Chiến lược hội nhập theo chiều ngang là gì năm 2024

Chiến lược hội nhập theo chiều ngang là gì năm 2024

NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC LIÊN KẾT (HỘI NHẬP) TOÀN CẦU

1. Hội nhập dọc về phía trước

- Khái niệm: Là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà phân phối

hoặc người bán lẻ.

- Doanh nghiệp vận dụng chiến lược khi:

Các nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được

nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân hóa hàng hóa, dịch vụ.

Các nhà phân phối hiện có chất lượng và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

nhưng giới hạn về năng lực.

Doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành đang có triển vọng tăng trưởng rõ ràng trong

tương lai.

Doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để quản lí tốt lĩnh vực kinh

doanh mới là hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ của tài chính doanh nghiệp.

Kinh doanh ổn định là một lợi thế căn bản, bởi vì kinh nghiệp có thể tăng khả năng dự

đoán cầu thị trường khi hội nhập dọc về phía trước.

2. Chiến lược hội nhập dọc phía sau

- Khái niệm: Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hay tăng quyền

kiểm soát đối với cung cấp. Khi thực hiện hội nhập trong nội bộ, hãng thiết lập nguồn cung ứng

của mình bằng cách thành lập công ty con hoặc nếu là bên ngoài sẽ mua hoặc mua đứt các cơ sở

cung cấp hàng hóa.

- Doanh nghiệp vận dụng chiến lược khi:

Các nhà cung ứng hiện tại của doanh nghiệp không đáng tin cậy, chi phí cao hoặc không

đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về các linh kiện, thành phần nguyên liệu thô.

Số lượng các cung cấp thì ít và số lượng các đối thủ cạnh tranh thì nhiều. Cần cung ứng

các yếu tố đầu vào cần thiết một cách nhanh chóng.

Cạnh tranh trong một ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Nhà cung ứng của doanh nghiệp

có lượi nhuận cận biên cao.

Có đủ nguồn vốn nhân sự và tài chính cần thiết để quản lý tốt lĩnh vực kinh doanh mới là

hoạt động cung ứng nguyên vật liệu cho chính doanh nghiệp.

3. Chiến lược hội nhập theo chiều ngang

- Khái niệm: Là chiến lược sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với các đổi thủ cạnh

tranh.

- Doanh nghiệp vận dụng chiến lược khi:

Doanh nghiệp có thể độc quyền kinh doanh trong một khu vực hay một vùng nhất định

mà không bị đe dọa bởi chính phủ và làm giảm sự cạnh tranh.

Doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành có tốc độ tăng trưởng cao.