản, video hoặc hình ảnh. Mục đích chính của chữ ký điện tử là xác định người chủ của dữ liệu đó.

Tham khảo:

Chữ ký điện tử trong giao dịch ngân hàng

Bên cạnh đó, tại Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số quy định: “6. “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

  1. a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
  2. b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

Như vậy có thể hiểu, chữ ký số được xem là một dạng của chữ ký điện tử, khái niệm chữ ký điện tử – mặc dù thường được sử dụng cùng nghĩa với chữ ký số nhưng thực sự có nghĩa rộng hơn. Với việc phân biệt rạch ròi khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số, hy vọng người đọc sẽ hiểu được rõ khái niệm chữ ký số điện tử là gì? Chữ ký điện tử và chữ ký số có phải là một hay không?

Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 24, Luật giao dịch điện tử. Cụ thể:

Nếu trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau:

–          Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;

–          Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Luật giao dịch điện tử và chữ ký điện tử có chứng thực.

Bên cạnh đó, Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

– Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

– Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

– Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Như vậy, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử online đã được quy định rõ ràng, tạo căn cứ pháp lý vững chắc cho việc tăng độ phủ sóng sử dụng chữ ký điện tử tại Việt Nam. Hiện nay, chữ ký số không chỉ được sử dụng rộng rãi trong doanh nghiệp, mà còn hướng đến đối tượng là cá nhân có nhu cầu thực hiện các giao dịch điện tử, đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế của xã hội.

Hướng dẫn cách đăng ký chữ ký điện tử

Hiện nay, chữ ký điện tử đã trở thành công cụ thiết yếu giúp người sử dụng thức hiện việc ký số trong các giao dịch điện tử, đảm bảo giá trị, tính pháp lý của các văn bản, giao dịch được ký. Cụ thể, chữ ký điện tử là một thay thế cho chữ ký viết tay của cá nhân hay doanh nghiệp, nhằm mục đích để chứng thực tác giả đã ký vào dữ liệu đó. Vậy, việc đăng ký chữ ký điện tử cần được thực hiện như thế nào, với quy trình và thủ tục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách đăng ký chữ ký điện tử

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu.
  • Phương pháp tạo chữ ký phải đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch Điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.

Các bước đăng ký của chữ ký điện tử

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Để có thể hoàn tất việc đăng ký chữ ký điện tử, Quý khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động (với Quý khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp (với Quý khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức)
  • CMND của người đại diện pháp luật doanh nghiệp hoặc cá nhân

Bước 2: Gửi bộ hồ sơ đăng ký

Sau khi đã hoàn tất bộ hồ sơ thủ tục đăng ký chữ ký điện tử đã nêu trên, doanh nghiệp, cá nhân hay nhân viên có thể liên hệ qua tổng đài chăm sóc khách hàng hoặc qua email để được nhân viên của nhà cung cấp chữ ký điện tử hỗ trợ làm thủ tục đăng ký và các vấn đề khác liên quan. Nhân viên sẽ nhận hồ sơ bản giấy khi bàn giao chữ ký điện tử.

Bước 3: Cấp và bàn giao chữ ký điện tử

Dựa vào hồ sơ và gói cước chữ ký điện tử mà Khách hàng lựa chọn, nhân viên sẽ tiến hành đầu nối và cấp chứng thư điện tử. Sau đó, nhân viên của nhà cung cấp sẽ bàn giao chữ ký điện tử và hướng dẫn khách hàng về việc sử dụng chữ ký điện tử. Tuỳ vào đối tượng khách hàng và gói và khách hàng lựa chọn, mức thanh toán chữ ký điện tử sẽ khác nhau.

Quy trình tạo chữ ký điện tử

Quý khách hàng có thể tham khảo quy trình tạo chữ kí điện tử bằng Microsoft Office Word như sau:

  • Bước 1: Mở tab Insert, chọn biểu tượng Signature Line (năm góc phải trên thanh công cụ)
  • Bước 2: Xuất hiện hộp thoại Signature Setup, sau đó nhập chi tiết về chữ ký bao gồm: tên, tiêu đề, email và ghi chú.
  • Bước 3: Cuối cùng, sau khi kết thúc quy trình chữ ký điện tử, tại nơi thêm vào văn bản sẽ xuất hiện thông tin. Quý khách hàng cũng có thể chọn vị trí của chữ ký trên văn bản và có thể thêm vào hình ảnh để kết thúc việc tạo chữ ký điện tử.

Sử dụng chữ ký điện tử như thế nào?

Chữ ký điện tử là dạng thông tin đi kèm dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định người ký của dữ liệu đó và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Hay nói cách khác, trên môi trường điện tử, bất kỳ dạng thông tin nào được sử dụng để nhận biết một con người đều được coi là chữ ký điện tử. Vậy sử dụng chữ ký điện tử như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phạm vi và quy cách sử dụng chữ ký điện tử

Hiện nay, chữ ký điện tử đã được công nhận và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài các nước và liên minh phát triển như Mỹ, EU, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc thì chữ ký điện tử cũng đã được các nước thuộc khu vực đang phát triển như Ấn Độ, Brazil… công nhận và sử dụng.

Tại Việt Nam, chữ ký điện tử đã và đang được các cơ quan Nhà nước coi trọng. Quốc hội đã ban hành Luật Giao dịch điện tử 2005 và công nhận tính pháp lý của loại chữ ký này. Sau khi ban hành Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Bộ Thông tin và Truyền thông đang gấp rút xây dựng mô hình hệ thống chứng thực CA quốc gia nhằm đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số trong xã hội.

Sử dụng chữ ký điện tử như thế nào cho hợp lý?

Chữ ký điện tử không hoàn toàn được xác định cứng giống các loại chữ ký thông thường, mà chỉ là thông tin đi kèm theo thông điệp dữ liệu (có thể là văn bản, hình ảnh hay video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về một số cách sử dụng chữ ký điện tử.

Đối với các giao dịch thông thường

Chữ ký điện tử được sử dụng để thực hiện các cam kết gửi bằng email, hay là các số định dạng cá nhân (PIN) khi nhập vào các máy rút tiền ATM, hay là ký bằng bút điện tử với thiết bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền, chấp nhận các điều khoản người dùng khi cài đặt phần mềm máy tính, hoặc là ký các hợp đồng điện tử online… Như vậy thì các đối tác làm ăn hay đối tượng cần thanh toán sẽ không cần phải gặp mặt trực tiếp.

Đối với các giao dịch nhà nước và quốc tế

Hiện nay, các giao dịch của ngành ngân hàng (thanh toán liên ngân hàng), ngành tài chính (thanh toán điện tử liên kho bạc). Một số cơ quan Nhà nước như Bộ Công thương, Sở Bưu chính Viễn thông TP. Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai… cũng bắt đầu sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch nội bộ.

Ngoài ra, chữ ký số – một nhánh con và là nhánh phát triển mạnh nhất của chữ ký điện tử – đã và đang được sử dụng trong việc thực hiện kê khai hải quan điện tử, kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử,… mà không cần phải in các tờ kê khai hay cần đóng dấu của doanh nghiệp, tổ chức.

Hơn nữa, đối với Quý khách hàng thì việc sử dụng chữ ký điện tử lại rất dễ dàng bởi tất cả đều do các chương trình xử lý và đảm bảo quản lý dữ liệu, và chỉ với vài thao tác click chuột là đã có thể tạo ra chữ ký điện tử và gửi thông điệp tới nơi cần đến một cách an toàn, nhanh chóng và tiện lợi.

Nên mua chữ ký điện tử ở đâu?

Trước sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến, chữ ký điện tử đã trở thành công cụ không thể thiếu để thực hiện ký văn bản điện tử, đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản điện tử. Vậy khi có nhu cầu, khách hàng nên mua chữ ký điện tử ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đơn vị cung cấp chữ ký điện tử uy tín

Chữ ký điện tử đã và đang được cung cấp bởi một số lượng không nhỏ đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Tuy nhiên, khi có nhu cầu sử dụng chữ ký điện tử, các đơn vị có thể liên hệ với 1 trong một số các nhà cung cấp có chất lượng tốt, giá thành lại phải chăng sau đây:

Chữ ký điện tử FastCA

FastCA cung cấp dịch vụ chữ ký số – nhánh phát triển mạnh nhất của chữ ký điện tử – cho các khách hàng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động giao dịch điện tử công cộng. Chữ ký số FastCA có thể sử dụng trong các hoạt động giao dịch điện tử công cộng như: thuế điện tử, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử, đăng ký kinh doanh trực tuyến, đấu thầu điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, Cổng thông tin một cửa quốc gia,…

Khóa bí mật và cặp khóa của thuê bao FastCA được sinh ra và lưu trữ trong thiết bị phần cứng chữ ký số chuyên dụng bảo mật PKI Token/Smartcard, HSM đáp ứng tiêu chuẩn theo Thông tư 06/2015/TT-BTTTT: Thiết bị PKI Token/Smartcard đảm bảo an toàn theo theo tiêu chuẩn FIPS PUB 140-2 level 2/3 và thiết bị HSM đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn FIPS PUB 140-2 level 3/4.

Các sản phẩm và giải pháp của FastCA có thể kể đến như:

  1. a) Sản phẩm, dịch vụ của FastCA:
  • Chữ ký số cho tổ chức, doanh nghiệp
  • Chữ ký số cán bộ nhân viên
  • Chữ ký số cho cá nhân
  1. b) Các giải pháp chữ ký số của FastCA
  • Giải pháp chữ ký số cho dịch vụ công điện tử
  • Giải pháp chữ ký số cho thanh toán điện tử
  • Giải pháp chữ ký số cho Thương mại điện tử
  • Giải pháp chữ ký số cho tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán
  • Giải pháp chữ ký số cho giao dịch cá nhân

Nhà cung cấp chữ ký số công cộng thứ 16 ở Việt Nam. Với phương châm cung cấp dịch vụ nhanh chóng, thủ tục đơn giản, thuận tiện cho khách hàng, hỗ trợ đối tác và khách hàng tận tình. FastCA mong muốn được hợp tác với tất cả các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ doanh nghiệp và chữ ký số trên 63 tỉnh/thành toàn quốc và sẵn sàng hợp tác với chính sách, tỷ lệ chiết khấu và nhiều chương trình ưu đãi.

  • Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
  • Hotline: 1900 2158
  • Email:

Chữ ký điện tử FPT-CA

Được phát triển bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử của Công ty Cổ phần hệ thống thông tin FPT được Bộ Thông Tin Và Truyền Thông cấp phép ngày 01/06/2019, FPT-CA hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ chứng thực trong thuế điện tử, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử và hóa đơn điện tử.

Chữ ký điện tử BKAV-CA

BKAV-CA được phát triển bởi tập đoàn công nghệ BKAV. Chữ ký điện tử này cho phép thực hiện ký điện tử trong các dịch vụ hành chính công và các giao dịch điện tử thông thường. Ngoài ra BKAV-CA cũng tích hợp dịch vụ công trực tuyến kho bạc nhà nước giúp dễ dàng thực hiện các giao dịch ngân hàng.

Chữ ký điện tử VNPT-CA

VNPT-CA là dịch vụ chữ ký điện tử của Tổng công ty dịch vụ viễn thông VNPT. VNPT-CA có giá trị pháp lý tương đương như con dấu và chữ ký doanh nghiệp. Chữ ký điện tử VNPT cho phép sử dụng trong các giao dịch trực tuyến khác nhau kinh doanh trực tuyến, ký kết hợp đồng, văn bản thỏa thuận,…

Lưu ý khi tạo chữ ký điện tử và trong quá trình sử dụng

Khi được sử dụng, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý chứng minh chủ nhân của các tài liệu được gửi đi. Do đó, khi tạo và sử dụng chữ ký điện tử, cần phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Tiêu chí xác thực: là tiêu chí quan trọng cần đảm bảo để xác thực đúng chủ nhân của chữ ký và cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật với các tài liệu đã ký số và gửi đi.
  • Tính toàn vẹn: là tiêu chí giúp cho nội dung, dữ liệu khi đã được ký điện tử gửi đi thì không thể thay đổi..
  • Không thoái thác: là tiêu chí đảm bảo sự ràng buộc chủ nhân chữ phải nhận trách nhiệm của mình khi sử dụng chữ ký đó và không thể nào phủ nhận của mình.
  • Công chứng: Chữ ký trong tệp Excel, Word, hoặc PowerPoint được một máy chủ dán nhãn thời gian bảo mật. Ngoài ra, trong một số trường hợp khác nó còn có tính hợp lệ như của dịch vụ công chứng.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung cho câu hỏi “Mua chữ ký điện tử ở đâu?” mà khách hàng cần biết. Chúng tôi mong rằng với bài viết trên, Quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về những nhà cung cấp chữ ký điện tử tốt để có thể mua và sử dụng được chữ ký điện tử một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

Với phương châm cung cấp dịch vụ nhanh chóng, thủ tục đơn giản, thuận tiện cho khách hàng, hỗ trợ đối tác và khách hàng tận tình, FastCA tự hào cung cấp các giải pháp về chữ ký số đáp ứng tiêu chuẩn theo Thông tư 06/2015/TT-BTTTT, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin tuyệt đối và hạn chế tối đa rủi ro gặp lỗi trong quá trình ký số.

  • Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
  • Hotline: 1900 2158
  • Email: