Các phương pháp dạy học phát triển năng lực môn Toán

1. Đặc điểm của môn Toán

          Để sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực môn toán, đầu tiên cần phải hiểu rõ về đặc điểm của môn toán.

          Nội dung của môn toán có tính trừu tượng, logic và khái quát. Do đó, để giúp các em học tốt môn toán cần phải đảm bảo sự cân đối giữa việc học lý thuyết, và vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, cần phải có sự hỗ trợ của thiết bị như máy tính cầm tay, máy tính điện tử để khám phá kiến thức và giải quyết các vấn đề của toán học.

          Môn toán ở cấp học tiểu học giúp hình thành và phát triển năng lực toán học của học sinh thông qua khả năng tư duy và lập luận toán học. Các em sẽ tiến hành mô hình hóa toán học, ứng dụng các công cụ, phương tiện để giải quyết vấn đề của toán học.

          Đối với toán trung học, các em được cung kiến thức và kỹ năng then chốt, đồng thời mở ra các cơ hội trải nghiệm và áp dụng toán học vào trong thực tế, hay kết nối các ý tưởng toán học với nhiều môn học và các hoạt động khác.

2. Phương pháp dạy học tích cực môn Toán là gì?

          Phương pháp dạy học tích cực môn toán là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sẽ dùng đến một nhóm phương pháp giáo dục để giúp học sinh phát triển kỹ năng học toán theo hướng chủ động, tích cực và sáng tạo.

          Thông qua phương pháp này, học sinh sẽ hình thành các năng lực: tư duy và lập luận, mô hình hóa, giải quyết các vấn đề và dụng các phương tiện cùng công cụ của toán học.

3. Hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán

3.1 Về phương pháp dạy học

          Thực hiện việc dạy học cần phải phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của học sinh, dạy học theo tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, quan tâm đến nhu cầu, khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh. Tổ chức việc dạy học đi theo hướng kiến tạo, có nghĩa học sinh sẽ là người chủ động tìm kiếm, phát hiện, tự đưa ra suy luận để giải quyết vấn đề.

          Linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có sự kết hợp với kỹ thuật dạy học truyền thống. Bên cạnh hoạt động học tập ở trên lớp, có thể cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, để có cơ hội vận dụng kiến thức toán học vào trong thực tế.

3.2 Về đánh giá kết quả

          Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán, chúng ta cũng cần phải đổi mới về cách đánh giá kết quả. Cần kết hợp đánh giá của giáo viên bộ môn toán, tự đánh giá của học sinh với đánh giá của giáo viên bộ môn khác. Thực hiện đúng mục tiêu của đánh giá là vì sự tiến bộ của học sinh khi học môn toán.

          Khuyến khích giáo viên nên sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá hoặc kết hợp nhiều phương pháp đánh giá. Có thể kết đến như quan sát quá trình học tập, làm bài trắc nghiệm, câu hỏi vấn đáp, thực hiện dự án, bài tập thực hành… Đồng thời nên lựa chọn phương pháp phù hợp với năng lực toán học của từng đối tượng học sinh khác nhau.

3.3 Về phương tiện dạy học

          Đảm bảo giáo viên giảng dạy được sử dụng các phương tiện dạy học ở mức tối thiểu. Kết hợp phương tiện dạy học truyền thống với thiết bị dạy học tự làm, và các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình dạy học. Giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh sử dụng công cụ tìm kiếm internet để tìm tòi, khám phá thêm nhiều kiến thức về toán học.

4. Các phương pháp dạy học tích cực môn toán

4.1 Phương pháp trực quan

          Là một trong các phương pháp dạy học tích cực môn toán được nhiều giáo viên áp dụng hiện nay. Với phương pháp trực quan, việc truyền dạy kiến thức sẽ được thực hiện thông qua hoạt động quan sát của học sinh. Để mang lại hiệu quả cao, đồ vật sử dụng trực quan phải có đẹp và có màu sắc bắt mắt.

4.2 Phương pháp gợi mở – vấn đáp

          Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm câu trả lời. Khi sử dụng phương pháp dạy toán tích cực này, giáo viên nên lựa chọn câu hỏi thật ngắn gọn, rõ ràng, mức độ vừa phải để học sinh suy nghĩ.

4.3 Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề

          Trong các phương pháp dạy học tích cực môn toán, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề được đánh giá là mang lại hiệu quả cao. Bởi nó thúc đẩy hoạt động tự giác và tích cực trong việc giải quyết vấn đề của học sinh. Với phương pháp này, giáo viên sẽ đưa ra các tình huống để học sinh chủ động tìm cách giải quyết vấn đề.

4.4 Phương pháp luyện tập thực hành

          Với phương pháp luyện tập thực hành, giáo viên sẽ đứng ra tổ chức các nhiệm vụ, bài tập để học sinh tự giải quyết. Bằng việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp học sinh ghi nhớ sâu kiến thức được học và vận dụng chúng một cách linh hoạt khi thực hành.

4.5 Phương pháp giảng giải – minh hoạ

          Là phương pháp dạy học sử dụng lời nói để giải thích về kiến thức toán học với sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan. Lưu ý với phương pháp này, việc giảng giải sẽ diễn ra tối đa trong thời gian 5 phút.

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 7</b><b>TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG</b>


<b>BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: “DẠY HỌC TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG </b>


<b>PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH”</b>



<b>Người thực hiện Bùi Thị thuý Chiều</b><b>Chức vụ: Phó Hiệu trưởng</b>


<b>I.</b> <b>MỞ ĐẦU</b>


Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếpcận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh họcđược gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện đượcđiều đó phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụmột chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lựcvà phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớsang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánhgiá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong q trình học tập để có tác động kịp thời nhắmnâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.


<b>Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và</b><b>chương trình định hướng phát triển năng lực: </b>


<b>Chương trình định hướng </b>


<b>nội dung</b> <b>Chương trình định hướng phát triển năng lực</b>Mục tiêu


giáo dục



Mục tiêu dạy học được mô tảkhông chi tiết và không nhấtthiết phải quan sát, đánh giáđược


Kết quả học tập cần đạt được mơ tả chi tiết và cóthể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mứcđộ tiến bộ của HS một cách liên tục


Nội dung giáo dục


Việc lựa chọn nội dung dựa vàocác khoa học chuyên môn,không gắn với các tình huốngthực tiễn. Nội dung được quyđịnh chi tiết trong chương trình.


Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quảđầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thựctiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dungchính, không quy định chi tiết.


Phương pháp dạy học


Giáo viên là người truyền thụ trithức, là trung tâm của quá trìnhdạy học. HS tiếp thu thụ độngnhững tri thức được quy địnhsẵn.


– Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HStự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sựphát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả nănggiao tiếp,…;


– Chú trọng sử dụng các quan điểm, phươngpháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phươngpháp dạy học thí nghiệm, thực hành


Hình thức dạy học


Chủ yếu dạy học lý thuyết trênlớp học


Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý cáchoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoahọc, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin và truyền thông trong dạyvà học


Đánh giá kếtquả học tập của HS


Tiêu chí đánh giá được xâydựng chủ yếu dựa trên sự ghinhớ và tái hiện nội dung đã học.

</div>

<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thực tiễn.


Cho đến nay, dạy học tốn theo hướng hình thành và phát triển năng lực (DHPTNL) nhìnchung vẫn cịn là vấn đề mới ở nhiều nước, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, trong đó cócả nước ta. Vì thế, khi chúng ta tiếp cận vấn đề này có nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, từ thực tếgiảng dạy của giáo viên cho thấy rằng DHPTNL mơn tốn cũng như các mơn khác còn gặpnhiều hạn chế. Việc dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, chưa quan tâm đến rèn luyện kỹnăng, hình thành năng lực. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động và lúng túng khigiải quyết các tình huống trong thực tiễn.


Trong những năm qua, Sở GD và ĐT TPHCM đã chỉ đạo cho các nhà trường phổ thôngthực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thànhcông bước đầu. Đây là những tiền đề để tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theotheo định hướng phát triển năng lực của người học.


<b>II.</b> <b>NỘI DUNG</b>


<b>1. Vấn đề năng lực của học sinh.</b>


Năng lực có hai nhóm: năng lực chung và năng lực đặc thù của mỗi môn học


Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề cụ thể của cuộc sống.


* Năng lực chung:


1. Năng lực tự học 2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo3. Năng lực thẩm mĩ 4. Năng lực thể chất


5. Năng lực giao tiếp 6. Năng lực hợp tác


7. Năng lực tính tốn 8. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thơng <b> *Năng lực mơn Tốn:</b>


1. Năng lực tư duy và suy luận toán học2. Năng lực giao tiếp


3. Năng lực giải quyết vấn đề 4. Năng lực biểu diễn, trình bày 5. Năng lực mơ hình hóa tốn học


6. Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học


<b>2. Một số vấn đề về dạy học tốn theo định hướng phát triển năng lực(PTNL):</b><b>Vị trí mơn Tốn trong chương trình GDPT</b>


Truyền thống Việt Nam ln coi mơn Tốn là mơn học chiếm vị trí quan trọng trong các mơnhọc ở nhà trường phổ thơng. Tốn học được xem là cần thiết khơng chỉ vì cung cấp nền tảngcho việc học các môn học khác hoặc là công cụ để giải quyết các vấn đề trong đời sống thựctế, mà cịn bởi lẻ nó đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển trí tuệ của mỗi cá nhân học sinh.Chúng ta cần nhớ rằng, giáo dục Toán học (đặc biệt là ở bậc phổ thông) không chỉ là giáo dụcvề các cơng cụ tốn học, mà cịn là giáo dục về “tư duy toán học”, tức là khả năng suy luậnlogic, độc lập, sâu sắc, có hệ thống. “Tư duy tốn học” đó là cái cần thiết cho mọi người, ởmọi ngành nghề khác nhau, kể cả những người mà trong công việc không phải đụng chạm đến“tốn”.


<b>Các mục tiêu chủ yếu của dạy học mơn Tốn trong nhà trường phổ thông</b>


</div>

<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nắm vững các kiến thức, kĩ năng toán học cần thiết trong thực hành ứng dụng, trong họctập các môn học khác, và chuẩn bị cho việc học ở các cấp, bậc học tiếp theo hoặc giáo dụctiếp tục;


Phát triển trí tuệ, hình thành các phẩm chất của tư duy toán học cần thiết cho việc tham giavào đời sống của một xã hội hiện đại;


Nhận biết toán học như là một phương tiện mô tả và nghiên cứu thế giới hiện thực;Nhận biết giá trị văn hóa của tốn học như là một phần của văn hóa nhân loại.


2.1.Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học không chỉ chú trọngphát triển các năng lực chung, cốt lõi mà còn chú trọng phát triển cả năng lực chun biệt (mơnhọc). Do đó, cần tăng cường gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, ứng dụng trong thựctiễn. Tăng cường việc học tập theo nhóm, cộng tác, chia sẻ nhằm phát triển nhóm năng lực xãhội, hỗ trợ học tập suốt đời; hỗ trợ việc phát huy thế mạnh cá nhân.


<b>2.2. Các đặc trưng của DHPTNL:</b>


Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khámphá những điều chưa biết. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạtđộng học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huốnghọc tập hoặc tình huống thực tiễn...


Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu họctập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tịi và phát hiện kiến thức mới...Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hố, khái qt hố,tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.


Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trườnggiao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân,của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.


Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạyhọc thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánhgiá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theohướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được ngun nhân và nêu cách sửachữa các sai sót.


<b>2.3. Vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực: </b><i>2.3.1.Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng PTNL: </i>


<i><b>* Một số phương pháp:</b></i> <b>* Một số kĩ thuật :</b>


1. Dạy học theo trạm (learning by station)2. Dạy học nghiên cứu tình huống


3. Dạy học phân hố4. Dạy học ngoại khố5. Dạy học nhóm

</div>

<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

6. Phương pháp trò chơi<b> ...</b>


6. Kĩ thuật tổ chức trò chơi ...


<i><b>2.3.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng PTNL</b></i>


 Định hướng chung về đánh giá năng lực mơn Tốn của học sinh(TT22/BGD)



Mục tiêu, nhiệm vụ ĐG: ĐG phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực thôngqua mức độ đạt chuẩn KT,KN,TĐ của HS dựa trên mục tiêu giáo dục.


Hình thức ĐG: ĐG quá trình học tập, ĐG kết quả học tập. Kết hợp ĐG thường xuyên vàđịnh kì, ĐG các hoạt động trên lớp, ĐG qua hồ sơ học tập, dự án, NCKH...kết hợp ĐG của GVvới tự ĐG và ĐG lẫn nhau của HS, cha mẹ HS và cộng đồng.


 Để đánh giá năng lực của học sinh qua một bài học/ chủ đề nào đó ta cần:- Xác định chuẩn KT-KN học sinh cần đạt sau khi học bài học/chủ đề đó.


- Xác định những lĩnh vực trong cuộc sống mà học sinh có cơ hội vận dụng và phát huyrồi cụ thể hố thành các tình huống trong cuộc sống yêu cầu học sinh vận dụng KT-KN môn họcđể xử lí.


<b>2.3.Mơ hình tổ chức dạy học theo định hướng PTNL: 5 BƯỚC/HOẠT ĐỘNG:</b>- Hoạt động khởi động/trải nghiệm/tạo tình huống xuất phát


- Hình thành kiến thức- Luyện tập


- Ứng dụng/vận dụng


- Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo


<i><b>❖</b></i> <i><b>HĐ khởi động/trải nghiệm/tạo tình huống xuất phát</b></i>


- Tổ chức khi bắt đầu bài học, nhằm giúp HS huy động vốn KT&KN đã có để chuẩn bị tiếp nhậnKT&KN mới; GV tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sốngcó liên quan đến nội dung của bài học; tạo ra hứng thú và một tâm thế tích cực để HS bước vàobài học mới.


- Hình thức: câu hỏi, bài tập, kể chuyện, hát, trị chơi…<i><b>❖</b></i> <i><b>HĐ hình thành kiến thức</b></i>


-Hoạt động chính: Giúp HS tự chiếm lĩnh KT mới thơng qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ. HSsẽ được thu nhận những KT của bài học để kết nối những gì đã biết với những gì chưa biết.- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.


<i><b>❖</b></i> <i><b>HĐ luyện tập/thực hành</b></i>


-Yêu cầu HS phải vận dụng những KT vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. -GV xem HS đã lĩnh hội được KT hay chưa và ở mức độ nào.


-Gồm các bài tập/ nhiệm vụ yêu cầu HS củng cố các KT vừa học và rèn luyện các KN liênquan.


-Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.<i><b>❖</b></i> <i><b>HĐ ứng dụng/vận dụng</b></i>


-Giúp học sinh sử dụng KT&KN đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế;khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìmphương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phầnhình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng


<i><b>❖</b></i> <i><b>HĐ mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo</b></i>

</div>

<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>-Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ: đọc thêm các tài liệu có liên quan; trao đổi với người</i>thân về nội dung bài học, tìm đọc ở sách báo, mạng internet … một số nội dung theo u cầu.-Do hoạt động mở rộng có tính chất tiếp nối và gắn kết với hoạt động vận dụng, nên có thể <i><b>kết</b></i><i><b>hợp 2 hoạt động vận dụng và mở rộng trong tiến trình bài học của học sinh. </b></i>


<b>3. Một số lưu ý trong dạy học – giáo dục của GV để tạo động lực PTNLHS:</b>


1. Linh hoạt chọn lựa phương pháp. Đảm bảo nguyên tắc “Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.


2. Đưa thêm các thông tin mới về bài học-môn học3. Ra những bài tập khiến học sinh phải sáng tạo4. Tôn trọng học sinh- Tôn trọng sự khác biệt5. Bắt đầu từ ước mơ, mong muốn của HS6. Biết truyền cảm hứng và tạo động lực cho HS7. Khoan dung-yêu thương-chân thành với học sinh8. Biết sử dụng lời khen một cách hiệu quả, có ý nghĩa


9. Hồn thiện-nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học tạo hứng thú học tập cho HS./.

</div><!--links-->