Cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác

Khi một người bạn gặp chuyện buồn, việc bạn có thể ở bên cạnh mà không khiến họ thêm phiền lòng là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách quan tâm, lắng nghe, khiến người ấy bận rộn và xao nhãng để vượt qua những chuyện không vui.

  1. 1

    Cho họ không gian. Hãy cho bạn của mình thời gian để tự làm lành vết thương và quên đi nỗi đau của bản thân. Tùy thuộc vào chuyện đang gặp phải, đôi khi, họ sẽ cần một người để chia sẻ, một bờ vai để tựa vào, nhưng có những khi họ sẽ muốn tự mình trầm tư suy nghĩ. Vậy nên bạn không nên quá vội vã nếu người ấy muốn dành thời gian ở một mình.

    • Sau một thời gian, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với họ. Bạn không nhất thiết phải nói những lời như: "Tớ rất tiếc về chuyện đã xảy ra, tớ thật sự rất sốc" mà chỉ cần nói đơn giản là: "Tớ thật sự rất tiếc và lo cho cậu".[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Đừng tạo áp lực. Bạn chỉ cần cho họ biết rằng bạn luôn sẵn lòng lắng nghe và chia sẻ khi họ cần.

  2. 2

    Bắt đầu bằng những điều nhỏ nhặt. Nếu bạn của bạn là người không hay thổ lộ tâm sự, hãy bắt đầu bằng những điều nhỏ bé để họ có thể mở lòng. Không cần quá phô trương, những điều đơn giản cũng có thể giúp bạn khiến ai đó cảm thấy khá hơn.

    • Trước khi cố gắng trò chuyện hoặc tìm hiểu về vấn đề của bạn mình, bạn hãy tặng cho họ một tấm thiệp, một bó hoa, hoặc những món quà nhỏ khác, chẳng hạn như một lốc bia hoặc một đĩa nhạc, để thay lời muốn nói rằng bạn sẵn lòng lắng nghe và chia sẻ nỗi buồn của họ.
    • Bạn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa cho bạn mình một lon nước ngọt, một chiếc khăn tay hoặc tìm cho họ một chỗ ngồi thoải mái để xốc lại tinh thần.

  3. 3

    Liên lạc với họ. Khi ai đó đang buồn, thường họ sẽ không chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, đặc biệt là khi vừa trải qua một cú sốc quá lớn. Nếu là chuyện quá đau lòng, chẳng hạn như chia tay người yêu hoặc mất đi một người thân trong gia đình thì việc liên hệ với họ có thể sẽ rất khó khăn. Bạn hãy kiên nhẫn và cố gắng tìm những cách sáng tạo để trò chuyện với họ.

    • Gửi tin nhắn nếu họ không nghe điện thoại. Việc trả lời tin nhắn một cách ngắn gọn mà không phải tỏ ra mình ổn sẽ dễ dàng hơn.
    • Dù là những vấn đề không quá nghiêm trọng, chẳng hạn như bạn của bạn chỉ buồn vì bị trầy đầu gối, hoặc đội bóng yêu thích bị thua thì họ cũng vẫn sẽ có xu hướng tự cô lập và phớt lờ những người xung quanh. Hãy quan tâm đến họ cả những lúc như vậy.

  4. 4

    Ở cạnh bạn của mình. Đôi khi, bạn không cần làm gì cả, hãy ngồi ở đó bên cạnh họ, chỉ cần bạn ở đó cũng đã đủ để họ thấy ổn hơn. Việc âm thầm chịu đựng một mình sẽ khiến họ càng thêm đau khổ. Hãy cho bạn của mình biết rằng bạn ở đó, sẵn lòng tâm sự nếu họ muốn, vậy thôi.

    • Một cử chỉ vỗ về nhỏ có thể mạnh mẽ hơn cả ngàn lời an ủi. Bạn hãy vỗ nhẹ vào lưng, ôm nhẹ bạn mình hoặc nắm chặt lấy đôi bàn tay của họ.

  1. 1

    Khuyến khích họ tâm sự. Bạn hãy hỏi một vài câu ngắn gọn để bạn mình nói chuyện và mở lòng. Nếu biết họ đang buồn vì điều gì, bạn có thể đưa ra những câu hỏi cụ thể, nếu không, bạn có thể nói rằng: "Cậu đang có tâm sự đúng không?" hoặc "Cậu có chuyện gì không vui phải không?"

    • Không ép buộc. Đôi khi, chỉ cần ngồi bên cạnh và im lặng cũng là một cách tạo cơ hội để người khác dốc bầu tâm sự. Nếu họ không muốn nói thì bạn cũng không nên ép.
    • Nếu bạn của bạn không muốn tâm sự, hãy gợi lại chuyện đó sau một vài ngày bằng cách mời họ đi ăn trưa và hỏi xem "Dạo này cậu sao rồi?" Có thể lúc này họ sẽ sẵn sàng chia sẻ hơn.

  2. 2

    Chỉ lắng nghe. Nếu người đó bắt đầu tâm sự, bạn hãy giữ im lặng và tập trung lắng nghe. Đừng nói gì cả, đừng ngắt lời để thể hiện sự cảm thông hoặc bắt đầu kể về câu chuyện của chính mình để thể hiện là bạn đồng cảm với nỗi khổ của họ. Hãy ngồi yên, nhìn vào họ và lắng nghe họ nói. Khi đang buồn thì đó chính là điều mà họ cần nhất.

    • Giao tiếp bằng ánh mắt. Bạn hãy nhìn vào bạn của mình bằng con mắt cảm thông, cất điện thoại đi, tắt tivi đi và đừng bận tâm đến bất cứ điều gì khác trong phòng, hãy chỉ nhìn và lắng nghe họ.
    • Vừa lắng nghe vừa gật đầu để thể hiện là bạn đang nghe rất chăm chú, đồng thời kết hợp sử dụng các hành động cử chỉ, chẳng hạn như thở dài khi nghe đoạn buồn, mỉm cười ở những đoạn vui và quan trọng là hãy lắng nghe.

  3. 3

    Tóm tắt và ghi nhận những gì họ vừa nói. Nếu bạn của bạn bắt đầu chậm lại, hãy giữ họ tiếp tục chia sẻ bằng cách tóm tắt lại những gì họ vừa nói theo cách diễn đạt của bạn. Với nhiều người, việc nghe lại câu chuyện của chính mình sẽ giúp họ cảm thấy khá hơn. Nếu người đó mới chia tay và kể về tất cả điều không đúng của người yêu cũ, bạn có thể nói rằng: "Nói như vậy thì có vẻ ngay từ đầu anh/cô ta đã không có ý định nghiêm túc với cậu". Hãy lấp đầy những khoảng lặng để giúp họ tiếp tục chia sẻ và nguôi ngoai hơn.

    • Bạn cũng có thể áp dụng cách này khi cảm thấy mình không hiểu chính xác những gì bạn mình đang nói. Ví dụ, bạn có thể nói rằng: "Vậy là cậu đang giận em gái vì em ấy tự ý lấy quyển sách thiên văn học của cậu mà không hỏi đúng không?".
    • Tránh coi nhẹ vấn đề của họ khi bạn cảm thấy nó chẳng có gì to tát. Có thể họ buồn hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều.
    • Đừng giả vờ là bạn hiểu họ đang phải trải qua những gì khi bản thân chưa từng gặp tình huống tương tự.

  4. 4

    Không cố gắng giải quyết vấn đề. Rất nhiều người, đặc biệt là nam giới, thường mắc phải sai lầm rằng việc người khác tâm sự về vấn đề của họ đồng nghĩa với việc họ cần giúp đỡ. Trừ khi được hỏi một cách cụ thể, chẳng hạn như "Cậu nghĩ mình nên làm thế nào?" thì bạn không nên đưa ra lời khuyên gì cả. Vết thương lòng không phải là vấn đề có thể dễ dàng giải quyết, vậy nên đừng mong có thể tìm ra một giải pháp hoàn hảo. Bạn chỉ cần lắng nghe và ở bên cạnh bạn mình thôi.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Điều này đặc biệt đúng khi người đó mắc sai lầm. Bạn không nhất thiết phải nhấn mạnh rằng bạn ấy sẽ không phải buồn vì thi trượt nếu đã học hành chăm chỉ thay vì suốt ngày chơi điện tử.
    • Nếu muốn đưa ra lời khuyên, hãy ngừng lại một chút và hỏi bạn mình rằng: "Cậu cần một lời khuyên hay chỉ muốn tớ lắng nghe thôi?" và tôn trọng nguyện vọng của họ.

  5. 5

    Nói những chuyện khác. Khi đã nói chuyện đủ lâu, bạn nên khéo léo hướng cuộc hội thoại sang hướng khác, đặc biệt là khi để ý thấy bạn mình đã trút hết tâm sự hoặc câu chuyện bắt đầu bị lặp lại. Hãy giúp họ có cái nhìn lạc quan hơn hoặc nói về những kế hoạch khác để họ có thể bước tiếp về phía trước.

    • Nói về việc bạn định làm sau khi trò chuyện. Bạn hãy từ từ chuyển cuộc trò chuyện sang một chủ đề khác. Chẳng hạn như nếu đang ngồi ngoài lớp học và nghe bạn mình tâm sự về chuyện chia tay, bạn có thể nói rằng: "Thế nào, cậu đã đói chưa? Trưa nay muốn ăn gì nào?"
    • Dần dần câu chuyện nào cũng sẽ đi đến hồi kết, đừng để bạn của bạn nói đi nói lại về một vấn đề nếu điều đó không giúp ích được gì. Hãy khuyến khích họ nói và tập trung năng lượng vào những chuyện khác.

  1. 1

    Tham gia vào các hoạt động để gây xao nhãng. Bạn hãy cùng bạn mình làm gì đó để họ đừng cứ ngồi mãi một chỗ và gặm nhấm nỗi buồn. Làm gì không quan trọng, miễn là họ bận rộn và có gì đó để làm là được.

    • Nếu đang ngồi ở đâu đó, các bạn có thể đứng dậy và đi dạo. Hãy đi vài vòng quanh trung tâm thương mại, vừa đi vừa xem đồ, hoặc đi quanh khu phố để đổi gió.
    • Cùng làm gì đó giải khuây, nhưng đừng buông thả. Đau buồn không phải là lý do để chúng ta lạm dụng ma túy, thuốc lá hay bia rượu. Bạn cần thật lý trí khi giúp bạn mình cảm thấy khá hơn.

  2. 2

    Tham gia các hoạt động thể chất. Vận động giúp giải phóng endorphin trong não, nhờ đó bạn sẽ bình tĩnh và suy nghĩ tích cực hơn.[3] X Nguồn tin đáng tin cậy American Psychological Association Đi tới nguồn Nếu có thể lôi kéo bạn mình cùng tham gia các hoạt động thể chất thì đó sẽ là một cách tuyệt vời và lành mạnh để giúp họ vui vẻ trở lại.

    • Hãy tập một số bài thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như các bài tập giãn cơ hoặc yoga.
    • Nếu muốn thú vị hơn thì bạn có thể chọn chơi một số môn thể thao trong sân, đạp xe hoặc đi dạo.
    • Nếu bạn của bạn rất tức giận hoặc quá chán nản, hãy tìm cách vận động mạnh, chẳng hạn như đến phòng gym và tập tạ để xả hết những cảm xúc tiêu cực đó ra ngoài.

  3. 3

    Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng và thú vị. Nếu người đó cứ bám riết lấy những suy nghĩ tiêu cực, bạn cần hướng họ đến những điều tích cực hơn. Bạn có thể chọn cùng họ tới trung tâm thương mại xem đồ hoặc đi bơi và ăn kem. Hãy tìm những bộ phim yêu thích, làm bỏng ngô, vừa ăn vừa cày phim và nói về những người mà bạn đang cảm nắng. Làm gì cũng được, miễn là nhẹ nhàng và thú vị để người ấy ngừng quanh quẩn với những muộn phiền.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hãy xem một bộ phim hài hước hoặc một vở kịch để đánh lạc hướng họ khỏi những suy nghĩ tiêu cực của bản thân[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Ăn gì đó. Bạn có thể mời bạn mình thứ gì đó đặc biệt khi tâm trạng họ không tốt. Hãy cùng ra ngoài ăn kem hoặc đến một nhà hàng yêu thích. Nhiều khi tâm trạng không tốt sẽ khiến chúng ta chán ăn và ăn không ngon miệng, dẫn đến bị hạ đường huyết và khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Ăn gì đó có thể sẽ khiến bạn của bạn cảm thấy tốt hơn.

    • Thỉnh thoảng bạn có thể nấu ăn cho bạn mình khi họ đang suy sụp. Hãy nấu một nồi súp và chia sẻ với họ, như vậy thì ít nhất là họ sẽ không phải lo nghĩ về việc hôm nay ăn gì.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Khuyến khích họ hủy những kế hoạch không quan trọng. Khi vừa trải qua một chuyện tồi tệ, việc cố gắng đến công ty để trình bày bản kế hoạch hoặc ngồi trong lớp với những tiết học dài khó nhằn có thể không phải là những việc họ nên làm. Nghỉ một ngày và làm gì đó để đầu óc thông thoáng thay vì những công việc thường ngày có lẽ sẽ tốt hơn.

    • Nhiều khi vùi đầu vào công việc lại là một cách tốt, những việc quen thuộc có thể sẽ khiến họ quên đi muộn phiền. Quyết định cuối cùng là ở họ, nhưng bạn hãy cho bạn mình biết rằng ít nhất thì họ vẫn có thể lựa chọn.

  • Nếu họ có ý định tự tử hoặc tự làm mình tổn thương, bạn hãy khuyến khích họ tìm sự trợ giúp từ những đường dây nóng ngăn tự tử.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Cùng viết bởi:

Giáo viên dạy kỹ năng giao tiếp

Bài viết này đã được cùng viết bởi Kelli Miller, LCSW, MSW. Kelli Miller là chuyên gia tâm lý trị liệu, tác giả và người dẫn chương trình TV/radio tại Los Angeles, California. Kelli hiện tại hành nghề tư nhân và chuyên về các mối quan hệ cá nhân, tình yêu hôn nhân, trầm cảm, lo âu, giới tính, kỹ năng giao tiếp, chức năng làm cha mẹ và v.v... Kelli cũng tổ chức điều trị theo nhóm cho những người bị nghiện rượu và ma túy, cũng như các nhóm về quản lý sự tức giận. Trong vai trò tác giả, cô nhận được giải thưởng Next Generation Indie Book Award cho cuốn sách “Sống chung với ADHD: Sách thực thành dành cho trẻ” và cô cũng là tác giả của cuốn “Hướng dẫn của Giáo sư Kelli để Tìm Chồng”. Kelli là người dẫn chương trình cho kênh LA Talk Radio, chuyên gia tư vấn tình cảm cho chương trình The Examiner và diễn thuyết trên toàn thế giới. Bạn có thể xem các công trình của cô trên YouTube: https://www.youtube.com/user/kellibmiller, Instagram @kellimillertherapy và trang web: www.kellimillertherapy.com. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Pennsylvania và bằng cử nhân về xã hội học/y tế của Đại học Florida. Bài viết này đã được xem 17.413 lần.

Chuyên mục: Tình bạn

Trang này đã được đọc 17.413 lần.