Bố mẹ đã tạo ra bạn bằng công thức nào năm 2024

Tôi vẫn thường nghe các bậc cha mẹ phàn nàn về việc con cái chẳng bao giờ lắng nghe hay tỏ ra muốn tâm sự với mình bất cứ điều gì chứ đừng nói đến việc chúng chịu bàn luận về những khúc mắc giữa hai thế hệ. Điều này khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cứ rơi vào vòng luẩn quẩn của những “bí mật”, hiểu lầm và xa cách. Công thức “Con – Bố/Mẹ – Chúng ta” là một gợi ý hay để gia đình có thể giải quyết mâu thuẫn một cách êm đẹp hơn cả.

Công thức “Con – Bố/Mẹ – Chúng ta”

Công thức này gồm 3 phần chính:

  • Trước tiên, ngay cả khi không đồng ý với con, hoặc thậm chí đang giận đến mấy, để bắt đầu cuộc hội thoại, hãy lắng nghe con trình bày và nói: “Bố/mẹ hiểu ý kiến của con”.
  • Sau đó, đến lượt cha mẹ chia sẻ ý kiến của mình. Nếu con tỏ ý ngán ngẩm hoặc bực dọc, hãy nhẹ nhàng nhắc con nhớ mình vừa lắng nghe một cách chăm chú như thế nào và yêu cầu con – với tư cách của một “người đã lớn” – cũng nên thực hiện điều tương tự.
  • Và cuối cùng, sau khi đảm bảo rằng cả hai bên đã hiểu rõ ý kiến của nhau – mà chúng tôi tin là nếu làm được điều này thì cha mẹ đã thành công tới 80% – chúng ta sẽ cùng nhau bàn bạc để đưa ra một giải pháp hợp lý.

Nghe thì rất đơn giản, nhưng công thức này yêu cầu cả cha mẹ và con những nỗ lực giao tiếp thực sự, và có khả năng kì diệu trong việc giải quyết mâu thuẫn. Tại sao vậy?

Tránh hiểu lầm

Không phải lời nói mà lắng nghe mới giúp đối thoại hiệu quả. Hai phần đầu của công thức này buộc chúng ta phải lần lượt lắng nghe, đem lại cái nhìn đa chiều về sự việc. Hầu hết các khúc mắc đến từ việc cha mẹ và con cái không hiểu nhau, hoặc hiểu sót, hiểu nhầm. Lấy một ví dụ đơn giản, có con bị giáo viên chủ nhiệm báo về là thường xuyên ngủ gật trong lớp, cha mẹ tá hoả tưởng con mải chơi điện thoại khuya hay phản ứng với giáo viên, thế nhưng, hỏi kĩ thì mới biết rằng, con đi học thêm nhiều, bài tập dồn đống, phải thức khuya để làm, lớp thì bắt đầu sớm, không ngủ trên lớp thì biết ngủ ở đâu?

Làm dịu đi các căng thẳng

Việc “chia phần” hội thoại rõ ràng không chỉ giúp chúng ta cảm nhận được sự tôn trọng từ người còn lại mà còn làm dịu đi các căng thẳng. Chắc chắn, nếu không buộc phải tuân theo công thức này, chúng ta rất có thể sẽ nôn nóng cắt ngang lời con khi con mới chỉ mở đầu chuyện “ở lớp thực ra cũng đầy đứa có người yêu rồi” hay các con cũng tức tưởi “bố mẹ thì lúc nào chả nghĩ là con không học gì” khi chúng ta mới đề cập đến chuyện con dùng điện thoại hơi nhiều. Có những khoảng bắt buộc phải im lặng khiến chúng ta bình tĩnh lại, tránh được những câu thoại gây tổn thương, những lời nói phũ phàng dập tắt mọi thiện ý “đàm phán” của đôi bên.

Mở lời cho con nói

Đây là một trong những điều “to lớn” nhất mà công thức này làm được. Bởi lẽ, đối thoại là từ hai phía; tuy nhiên, tư tưởng “trứng cứ đòi khôn hơn vịt” lại khiến nhiều bậc cha mẹ có xu hướng lấn lướt, bỏ qua ý kiến của con, chỉ chăm chăm “phủ đầu” bằng những màn thuyết giáo, thậm chí là mắng mỏ. Kết quả là những cô cậu cá tính mạnh thì “gân cổ cãi” rồi đùng đùng ra khỏi phòng, các con hiền lành, ngoan ngoãn thì chọn cách lặng im, càng nói càng “lầm lầm lì lì”.

Việc lần lượt trình bày và có “phiên thảo luận” ở cuối tạo ra một không khí “dân chủ”, giúp các con cởi mở hơn, dễ nói ra những khúc mắc trong lòng mình hơn. “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư” không phải lúc nào cũng đúng. Việc nói ra tâm sự của mình là một nhu cầu tâm lí cần thiết, việc con có lập trường riêng trước các sự việc lại càng nên khuyến khích. Con nhờ công thức này mà còn có thể tự tin hơn trước việc xử lí các xung đột hàng ngày.

Tuổi teen có nhiều vấn đề hơn là chúng ta nghĩ. Những tưởng các con chỉ có mỗi việc ăn-học, thực tế là các con đang hằng ngày phải đối mặt với những áp lực khủng khiếp, sự so sánh ngấm ngầm của tuổi trẻ và cả những bỡ ngỡ, băn khoăn khi đứng trước các lựa chọn lớn lao ở ngưỡng cửa đại học. Chúng tôi tin, đứa trẻ nào cũng có mong muốn được sẻ chia, được cha mẹ sát cánh trong những lúc khó khăn nhất của tuổi dậy thì, có chăng là các con còn đang ngại ngùng, chưa tìm được cách để thổ lộ ra mà thôi.

Theo ông Dũng, một trong những thất bại của các bậc phụ huynh là “không biết cộng lực với con”. Ta thường áp đặt mọi việc cho con mà không cần xem xét liệu con có thích không, ép con đi học đàn, học vẽ theo ý muốn chủ quan của cha mẹ. Thời con nít, bé có thể chịu đựng, nhưng khi đến tuổi dậy thì, bé sẽ phản kháng, áp lực của cha mẹ sẽ tạo ra phản lực ở con cái. Đây là mối nguy ảnh hưởng rất lớn đến không khí gia đình. Để tránh được điều này, trước hết chính bản thân cha mẹ phải tự mình thay đổi tư duy và kỹ năng.

"Chúa đã tạo ra bạn bằng công thức nào?" là ứng dụng mới toe đang được share rộng rãi khắp Facebook. Các đáp án cực dễ thương kiểu "một chút tốt bụng"; "một thìa dễ thương"; "lỡ tay đổ thật nhiều hợp chất trẻ trâu", "đổ hết ra ngoài hợp chất đẹp rạng ngời"... khiến các Facebooker vô cùng khoái chí.

Chỉ cần gõ tên vào và Enter một phát, "chúa" sẽ phán ngay cách bạn được tạo ra thế nào :)). Cách dùng ngôn ngữ xì tin, cộng với những cái kết bất ngờ siêu hóm hỉnh... làm ai cũng hớn hở khoe với bạn bè.

Ứng dụng mới xuất hiện từ vài ngày nay nhưng tính đến thời điểm này đã có hơn gần 600.000 người tham gia cùng 52.000 lượt chia sẻ. Con số này vẫn liên tục tăng và thay đổi sau từng phút.