Ccách viết cơ sở lý thuyết trong luân văn

Luận văn thạc sĩ ở cấp cao học hay luận văn tốt nghiệp ở cấp đại học thông thường sẽ có chương 1 là phần cơ sở lý luận. Làm sao để viết hay, chặt chẽ đó là cả một vấn đề của kỹ năng viết luận văn thạc sĩ mà bạn cần đọc nhiều, viết nhiều để thành thạo. Chương cơ sở lý luận có thể hiểu đơn giản đó tập hợp các lý thuyết quanh về đề tài nghiên cứu.

Để làm rõ hơn cơ sở lý luận, trước hết chúng ta đặt câu hỏi là cơ sở lý luận là gì? Cơ sở lý luận được HỌC THUÊ NET định nghĩa như sau: Cơ sở lý luận là các giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định.

Nói một cách đơn giản hơn thì trong phần cơ sở lý luận này làm rõ khái niệm chính phụ, định nghĩa, các quan điểm của các nhà khoa học khác nhau, có thể nêu ra các trường phái, nội dung chính, các định luật, quy luật, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá...đối với luận văn hay đề tài nghiên cứu. Một số trường sẽ yêu cầu có phần tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan hoặc kinh nghiệm trong thực tiến ở trong và ngoài nước.

Ccách viết cơ sở lý thuyết trong luân văn

Nó là các giả thuyết tất nhiên đã được chứng minh bằng thực tiễn rằng nó đã đúng hoặc sai và chúng ta cứ thể sử dụng. Chẳng hạn như trong luận văn thạc sĩ với đề tài "Nghiên cứu nền kinh tế thị trường tư bản thập kỷ đầu của thế kỷ 21" của bạn có chương 1 cơ sở lý luận về nền kinh tế thị trường thì một số giả lý thuyết sau nên có trong phần đó bạn có thể trình bày các Quy luật giá trị, Quy luật cung cầu, Quy luật giá trị thặng dư....

Đây là những giả thuyết, cơ sở là luận cứ và hình thành nên luận điểm sử dụng luận chứng cho các chương 2, chương 3 hoặc chính trong chưogn 1 như sau:

Các yếu tố của lập luận theo PGS.TS Phạm Văn Hiền trong slide của mình thì:

  1. Luận đề: Là vấn đề cần giải quyết. Nói theo cách logic thì đó là phán đoán cần chứng minh.
  1. Luận điểm : Là giả thuyết, nhận định, ý kiến sau quá trình luận chứng của người viết về vấn đề được nếu ra
  2. Luận cứ : là bằng chứng để chứng minh.
  3. Luận chứng : Luận chứng là quá trình phối hợp, tổ chức, thực hiện, phản biện để đưa các lý lẽ và cuối cùng chứng minh cho luận điểm hoặc tạo ra luận điểm. Luận chứng phải chặt chẽ, logic, hài hòa, unbiased (không phân cực) hay dùng phương pháp luận cho thuyết phục.

Từ các cơ sở lý thuyết như vậy bạn viết thành CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT trong luận văn thạc sĩ của mình.

Như vậy có thể nói về "lý thuyết" thì là như vậy nhưng thực tế cũng tùy trường, tùy người hướng dẫn mã có những thay đổi hoặc biến đổi cho kết cấu chương 1, hay chương cơ sở lý luận khác nhau một chút. Bởi vì không có một công thức nào chung nên chúng tôi không đưa ra các minh họa ở đây mà chỉ gợi ý bạn một số kinh nghiệm như sau:

  1. Tham khảo một số luận văn thạc sĩ đã có của trường và nơi khác.

Nếu bạn đang làm luận văn thạc sĩ thì có thể tham khảo các luận văn thạc sĩ của trường đại học tự nhiên đại học quốc gia Hà Nội:

http://hus.vnu.edu.vn/vi/luanvan-thacsi-toanvan

hay luận án tiến sĩ tại học viện tài chính:

http://hvtc.edu.vn/Portals/0/files/T12-2015/LA%20_%20Ha%20Thi%20Mai%20Anh%20%2824-7-2015%29.pdf

http://www.hvtc.edu.vn/Portals/0/files/T4-2016/1.%20Luan%20an%20Ngo%20Van%20Khuong.pdf

Như vậy cách viết luận văn thạc sĩ sẽ có nhiều cách viết khác nhau. Bạn cần tham khảo một số luận văn khác trước khi bắt tay vào làm luận văn là công việc hết sức cần thiết.

  1. Đọc các sách có liên quan để tìm thêm các lý luận. Những tác giả khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau. Nhờ đọc nhiều sách về chủ đề liên quan sẽ tìm thêm những ý tưởng để viết hay phần cơ sở lý luận.

Cơ sở lý luận là một chương bắt buộc trong bất cứ văn bản học thuật nào. Nghiên cứu cơ sở lý luận giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực và lịch sử nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, cơ sở lý luận còn là “thước đo” để giảng viên xác định sinh viên/ học viên của mình có thực sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu rộng về đề tài nghiên cứu chưa? Bài luận có đang đi đúng hướng hay không? Quan trọng là vậy, nhưng rất nhiều bạn sinh viên thậm chí là học viên hệ sau đại học vẫn lúng túng trong tìm kiếm, chọn lọc nguồn tài liệu và triển khai viết cơ sở lý luận… Vì vậy, Luận văn 2s xin gửi đến bạn công thức để viết tốt phần cơ sở lý luận áp dụng cho tất cả các bài báo cáo, luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ…

Cơ sở lý luận là gì?

Cơ sở lý luận (khung lý thuyết) được định nghĩa là các giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định. Xuất phát từ các lý thuyết được phát triển bởi những nhà nghiên cứu để giải thích các hiện tượng, rút ​​ra kết luận dựa trên ý tưởng, kiến thức và sự quan sát thực tế.

Trong các bài báo cáo, luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ… Cơ sở lý luận là nơi bạn xác định, thảo luận và đánh giá các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu của bạn. Hiểu một cách đơn giản, cơ sở lý luận là việc bạn sẽ thu thập tất cả những bài nghiên cứu khoa học đã được công bố, tài liệu học thuật, sách, báo, luận văn có liên quan đến đề tài hoặc câu hỏi nghiên cứu mà bạn đã chỉ ra.

Tầm quan trọng của cơ sở lý luận

Sau khi lựa chọn đề tài nghiên cứu và liệt kê các câu hỏi nghiên cứu của bài luận, bạn sẽ phải đi tìm kiếm những lý thuyết, ý tưởng và mô hình mà các nhà nghiên cứu khác đã phát triển liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình nhằm phục vụ mục đích phân tích. Và dưới đây chính là những yếu tố góp phần làm nên tầm quan trọng của cơ sở lý luận:

  • Một dẫn chứng rõ ràng về các giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.
  • Cơ sở lý luận sẽ kết nối nhà nghiên cứu với kiến ​​thức hiện có. Được hướng dẫn bởi một lý thuyết có liên quan, bạn được cung cấp một cơ sở cho các giả thuyết và lựa chọn phương pháp nghiên cứu của bạn.
  • Nêu rõ các giả định lý thuyết của một nghiên cứu buộc bạn phải giải quyết các câu hỏi tại sao và như thế nào. Nó cho phép bạn chuyển từ mô tả đơn giản một hiện tượng được quan sát sang khái quát về các khía cạnh khác nhau của hiện tượng đó.
  • Tăng sự hiểu biết về của tác giả về các phương pháp, cách tiếp tiếp cận khác nhau đã được áp dụng cho vấn đề nghiên cứu này. Từ đó tìm ra phương pháp nghiên cứu tối ưu nhất.
  • Đánh giá, lựa chọn và (hoặc) kết hợp các lý thuyết có liên quan đến chủ đề bài luận của bạn.
  • Giải thích các giả định và định hướng nghiên cứu của bạn.

Ccách viết cơ sở lý thuyết trong luân văn
Tầm quan trọng của cơ sở lý luận

Xem thêm:

https://luanvan2s.com/tieu-luan-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc-bid59.html

Cách viết phần cơ sở lý luận

Bước 1. Xác định thuật ngữ chính

Việc đầu tiên bạn cần thực hiện trong viết cơ sở lý luận đó chính là xác định các thuật ngữ chính trong bài luận dựa theo đề tài nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.

Chẳng hạn, ta xét một ví dụ cụ thể như sau:

Công ty X đang vật lộn với vấn đề nhiều khách hàng trực tuyến không quay lại để mua hàng. Người quản lý muốn tăng lòng trung thành của khách hàng và anh ta tin rằng sự hài lòng của khách hàng được cải thiện sẽ đóng vai trò chính trong việc giữ chân khách hàng.

Để điều tra cơ sở lý luận cho vấn đề này, bạn đã xác định và lên kế hoạch tập trung vào:

  • Vấn đề : Nhiều khách hàng trực tuyến không quay lại để mua hàng.
  • Mục tiêu : Để tăng lòng trung thành của khách hàng và từ đó tạo ra nhiều doanh thu hơn.
  • Câu hỏi nghiên cứu : Làm thế nào có thể cải thiện sự hài lòng của khách hàng trực tuyến của công ty X để tăng lòng trung thành của khách hàng?

Từ việc phân tích trên, ta có thể xác định rằng các khái niệm về lòng trung thành của khách hàng của Cameron và sự hài lòng của khách hàng chính là trung tâm của nghiên cứu này. => Cơ sở lý luận nên xác định các khái niệm này và thảo luận các lý thuyết về mối quan hệ giữa lòng trung thành và sự hài lòng khách hàng.

Bước 2: Thu thập tài liệu

Sau khi phân tích được từ các thuật ngữ chính, bạn sẽ mở rộng thuật ngữ của mình thành một danh sách từ khóa liên quan đến chủ đề và câu hỏi nghiên cứu. Một số cơ sở dữ liệu hữu ích cho việc thu thập tài liệu phải kể đến như:

  • Tài liệu trong thư viện trường đại học
  • Google Scholar
  • JSTOR
  • AgeLine
  • MedlinePlus
  • AgeLine
  • AGRICOLA
  • EconLit
  • Mendeley
  • Arachne
  • Inspec

Một tips hữu ích cho việc tìm kiếm tài liệu: Khi bạn đã tìm được một tài liệu khoa học hữu ích, hãy kiểm tra các trích dẫn và tài liệu tham khảo để xem thêm các nguồn tài liệu liên quan khác.

Bước 3: Đánh giá và chọn lọc tài liệu

Chắc chắn, với lượng tài liệu “khổng lồ” bạn sẽ không thể nào đọc tường tận chi tiết từng tài liệu một. Chính vì vậy, hãy bắt đầu bằng việc đọc lướt qua phần mục lục tóm tắt để xem tài liệu có hữu ích với đề tài của mình không. Trong quá trình đọc, bạn cũng nên để sẵn một cuốn sổ và ghi chép lại các nguồn và trích dẫn tài liệu. Việc này không chỉ giúp bạn quản lý tài liệu tốt hơn, tiết kiệm thời gian hơn mà còn giúp bạn nhớ những gì bạn đã đọc.

Bằng cách tiến hành đánh giá tài liệu kỹ lưỡng các mô hình và lý thuyết khác nhau bạn có thể xác định được quan điểm, phương pháp tiếp cận cách mà các nhà nghiên cứu đã áp dụng cho vấn đề nghiên cứu này. Khi bạn viết cơ sở lý luận, bạn sẽ dễ dàng so sánh và đánh giá phê bình các phương pháp mà các tác giả đã sử dụng từ đó tránh các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận kém hiệu quả.

Ccách viết cơ sở lý thuyết trong luân văn
Cách viết phần cơ sở lý luận

Bước 4: Triển khai viết cơ sở lý luận

Không có quy tắc cố định để cấu trúc một khung lý thuyết. Điều quan trọng là tạo ra một cấu trúc rõ ràng, hợp lý. Tuy nhiên, thông thường cơ sở lý luận của một bài nghiên cứu khoa học sẽ được chia thành 3 phần: Giới thiệu, nội dung chính và phần kết luận.

  • Giới thiệu: thiết lập rõ ràng trọng tâm và mục đích của tổng quan tài liệu.
  • Nội dung cơ sở lý luận: Tùy thuộc vào độ dài của nguồn tài liệu, bạn có thể linh hoạt phân chia phần này thành nhiều tiểu mục nhỏ, mỗi tiểu mục sẽ làm rõ cho một lý thuyết, phương pháp tiếp cận...

Để triển khai tốt phần này, tác giả cần đưa ra cái nhìn tổng quan về các điểm chính của mỗi nguồn tài liệu và kết hợp chúng thành một tổng thể thống nhất. Mô tả rõ ràng khuôn khổ, khái niệm, mô hình hoặc lý thuyết cụ thể làm nền tảng cho nghiên cứu của bạn.

  • Kết luận: Tóm tắt những phát hiện chính đúc rút từ tài liệu và nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng.

Lưu ý:

  • Nên có câu chủ đề cho từng tiểu mục để người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung của cơ sở lý luận dù chỉ đọc lướt qua. Giữa các phần và giữa các tiểu mục nên có các câu chuyển tiếp để tạo ra các kết nối, so sánh và tương phản.