Cái khoảng cách 1 năm ánh sáng là gì

Thông thường, chúng ta hay dùng các đơn vị như dặm, kilômét (km).. để đo lường khoảng cách từ vật này đến vật khác.

Show

    Nhưng trong vũ trụ thì khác, chúng ta không thể dùng những đơn vị phổ thông như vậy để đo khoảng cách từ hành tinh này đến hành tinh khác, hay từ ngôi sao này đến ngôi sao khác.. được.

    Bởi nếu dùng những đơn vị phổ thông như thế thì sẽ không có con số nào để diễn tả cho nổi 🙂 Mà thay vào đó, các nhà khoa học sẽ phải dùng đến đơn vị là NĂM ÁNH SÁNG.

    Vậy thì Năm Ánh Sáng là gì?

    Cái khoảng cách 1 năm ánh sáng là gì
    “Năm ánh sáng” là đơn vị đo khoảng cách trong vũ trụ

    Thuật ngữ “Năm ánh sáng” là đơn vị có vẻ như rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, mọi người thường hay nhầm lẫn rằng đây là đơn vị đo thời gian. Nhưng thực chất ra, đây là đơn vị đo khoảng cách !

    Cái khoảng cách 1 năm ánh sáng là gì
    Nhiều người vẫn nhầm lẫn “Năm ánh sáng” là đơn vị đo thời gian

    Vậy thì “Năm ánh sáng” được tính như thế nào? và khoảng cách của “Một năm ánh sáng” là bao xa?

    Cung cấp thêm một vài thông tin khác: Ký hiệu: ly Tên tiếng Anh của Năm Ánh Sáng là: Light Year Hệ đo lường: Hệ đo lường thiên văn

    1. Vận tốc ánh sáng là bao nhiêu?

    Đầu tiên thì ta cần tìm hiểu về “Vận tốc của ánh sáng” trước đã. Tính đến thời điểm hiện tại thì “Vận tốc của ánh sáng” là nhanh nhất.

    Theo các nhà khoa học, và theo những gì mà họ đã chứng minh thì vận tốc ánh sáng bằng 299.792.458 m/giây, tương đương với 300.000km/giây. Nói một cách ví von thì, nếu bạn đạt được vận tốc này thì chỉ trong 1 giây bạn có thể đi được 7,5 vòng trái đất.

    Cái khoảng cách 1 năm ánh sáng là gì
    Vận tốc ánh sáng bằng 300.000km/giây

    “Một giây ánh sáng” được hiểu là khoảng cách ánh sáng đi được trong một giây, vậy thì “một năm ánh sáng” sẽ là khoảng cách ánh sáng đi được một năm.

    2. Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

    Từ số liệu trên thì ta có thể biết được rằng 1 năm ánh sáng sẽ bằng: 9.460.800.000.000 km (9 nghìn tỷ km) ~ tương đương với 9.46 x 1012km ~ khoảng 5.878.499.810.000 dặm

    Okay, giờ biết Vận tốc rồi, biết Thời gian rồi => thì chúng ta sử dụng công thức: S = V x T (Quãng đường \= Vận tốc x Thời gian là được thôi)

    Công thức của một năm ánh sáng sẽ là: [300.000km/giây x 60 giây x 60 phút x 24 giờ x 365 ngày]

    Cái khoảng cách 1 năm ánh sáng là gì
    Quãng đường 1 năm ánh sáng có lẽ khiến bạn hoảng hốt

    Vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại thấy được ánh sáng từ mặt trời một cách tức thì, hay là việc chúng ta có thể nhìn được các ngôi sao phát sáng cách chúng ta hàng nghìn, thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng?

    Để làm rõ điều này thì đầu tiên ta phải biết được khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất của chúng ta là bao nhiêu cái đã?

    Kết quả đây: Gần 150.000.000 km (150 triệu km) ~ tương đương với 8 phút ánh sáng.

    \=> Như vậy có thể thấy rằng ánh sáng mà ta nhận được lúc ta nhìn thấy mọi vật đó là ánh sáng của mặt trời tỏa ra từ 8 phút trước.

    Cái khoảng cách 1 năm ánh sáng là gì
    Khoảng cách từ trái đất đến mặt trời là 150.000.000km tương đương với 8 phút ánh sáng
    Cái khoảng cách 1 năm ánh sáng là gì
    Khoảng cách từ Trái Đất đến một số chòm sao trong giải ngân hà

    Chúng ta có thể nhìn được ánh sáng của các vì sao cách chúng ta hàng nghìn hay thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng thì có nghĩa là ánh sáng của ngôi sao đó đã được phát ra cách đây hàng nghìn hay thậm chí hàng tỷ năm trước.

    Có thể tại thời điểm mà chúng ta nhìn thấy ánh sáng hiện tại của ngôi sao đó thì ngôi sao đó đã lạc trôi đâu đó trong vũ trụ rồi, nó có thể đã nổ tung hay thậm chí là phát triển ra một nền văn minh trên đó rồi cũng nên 🙂

    Tóm lại, khi bạn nhìn thấy ánh sáng của một ngôi sao nào đó từ trái đất thì có nghĩa là bạn đang nhìn thấy ánh sáng của nó trong quá khứ, từ rất rất lâu rồi.

    3. Chuyển đổi 1 năm sánh sáng sang đơn vị km, dặm, cm, mm,…

    Cái khoảng cách 1 năm ánh sáng là gì

    Bonus thêm: Từ 1 năm ánh sáng thì các nhà khoa học cũng đã quy ước thêm về các đơn vị lớn hơn như:

    • Kly : ( K = Kilo ): 1000 năm ánh sáng
    • Mly : ( M = Mega ): 1 triệu năm ánh sáng
    • Gly : ( G = Giga ): 1 tỷ năm ánh sáng

    Đây là toàn bộ phần chia sẻ kiến thức của mình về “Năm ánh sáng”. Hy vọng các bạn sẽ có được thêm kiến thức hữu ích thông qua bài viết này 🙂

    CTV: Hoàng Minh – Blogchiasekienthuc.com

    Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 9 lượt đánh giá)

    Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !