Các dạng bài tập hóa học lớp 9 chương 1

Với giải vở bài tập Hóa học lớp 9 Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ chi tiết được biên soạn bám sát nội dung VBT Hóa học 9 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Vở bài tập Hóa 9 Chương 1. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Chương Các hợp chất vô cơ

Download.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lớp 9 tài liệu Bài tập Chương 1 môn Hóa học lớp 9 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải sau đây.

Đây là tài liệu hữu ích, bao gồm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 chương Các hợp chất vô cơ có đáp án chi tiết kèm theo. Hi vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức chương I để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi giữa học kì 1 Hóa học 9. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài 1: Viết phương trình điều chế xút từ vôi sống và sođa.

Bài 2: Lập công thức hóa học của một oxit kim loại hóa trị II biết rằng cứ 30 ml dung dịch HCl nồng độ 14,6% thì hòa tan hết 4,8 g oxit đó.

Bài 3: Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:

Na2O → NaOH → Na2SO3 → SO2 → K2SO3

Bài 4: Viết phương trình phản ứng hóa học của KOH tác dụng với:

a. Silic oxit

b. Lưu huỳnh trioxit

c. Cacbon đioxit

d. Điphotpho pentaoxit

Bài 5: Viết các phản ứng hóa học theo chuỗi sau:

CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(NO3)2

Bài 6: Viết phương trình phản ứng hóa học của nước với:

a. Lưu huỳnh trioxit

b. Cacbon đioxit

c. Điphotpho pentaoxit

d. Canxi oxit e. Natri oxit

Bài 7: Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%

a. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.

b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045g/ml) thì lượng KOH cần dùng là bao nhiêu?

Bài 8: Cho 12,4 g muối cacbonat của một kim loại hóa trị II tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 16 g muối. Tìm công thức của kim loại đó.

Bài 9: Có 6 lọ không nhãn đựng các hóa chất sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2, KOH. Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết hóa chất đựng trong mỗi lọ.

Bài 10: Cho 5,6 g CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Tính số gam kết tủa tạo thành khi đem dung dịch A hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí cacbonic.

Bài 11: Cho 50 g hỗn hợp gồm hai muối NaHSO3 và Na2CO3 vào 200g dung dịch HCl 14,6%. Hỏi phản ứng có xảy ra hoàn toàn không ?

Bài 12: Viết phản ứng hóa học giúp phân biệt các cặp dung dịch sau:

a. Dung dịch sắt (II) sunfat và sắt (III) sunfat.

b. Dung dịch natri sunfat và đồng sunfat.

Bài 13: Nhận biết 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa 4 muối sau: Na2CO3, MgCO3, BaCO3, và CaCl2.

Bài 14: Cho 32 g một oxit kim loại hóa trị III tan hết trong 294 g dung dịch H2SO4. Tìm công thức của oxit kim loại trên.

Bài 15: Độ tan của NaCl ở 90oC là 50g và ở 0oC là 35 g. Tính lượng NaCl kết tinh khi làm lạnh 900 g dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC.

Bài 16: Tính khối lượng các muối thu được sau khi cho 28,8 g axit photphoric tác dụng với 300 g dung dịch KOH nồng độ 8,4%.

Bài 17: Từ các chất sau: P, CuO, Ba(NO3)2, H2SO4, NaOH, O2, H2O hãy điều chế các chất sau:

a. H3PO4

b. Cu(NO3)2

c. Na3PO4

d. Cu(OH)2

Bài 18: Nêu phương pháp hóa học để nhận biết 3 muối NaNO3, NaCl, Na2SO4.

Bài 19: Dung dịch X chứa 6,2 g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào 200 g dung dịch CuSO4 16% thu được a gam kết tủa .

a. Tính nồng độ phần trăm của X.

b. Tính a.

c, Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen.

Bài 20:

a, Cho từ từ dung dịch X chứa x mol HCl vào dung dịch Y chứa y mol Na2CO3 (x< 2y) thì thu được dung dịch Z chứa V lít khí. Tính V?

b, Nếu cho dung dịch Y vào dung dịch X thì thu được dung dịch A và V1 lít khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm mối quan hệ giữa V1 với x, y.

..............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Tài liệu tổng hợp trên 100 dạng bài tập Hóa học lớp 9 được biên soạn với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và trên 1000 bài tập trắc nghiệm chọn lọc từ cơ bản đến nâng cao có lời giải sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Hóa học 9.

Các dạng bài tập hóa học lớp 9 chương 1

I/ Các dạng bài tập Hóa 9

Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Chương 2: Kim loại

Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu

Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime

II/ Lý thuyết Hóa 9

  • Lý thuyết Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 2: Một số oxit quan trọng (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 3: Tính chất hóa học của axit (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 4: Một số axit quan trọng (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 8: Một số bazơ quan trọng (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 9: Tính chất hóa học của muối (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 10: Một số muối quan trọng (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 11: Phân bón hóa học (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 18: Nhôm (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 19: Sắt (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 24: Ôn tập học kì 1 (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 44: Rượu etylic (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 45: Axit axetic (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 47: Chất béo (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 48: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 50: Glucozơ (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 51: Saccarozơ (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 53: Protein (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 54: Polime (hay, chi tiết)
  • Lý thuyết Bài 56: Ôn tập cuối năm (hay, chi tiết)

III/ Bài tập trắc nghiệm Hóa 9

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Các dạng bài tập Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ cực hay, có lời giải môn Hoá học lớp 9 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Hóa 9.

Các dạng bài tập hóa học lớp 9 chương 1

Cách viết phương trình hóa học

1. Phản ứng hoá học

Phản ứng hoá học: là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

2. Phương trình hoá học

Phương trình hoá học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.

◊ 3 bước lập phương trình hoá học:

- B1: Viết sơ đồ của phản ứng (CTHH của chất phản ứng và sản phẩm).

VD: Viết sơ đồ phản ứng: H2 + O2 → H2O

- B2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

VD: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Thấy vế phải có 1 nguyên tố oxi, vế trái có 2 nguyên tố oxi → Thêm hệ số 2 trước H2O để 2 vế cùng có 2 nguyên tố oxi. Tiếp theo cân bằng số nguyên tố hidro ở 2 vế bằng cách thêm hệ số 2 vào trước H2.

- B3: Viết phương trình hoá học.

VD: Viết phương trình hoá học

        2H2 + O2 → 2H2O

Chú ý:

Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

♦ Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

♦ Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

♦ Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

Bài 1: Viết các phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng hoá học ở các thí nghiệm sau:

a) Nhỏ vài giọt axit clohiđric vào đá vôi.

b) Hoà tan canxi oxit vào nước.

c) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.

Hướng dẫn:

a) 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2.

b) CaO + H2O → Ca(OH)2.

c) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Bài 2: Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) Bị nhiệt phân huỷ?

b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?

Hướng dẫn:

a) Bazơ bị nhiệt phân huỷ: Fe(OH)3, Mg(OH)2

b) Tác dụng được với dd H2SO4: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

Cách giải bài tập Oxit bazơ tác dụng với axit

       Oxit bazơ + axit → muối + nước

VD: FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

CuO + HCl → CuCl2 + H2O

Phương pháp giải bài tập oxit bazơ tác dụng với axit:

- Bước 1: Viết PTHH.

- Bước 2: Tính toán theo PTPU (có thể đặt ẩn).

- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Bài 1: Cho 4,48g oxit bazơ CaO tác dụng vừa đủ với axit H2SO4. Sau khi cô cạn sản phẩm, thu được bao nhiêu gam muối khan?

Hướng dẫn:

- Bước 1: Viết PTHH

        CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

- Bước 2: Tính toán theo PTPU

        Theo phương trình phản ứng: nCaO = nCaSO4

        Theo đề bài:

⇒ nCaSO4 = 0,08 (mol)

- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài

        Vậy mmuối khan = mCaSO4 = 0,08.136 = 10,88 (gam)

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

♦ Cách 1 (Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng)

- Bước 1: Viết PTHH

        Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O       (1)

        MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O       (2)

        ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O       (3)

- Bước 2+3: Tính toán theo PTPU và tính kết quả theo yêu cầu của đề bài

        Từ 3 PTHH trên, ta thấy nH2SO4 = nH2O = 0,1.0,5 =0,05 (mol)

        Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

            moxit + mH2SO4 = mmuối + mH2O

⇒ mmuối =(moxit + mH2SO4) - mH2O= (2,81 + 0,05.98) – 0,05.18 = 6,81 g

Vậy khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là 6,81 g

♦ Cách 2 (Phương pháp tăng giảm khối lượng)

        Áp dụng tăng giảm khối lượng, ta thấy 1 O được thay thế bởi 1 nhóm SO4:

        Fe2O3 → Fe2(SO4)3

        MgO → MgSO4

        ZnO → ZnSO4

⇒ 1 mol oxit tăng 96-16 = 80 g

⇒ Khối lượng muối sau phản ứng là:

mmuối = moxit + nH2SO4 . 80 =2,81 + 0,1.0,5.80 = 6,81 g

Nhận xét:

-Trong phản ứng của oxit bazơ tác dụng với axit H2SO4 thì nH2SO4 = nH2O

⇒ Tương tự, trong phản ứng của oxit bazơ tác dụng với axit HCl thì nHCl = 2.nH2O

VD: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

-Trong bài toán oxit bazơ tác dụng với axit ta có thể áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng.

        moxit + maxit = mmuối + mnước

-Trong bài toán oxit bazơ tác dụng với axit ta có thể áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.

⇒ Với axit H2SO4, ta có công thức: mmuối = moxit + 80. nH2SO4

⇒ Với axit HCl, ta có công thức: mmuối clorua = moxit + 27,5.nHCl

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO cần dùng 200 ml HCl 0,5M. Hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

♦ Cách 1 (Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng)

    Ta biết nHCl = 2.nH2O = 0,5.0,2 = 0,1 (mol)

⇒ nH2O = 0,05 (mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

        moxit + maxit clohiđric = mmuối clorua + mnước

        mmuối clorua = (moxit + maxit clohiđric) - mnước

        mmuối clorua = (2,8 + 0,1.36,5) - 0,05.18 = 5,55 g

    Vậy khối lượng muối khan thu được là 5,55 g.

♦ Cách 2 (Phương pháp tăng giảm khối lượng)

    Ta có: nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol.

    Áp dụng công thức

        mmuối clorua = moxit + 27,5.nHCl

        mmuối clorua = 2,8 + 27,5.0,1 = 5,55 g

Cách giải bài tập Oxit axit tác dụng với bazo

TH1: Khi oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH…)

PTHH:

CO2 + NaOH → NaHCO3        (1)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O        (2)

Phương pháp giải

Bước 1: Xét tỉ lệ: .

- Nếu T ≤ 1 thì sản phẩm thu được là muối axit ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)

- Nếu 1 < T < 2 thì sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa ⇒ Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)

- Nếu T ≥ 2 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (2).

Bước 2: Viết PTHH và tính toán theo PTHH (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình)

Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài

TH2: Khi oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2…)

PTHH:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O        (1)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2        (2)

Phương pháp giải

Bước 1: Xét tỉ lệ: .

-Nếu T ≤ 1 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)

-Nếu 1 < T < 2 thì sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa ⇒ Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)

-Nếu T ≥ 2 thì sản phẩm thu được là muối axit ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (2).

Bước 2: Viết PTHH và tính toán theo PTHH (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình).

Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.trên.

Lưu ý: Nếu không đủ dữ kiện để xét T, ta chia trường hợp có thể xảy ra và giải theo từng trường hợp như các bước ở trên.

Bài 1: Nung 20 g CaCO3 và hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào 0,5 lit dung dịch NaOH 0,56 M .Tính nồng độ mol của muối thu được. (thể tích thay đổi không đáng kể)

Hướng dẫn:

nNaOH = 0,56 . 0.5 = 0,28 mol

Do 1 < 1,4 < 2 ⇒ sản phảm gồm muối axit và muối trung hoà

PTHH:

CO2 + NaOH → NaHCO3        (1)

x                x                x

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O        (2)

y            2y

Đặt số mol CO2 phản ứng ở PT (1), (2) lần lượt là x và y mol.

Ta có hệ phương trình:

Các dạng bài tập hóa học lớp 9 chương 1

Vậy số mol của NaHCO3 là 0,12 mol.

⇒CM(NaHCO3)= 0,12:0,5 = 0,24 M

Bài 2: Sục từ từ V lít khí SO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, thu được 23,3 gam kết tủa. Tính giá trị của V.

Hướng dẫn:

Ta có: nBa(OH)2 = 0,15 mol; nBaSO3 = 0,1 mol.

Vì n↓ < nBa(OH)2 nên kết tủa chưa cực đại ⇒ Có các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Ba(OH)2 dư ⇒ muối tạo thành chỉ có BaSO3

    PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

                  0,1                           0,1 (mol)

⇒ VSO2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít

- Trường hợp 2: SO2 hết nhưng đã hòa tan 1 phần kết tủa.

    PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O        (1)

               0,15           0,15            0,15 (mol)

Theo (1) thì nBaSO3 = 0,15mol, nhưng theo đề thì nBaSO3 = 0,1mol ⇒ nBaSO3 bị hòa tan: 0,15 – 0,05 = 0,1 mol

SO2 + H2O + BaSO3 → Ba(HSO3)2        (2)

  0,05                0,05 (mol)

⇒ VSO2 = (0,15 + 0,05) x 22,4 = 4,48 lít