Bóng tối là gì vật lý 7 năm 2024

VD: Trong đêm tối, đứng trong phòng, đóng kín cửa, nếu ta kh bật đèn ta sẽ không thấy được dây tóc của bóng đèn. Nhưng nếu ta bật đèn, ta sẽ thấy được dây tóc của bóng đèn vì có ánh sáng từ bóng đèn truyền đến mắt ta giúp ta nhận biết được dây tóc của bóng đèn

2/ Đặt một nguồn sáng nhỏ S trước một màn chắn, có thể là bức tường chẳng hạn. Trong khoảng từ màn chắc đến nguồn sáng, đặt một vật chắn có thể là tấm bìa cứng. Quan sát trên màn chắn, ta thấy có một phần kh nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới gọi là bóng tối

Nếu như nguồn sáng rộng như là ngọn lửa chẳng hạn, quan sát trên màn chắn, ta thấy ngoài phần bóng tối còn một phần chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới gọi là bóng nửa tối

Nếu như Trái đất, mặt trời, mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt trăng ở giữa thì ta ns trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

Ở nơi có bóng tối, ta không thấy được mặt trời ta nói là có nhật thực toàn phần

Ở nơi có bóng nửa tối, ta chỉ thấy được một phần của mặt trời, ta nói là có nhật thực một phần

Đứng trên trái đất về ban đêm, ta thấy Mặt trăng sáng vì có ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng. Lúc đó, mặt trăng bị trái đất che khuất, nó sẽ không được mặt trời chiếu sáng nữa. Ta nói là có nguyệt thực.

Gương phẳng:

Ảnh của vật không hứng được trên màn chắn là ảnh ảo

Độ lớn của ảnh ảo bằng độ lớn của vật

Khoảng cách từ ảnh áo đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gươg

Các tia sáng từ điểm sáng S cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'

Gương cầu lồi

Ảnh của vật qua gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn là ảnh ảo và nhỏ hơn vật

Khoảng cách từ ảnh ảo đến gương cầu lồi nhỏ hơn khoảng cách từ vật đến gương cầu lồi

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

Mỗi diện tích nhỏ trên gương cầu lồi có thể xem là một gương phẳng nhỏ đặt ở đó. Vì vậy ta có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho mỗi gương phẳng

Gương cầu lõm

Ảnh của vật qua gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn là ảnh ảo và lớn hơn vật

Khoảng cách aa lớn hơn khoảng cách vật

GƯơng cầu lõm có tác dụng biển đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì bất kì thành một chùm tia phản xạ song song

Vùng bóng tối, vùng bóng nửa tối và vùng đối của vùng bóng tối là ba phần riêng biệt của một cái bóng, được tạo ra khi ánh sáng từ một nguồn sáng bị cản trở bởi vật thể không trong suốt.

Những từ này thường được sử dụng nhất để chỉ các phần của bóng của các thiên thể, mặc dù đôi khi chúng cũng được dùng để mô tả các cấp độ tối, chẳng hạn của các vết đen Mặt Trời.

Vùng bóng tối (umbra)[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng tối là gì vật lý 7 năm 2024
Vùng bóng tối, vùng bóng nửa tối và vùng đối của vùng bóng tối được tạo ra bởi các cửa sổ và cánh chớp.

Vùng bóng tối hay umbra (từ gốc tiếng Latinh cho "bóng tối") là phần ở bên trong nhất và tối nhất của bóng, nơi ở đó nguồn sáng hoàn toàn bị che khuất bởi vật thể. Một người quan sát đứng trong vùng bóng tối của một thiên thể sẽ quan sát thấy thiên thực toàn phần. Nếu nguồn sáng là một nguồn sáng điểm và bỏ qua nhiễu xạ thì trong cái bóng chỉ có vùng bóng tối được tạo ra mà không có các vùng kia.

Vùng bóng tối của một vật thể tròn che khuất một nguồn sáng tròn tạo thành một chóp nón đứng với đáy tròn. Tại đỉnh của chóp nón, vật thể che khuất và nguồn sáng có kích thước biểu kiến bằng nhau.

Khoảng cách từ Mặt Trăng tới đỉnh chóp vùng bóng tối của nó gần bằng khoảng cách giữa nó và Trái Đất: 384.402 km (238.856 mi). Vì bán kính của Trái Đất gấp 3.70 lần bán kính Mặt Trăng nên khoảng của vùng bóng tối Trái Đất cũng tương ứng xa hơn: vào gần 1.400.000 km (870.000 mi).

Bóng tối là gì vật lý 7 năm 2024
Sơ đồ tỉ lệ của bóng của Trái Đất, cho thấy chóp của vùng bóng tối kéo dài xa hơn quỹ đạo của Mặt Trăng (Mặt Trăng được biểu thị bởi chấm vàng trong hình).

Vùng bóng nửa tối (penumbra)[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng bóng nửa tối hay penumbra (gốc tiếng Latinh paene nghĩa là "gần như") là vùng mà chỉ có một phần của nguồn sáng bị che khuất bởi vật thể cản sáng. Người quan sát đứng trong vùng bóng nửa tối của một thiên thể sẽ quan sát thấy thiên thực một phần. Tuy vậy, từ penumbra đôi khi lại được định nghĩa là vùng mà một phần hoặc toàn bộ nguồn sáng bị che khuất (tức là umbra là tập hợp con của penumbra). Chẳng hạn, Cơ sở Thông tin bổ sung và Định hướng (Navigation and Ancillary Information Facility) của NASA xác định rằng nếu một vật thể nằm trong umbra thì cũng nằm trong penumbra.

Bóng tối là gì vật lý 7 năm 2024
Vùng bóng tối của Trái Đất, quan sát thấy khi nguyệt thực một phần.

Vùng đối của vùng bóng tối (antumbra)[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng tối là gì vật lý 7 năm 2024
Sự đi qua của Sao Thủy trước Mặt trời, một phiên bản cực điểm của của nhật thực hình khuyên. Sao Thủy được nhìn thấy dưới dạng một chấm đen bên dưới và bên trái trung tâm. Vùng tối phía trên tâm đĩa mặt trời là vết đen Mặt Trời.

Vùng đối của vùng bóng tối hay antumbra (gốc tiếng Latinh ante, nghĩa là "trước") là vùng mà vật thể cản sáng được trông thấy nằm trọn vẹn trong đĩa của nguồn sáng lớn hơn. Một người quan sát đứng trong vùng này sẽ quan sát thấy thiên thực hình khuyên: phần của nguồn sáng không bị che khuất xung quanh vật thể gây ra thiên thực trông giống như một chiếc nhẫn sáng. Nếu người quan sát di chuyển gần hơn tới nguồn sáng, kích thước biểu kiến của vật thể che khuất tăng dần cho đến khi nguồn sáng bị khuất hẳn trong vùng bóng tối.