Cách tính khối lượng nguyên tử ra gam

Công thức tính khối lượng nguyên tử

Câu hỏi: Công thức tính khối lượng nguyên tử?

Lời giải:

Khối lượng nguyên tử được quy ước bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử Carbon, nghĩa là 1 u = 1.66×10−24 g.

Tại Việt Nam, khối lượng nguyên tử còn được gọi là là đơn vị Carbon, ký hiệu là đvC.

Ngoài ra, hệ Đo lường Quốc tế SI còn quy ước 1 đvC = 1/NA g = 1/(1000 NA) kg với NA là hằng số Avogadro.

1u ≈ 1.66053886 x 10-27kg

1u ≈ 1.6605 x 10-24g

Công thức tính khối lượng riêng của nguyên tử là d = m/V

1mol nguyên tử chứa N = 6,02.1023 nguyên tử

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên tử và khối lượng nguyên tử nhé:

Khối lượng của các nguyên tử

Phần lớn khối lượng của các nguyên tử là do sự đóng góp của notron và proton trong hạt nhân của nó. Tổng những hạt này trong 1 nguyên tử được gọi là số khối. Số khối chỉ đơn giản là 1 số tự nhiên và có đơn vị là nucleon. 

Ví dụ: Số khối của Cacbon là 12 nên nó sẽ có 12 nucleon, trong đó có 6 notron và 6 proton.

Khối lượng thực tế của nguyên tử khi nó đứng yên thường được biểu diễn bằng đơn vị khối lượng của nguyên tử.

Kí hiệu: u hoặc dalton (Da)

Đơn vị này là một đơn vị đo khối lượng trong hóa học, vật lý. Sử dụng đo khối lượng của những nguyên tử, phân tử và được quy ước bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon 12.

Nguyên tử có khói lượng nhỏ bé vô cùng, nếu tính bằng gram thì số trị vô cùng nhỏ, không tiện dụng lắm.

Khối lượng nguyên tử tương đối và khối lượng nguyên tử tuyệt đối như sau:

+ Khối lượng nguyên tử tuyệt đối (m) là khối lượng thực tế của nguyên tử (nó rất nhỏ)

+ Khối lượng tương đối nguyên tử là khối lượng nguyên tử được tính theo đợn vị cacbon (đvC) hay còn có tên gọi khác là khối lượng mol.

Nguyên tử

Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt proton, electron và notron.

Trong đó, notron và proton có khối lượng nặng hơn electron rất nhiều và chúng thường nằm trong tâm của nguyên nguyên tử (hạt nhân). Còn electron có khối lượng cực nhẹ và tồn tại trong 1 đám mây bao xung quanh hạt nhân. Đám mây e có bán kính lớn gấp 10000 lần hạt nhân.

Notron và protron có trọng lượng xấp xỉ bằng nhau. Một proton lại có trọng lượng nặng tới 1800 electron. Các nguyên tử tham gia cấu thành nên những trạng thái vật chất khác nhau và nó phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện vật lý như nhiệt độ, mật độ và áp suất. Nếu các yếu tố này thay đổi tới điều kiện giới hạn thì sẽ xảy ra sự chuyển pha vật chất giữa các pha khí, lỏng, rắn và plasma.

Proton

Proton là hạt diện mang điện tích dương và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử. Số lượng proton trong 1 nguyên tử sẽ giúp xác định được nguyên tố này là nguyên tố gì. Chẳng hạn nguyên tử Cacbon có 6 proton, nguyên tử oxy có 8 proton và nguyên tử hydro có 1 proton. Thì số lượng proton trong 1 nguyên tử sẽ được gọi là số nguyên tử của nguyên tố đó.

Notron

Neutron là hạt không mang điện tích và được phát hiện ở trong hạt nhân nguyên tử. Khối lượng của 1 notron sẽ lớn hơn khối lượng của 1 proton. 

Electron

Electron có điện tích âm sẽ bị hút về phía proton có điện tích dương. Các electron bao xung quanh hạt nhân nguyên tử được gọi là orbital. Các orbital bên trong vây xung quanh nguyên tử có dạng hình cầu, còn những orbital bên ngoài sẽ phức tạp hơn. Cấu hình electron của 1 nguyên tử là mô tả orbital đến vị trí của các e trong 1 nguyên tử không bị kích thích. Vì thế, nhờ vào việc sử dụng cấu hình electron và nguyên lý vật lý mà các nhà hóa học có thể dự đoán được tính chất của 1 nguyên tử như điểm sôi, độ ổn định, độ dẫn,…

Khối lượng của một nguyên tử vô cùng nhỏ, nếu sử dụng những đơn vị đo khối lượng thông thường như gram hay kilogram thì sẽ rất bất tiện và khó sử dụng. Ví dụ, khối lượng của một nguyên tử Carbon sẽ bằng xấp xỉ 1,9926×10−23 gram. Đây là một con số vô cùng nhỏ. Vì thế, chúng ta cần một đơn vị đo khối lượng riêng cho nguyên tử như “u” để việc đo đạc trở nên dễ dàng hơn.

READ:  Chứng minh câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm

Khối lượng nguyên tử được quy ước bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử Carbon, nghĩa là 1 u = 1.66×10−24 g. Tại Việt Nam, khối lượng nguyên tử còn được gọi là là đơn vị Carbon, ký hiệu là đvC. Ngoài ra, hệ Đo lường Quốc tế SI còn quy ước 1 đvC = 1/NA g = 1/(1000 NA) kg với NA là hằng số Avogadro.

Cách tính khối lượng nguyên tử ra gam
tính khối lượng nguyên tử theo gam
  • 1 đvC = 1.66×10-30 tấn
  • 1 đvC = 1.66×10-29 tạ
  • 1 đvC = 1.66×10-28 yến
  • 1 đvC = 1.66×10-27 kg
  • 1 đvC = 1.66×10-26 hg
  • 1 đvC = 1.66×10-25 dag
  • 1 đvC = 1.66×10-24 g (gram)
  • 1 đvC = 1.66×10-21 mg
  • 1 đvC = 1.66×10-18 µg
  • 1 đvC = 1.66×10-15 ng
Cách tính khối lượng nguyên tử ra gam
cách tính khối lượng nguyên tử theo kg
  • 1 đvC = 3.66 x 10-27 lb (Pound)
  • 1 đvC = 5.857 x 10-26 oz (Ounce)
  • 1 đvC = 9.372 x 10-25 dr (Dram)
  • 1 đvC = 2.563 x 10-23 gr (Grain)
  • 1 đvC = 2.615 x 10-28 stone
  • 1 đvC = 1.634 x 10-30 long ton (tấn dài)
  • 1 đvC = 1.83 x 10-30 short ton (tấn ngắn)
  • 1 đvC = 3.269 x 10-29 long hundredweight (tạ dài)
  • 1 đvC = 3.661 x 10-29 short hundredweight (tạ ngắn)
Cách tính khối lượng nguyên tử ra gam
cách tính khối lượng nguyên tử

Bạn truy cập vào trang chủ Google và gõ vào ô tìm kiếm theo cú pháp “X u to UNIT”. Trong đó:

  • X là số đơn vị khối lượng nguyên tử bạn muốn quy đổi.
  • UNIT là đơn vị bạn muốn chuyển sang.

Ví dụ: Bạn muốn đổi 75 đvC sang oz thì hãy gõ “75 u to oz” và nhấn Enter.

Cách tính khối lượng nguyên tử ra gam
cách tính khối lượng nguyên tử ra gam

IV/Cách tính khối lượng nguyên tử bằng u

Tại Việt Nam, người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử, được gọi là Đơn vị Cacbon, viết tắt là đvC. Trong Hệ Đo lường Quốc tế (SI), nó được ký hiệu bằng chữ “u“. Theo quy ước trong hệ Đo lường Quốc tế: 1 u = 1/NA gam = 1/(1000 NA) kg.

Tham khảo thêm từ khóa:

tính khối lượng nguyên tử theo kg cách tính khối lượng nguyên tử bằng gam cách tính khối lượng nguyên tử theo u tính khối lượng nguyên tử

cách tính khối lượng của một nguyên tử

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Lớp 1-2-3

Lớp 1

Lớp 2

Vở bài tập

Lớp 3

Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 4

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 6

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 7

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 8

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 10

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 11

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

IT

Ngữ pháp Tiếng Anh

Lập trình Java

Phát triển web

Lập trình C, C++, Python

Cơ sở dữ liệu

Cách tính khối lượng nguyên tử ra gam

Các dạng bài tập Hóa học 8A. Lý thuyết, trắc nghiệm theo bàiB. Các dạng bài tậpA. Lý thuyết, trắc nghiệm theo bàiB. Các dạng bài tậpA. Lý thuyết, trắc nghiệm theo bàiB. Các dạng bài tậpA. Lý thuyết, trắc nghiệm theo bàiB. Các dạng bài tậpA. Lý thuyết, trắc nghiệm theo bàiB. Các dạng bài tậpA. Lý thuyết, trắc nghiệm theo bàiB. Các dạng bài tậpCách giải bài tập tính khối lượng nguyên tử cực hay, có đáp án Trang trước

Trang sau

Cách giải bài tập tính khối lượng nguyên tử cực hay, có đáp án

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

– Khối lượng của các hạt cấu tạo nên nguyên tử:

+) Khối lượng của một electron: me = 9,1094.10-31 kg.

Đang xem: Cách tính khối lượng nguyên tử theo gam

+) Khối lượng của một proton: mp = 1,6726.10-27 kg.

+) Khối lượng của một nơtron: mn = 1,6748.10-27 kg.

Nhận xét: Proton và nơtron có khối lượng xấp xỉ nhau và chúng lớn hơn khối lượng của electron khoảng 1836 lần, do đó có thể coi khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử (khối lượng của các electron là không đáng kể, có thể bỏ qua).

– Nguyên tử có khối lượng vô cùng nhỏ bé, nếu tính bằng đơn vị gam thì số trị quá bé, không tiện sử dụng. Do đó, quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đvC, kí hiệu quốc tế là u.

Chú ý:

+) Khối lượng tính bằng đơn vị cacbon chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối.

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính theo đơn vị cacbon.

1 đvC = .mC ; mC = 19,9265.10-27 kg

⇒ 1 đvC = .19,9265.10-27 = 1,6605.10-27 (kg).

Vậy mp ≈ mn ≈ 1u; me ≈ 0,00055u.

+) Nguyên tử hiđro có khối lượng nhẹ nhất.

+) Nguyên tử khối của một số nguyên tố hay gặp (trang 42 – SGK hóa học 8).

Số proton Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Nguyên tử khối Hóa trị
1 Hiđro H 1 I
2 Heli He 4
3 Liti Li 7 I
4 Beri Be 9 II
5 Bo B 11 11III
6 Cacbon C 12 IV, II
7 Nitơ N 14 III, II, IV…
8 Oxi O 16 II
9 Flo F 19 I
10 Neon Ne 20
11 Natri Na 23 I
12 Magie Mg 24 II
13 Nhôm Al 27 III
14 Silic Si 28 IV
15 Photpho P 31 III, V
16 Lưu huỳnh S 32 II, IV,VI
17 Clo Cl 35,5 I, …
18 Agon Ar 39,9
19 Kali K 39 I
20 Canxi Ca 40 II
.
.
.
24 Crom Cr 52 II, III, …
25 Mangan Mn 55 II, IV, VII…
26 Sắt Fe 56 II, III
29 Đồng Cu 64 I, II
30 Kẽm Zn 65 II
35 Brom Br 80 I, …
47 Bạc Ag 108 I
56 Bari Ba 137 II
80 Thủy ngân Hg 201 I, II
82 Chì Pb 207 II, IV

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Biết nguyên tử nhôm có 13 proton, 14 nơtron. Khối lượng tính bằng gam của một nguyên tử nhôm là

A. 5,32.10-23g.

B. 6,02.10-23g.

C. 4,48.10-23g.

D. 3,99.10-23g.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

mAl ≈ ∑mp + ∑mn = 13u + 14u = 27u.

Có 1u = 1,6605.10-27kg ⇒ mAl = 27. 1,6605.10-27.1000 = 4,48.10-27g.

Ví dụ 2: Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử cacbon?

Hướng dẫn giải:

Nguyên tử khối của Mg là 24 đvC; nguyên tử khối của cacbon là 12 đvC.

⇒Nguyên tử magie nặng hơn

= 2 lần nguyên tử cacbon.

Ví dụ 3: Nguyên tử X nặng gấp 4 lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của X và cho biết X thuộc nguyên tố nào?

Hướng dẫn giải:

Nguyên tử khối của nitơ = 14 đvC

⇒ Nguyên tử khối của X = 4 x 14 = 56 (đvC)

Vậy X là nguyên tố sắt (Fe).

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Nguyên tử khối là

A. Khối lượng của nguyên tử tính bằng gam.

B. Khối lượng của phân tử tính bằng đvC.

C. Khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC.

D. Khối lượng của phân tử tính bằng gam.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Câu 2: Nguyên tử khối của clo là

A. 71 đvC.

B. 35,5 gam.

C. 71 gam.

D. 35,5 đvC.

Hiển thị đáp án

Chọn D.

Câu 3: Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 19,9265. 10-23 gam. Vậy ta có khối lượng của 1 đvC là

A. 8,553. 10-23 g.

B. 2,6605. 10-23 g.

C. 0,16605. 10-23 g.

D. 18,56. 10-23 g.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

⇒ 1 đvC = .19,9265. 10-23 = 0,16605. 10-23 (g).

Xem thêm: quy định diện tích cây xanh trong khu công nghiệp

Câu 4: Biết rằng bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử của nguyên tố X. Vậy tên của nguyên tố X là

A. Lưu huỳnh.

B. Sắt.

C. Nitơ.

D. Can xi.

Hiển thị đáp án

Chọn A

Nguyên tử khối của Mg là 24 đvC. Đặt nguyên tử khối của X là M.

Theo bài ra, ta có: 4.24 = 3.M ⇒ M =

= 32 đvC

Vậy X là nguyên tố lưu huỳnh (S).

Câu 5: Khối lượng tương đối của một phân tử H2O là

A.18 đvC.

B. 18 gam.

C.34 đvC.

D. 18kg.

Hiển thị đáp án

Câu 6: Biết nguyên tử nitơ gồm có 7 proton, 7 nơtron và 7 electron. Khối lượng của toàn nguyên tử nitơ là

A. 14 gam.

B. 21 gam.

C. 2,34. 10-23 gam.

D. 2,34. 10-27 gam.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Ta có:

mC = ∑mp + ∑me + ∑mn = 7. 1,6726.10-27 + 7. 9,1094.10-31 + 7.1,6748.10-27

= 2,34.10-26kg = 2,34.10-23 gam.

Câu 7: Trường hợp nào đưới đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?

A. proton, m = 0,00055u, q = 1+.

B. nơtron, m = 1,0086u, q = 0.

C. electron, m = 1,0073u, q =1-.

D. proton, m = 1,0073u, q = 1-.

Hiển thị đáp án

Câu 8: Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là

A. 1 và 0.

B. 1 và 2.

C. 1 và 3.

D. 3 và 0.

Hiển thị đáp án

Chọn B.

Ta có: mP ≈ mn ≈ 1u

Tổng số hạt n và p trong hạt nhân nguyên tử này là:

= 3

Nguyên tử có 1 electron ở lớp vỏ nguyên tử nên sẽ có 1 proton trong hạt nhân. Suy ra số hạt nơtron trong hạt nhân là 2.

Chọn C.

Khối lượng của 2 nguyên tử Mg là 2.24 = 48đvC.

Khối lượng của nguyên tử O là 16 đvC.

Tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tử Mg so với nguyên tử O là: 48 : 16 = 3 lần.

Vậy 2 nguyên tử magie nặng bằng 3 nguyên tử oxi.

Câu 10: Tỉ số về khối lượng của electron so với proton là

A.1836.

B. 5,4463.

C. 5,4463.10-4.

D. 0,055.

Xem thêm: Đồ Án Plc S7 200 – (Pdf) Đề Án Ứng Dụng Plc Siemens S7

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Tỉ số về khối lượng của electron so với proton là:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 8 tại khoahoc.lingocard.vn

GIẢM GIÁ 75% KHÓA HỌC lingocard.vn HỖ TRỢ DỊCH COVID

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 8 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính