Bị chuột rút là gì

Chứng chuột rút (vọp bẻ) ở tay khiến bạn tê cứng không thể cử động được trong một khoảng thời gian ngắn. Chuột rút ở tay có thể xảy ra với tất cả mọi người và xuất hiện thường xuyên hơn khi có tuổi hoặc khi làm những việc đòi hỏi cử động tay và cổ tay lặp đi lặp lại. Hầu hết chuột rút bàn tay dạng nhẹ có thể điều trị tại nhà rất dễ dàng, tuy nhiên nếu tần suất xảy ra nhiều hơn có thể cần điều trị y tế, tùy thuộc vào nguyên nhân. May mắn thay, bạn cũng có thể chữa chuột rút ở tay bằng những phương pháp sau:
 
1 Để tay nghỉ ngơi

Khi tay làm việc quá mức có thể khiến bạn bị đau tay và dẫn đến chứng chuột rút ngón tay. Hãy cho bàn tay của bạn ngưng ngay các hoạt động đòi hỏi nhiều cử động hoặc khiến bạn phải cầm nắm vật gì đó. Nếu bị chuột rút đột ngột thì điều này có thể chỉ diễn ra một vài phút. Nếu bị chuột rút nặng hơn, bạn nên để tay nghỉ ngơi bằng cách tránh những hoạt động phải sử dụng tay trong 1 -2 ngaỳ.

  • Bạn cũng có thể cần để cả cánh tay nghỉ ngơi.
  • Nếu các triệu chứng không cải thiện, bạn nên đến gặp Bác sĩ để có hướng điều trị 
2. Ngưng các hoạt động gây chuột rút và để tay nghỉ ngơi Khi tay làm việc quá mức có thể khiến bạn bị đau tay và dẫn đến chứng chuột rút ngón tay. Bạn hãy để bàn tay của bạn tạm dừng ( nghỉ giải lao) các hoạt động gây đau tay trong một thời gian ngắn để giảm đau.  

Nếu bị chuột rút đột ngột thì điều này có thể chỉ diễn ra một vài phút. Nếu bị chuột rút nặng hơn, bạn nên để tay nghỉ ngơi bằng cách tránh những hoạt động phải sử dụng tay trong 1 -2 ngaỳ.

  • Bạn cũng cỏ thế cần để cả cánh tay nghỉ ngơi.
  • Nếu các triệu chứng không cải thiện, bạn nên đến gặp Bác sĩ để có hướng điều trị
Bạn nên lưu ý tại sao mình bị chuột rút ngón tay và tránh lặp lại quá nhiều những nguyên nhân này .Các hoạt động có thể gây chuột rút tay bao gồm:
  • Viết
  • Đánh máy
  • Chơi nhạc cụ
  • Làm vườn
  • Chơi tennis
  • Kéo căng các ngón tay
  • Cầm nắm một vật trong một thời gian dài: điện thoại, dụng cụ.....
  • Nâng cao khuỷu tay của bạn trong một thời gian dài
 
Bị chuột rút là gì

3. Co Duỗi tay 
  • Duỗi thẳng cánh tay, lòng bàn tay hướng về phía trước, dùng tay kia ấn vào lòng bàn tay của ngón tay
  • Ngoài ra, bạn có thể đặt tay lên bề mặt phẳng. Nhấn các ngón tay nhẹ nhàng xuống mặt phẳng. Giữ trong 30-60 giây, sau đó thả ra.
  • Bạn cũng có thể duỗi tay và nắm tay thành nắm đấm. Sau 30-60 giây, mở bàn tay và duỗi các ngón tay ra.
4. Massage bàn tay Nhẹ nhàng massage tay theo chuyển động tròn, nhỏ. Đặc biệt chú ý đến những khu vực bị căng hoặc đặc biệt đau. Bạn có thể thoa dầu và xoa bóp bàn tay. 

5. Chườm nóng hoặc lạnh lên tay

Cả nhiệt độ nóng và lạnh đều có thể giúp bạn giảm đau. Nhiệt độ nóng sẽ tốt hơn để làm dịu cơn chuột rút và giảm căng cơ, trong khi lạnh sẽ giúp giảm sưng. Đặt một miếng vải giữa da của bạn và miếng gạc để bảo vệ.

6. Uống nhiều nước nếu bạn có thể bị mất nước

Đây có nhiều khả năng là nguyên nhân nếu bạn đang tập thể dục, làm việc trong nhiệt độ nóng hoặc đang dùng thuốc có tác dụng lợi tiểu. Đảm bảo rằng bạn luôn uống đủ nước để không bị mất nước. Vì sự mất cân bằng điện giải có thể gây ra chuột rút ở tay. Khi đó, bạn nên uống đồ uống có chứa chất điện giải để bù vào

7. Bổ sung Vitamin


Chuột rút ở tay xảy ra khi bạn thiếu một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như natri, canxi, magiê hoặc kali. Điều này đặc biệt đúng đối với những người tập luyện cường độ cao, mắc bệnh thận, đang mang thai, mắc chứng rối loạn ăn uống hoặc đang điều trị bệnh như ung thư.
  • Vitamin B thấp cũng có thể gây ra chuột rút cơ.
  • Hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại vitamin hoặc chất bổ sung nào, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc. Ngoài ra, Bác sĩ có thể tư vấn chất bổ sung nào là tốt nhất cho bạn.
 Nguồn: Wikihow --------------------------- COLUMBIA ASIA VIETNAM Hệ thống bệnh viện – phòng khám tiêu chuẩn quốc tế được đầu tư 100% vốn nước ngoài với tâm huyết mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả cùng giá trị vượt trội

Đặt hẹn khám: https://vietnamportal.columbiaasia.com

Hotline: - Columbia Asia Bình Dương - 0274 381 9933 - Columbia Asia Gia Định - 028 3803 0678 - Columbia Asia Sài Gòn - 028 3823 8888

Hiện tượng chuột rút là gì? Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân.

Chuột rút cảm giác như thế nào? Chuột rút xảy ra vào đêm và thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân. Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.

Tập thể dục hoặc lao động chân tay trong thời gian dài, đặc biệt là trong thời tiết nóng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút. Một số loại thuốc và các tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây ra chuột rút. Bạn có thể điều trị chuột rút cơ tại nhà với các biện pháp tự chăm sóc cá nhân.

Có mấy loại chuột rút?

Có hai loại chuột rút là chuột rút tự phát và chuột rút bệnh lý. Với chuột rút tự phát, nhiều nghiên cứu cho rằng lao động vất vả vào ban ngày là nguyên nhân hình thành chuột rút vào ban đêm (gồm cả những người hay vận động, hay luyện tập thể thao).

Việc hoạt động nhiều khiến cơ thể bị mất muối là do tình trạng đổ mồ hôi làm giảm nồng độ kali, magie, natri, canxi trong máu. Từ đó, dẫn đến chuột rút.

Những người mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, parkinson, bệnh thận, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch có nguy cơ cao mắc phải chuột rút bệnh lý.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng chuột rút là gì?

Hầu hết các triệu chứng chuột rút đều xuất hiện ở bắp chân. Bên cạnh những cơn đau nhỏi xảy ra đột ngột, bạn có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy những khối cứng trong mô cơ bên dưới lớp da.

Bạn có thể gặp các dấu hiệu chuột rút khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu chuột rút sau:

  • Cảm giác khó chịu nghiêm trọng
  • Sưng chân, mẩn đỏ hoặc màu da thay đổi
  • Yếu cơ
  • Xảy ra thường xuyên;
  • Tình trạng không cải thiện bằng các phương pháp tự chăm sóc
  • Không tìm ra một nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như tập thể dục quá sức.

>>> Bạn có thể quan tâm: Chuột rút khi ngủ: Những điều bạn cần biết

Nguyên nhân

Nguyên nhân bị chuột rút là gì?

Lạm dụng cơ, mất nước, căng cơ hoặc chỉ đơn giản là giữ một tư thế trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thường không rõ ràng.

Mặc dù hầu hết các cơn chuột rút cơ đều vô hại nhưng một số có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Vận động quá sức, cung cấp máu không đủ. Thu hẹp các động mạch cung cấp máu đến chân của bạn (xơ cứng động mạch tứ chi) có thể gây ra cơn đau giống như chuột rút ở chân và bàn chân khi đang tập thể dục. Nếu như bạn vận động quá sức vào ban ngày sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chân bị chấn thương. Khi vận động, cơ thể bạn sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, và việc tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ khiến chân bị chuột rút. Những cơn chuột rút này thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục.
  • Nén dây thần kinh. Việc chèn ép các dây thần kinh trong cột sống của bạn (hẹp thắt lưng) cũng có thể gây ra cơn đau giống như chuột rút ở chân. Cơn đau thường trầm trọng hơn khi bạn đi bộ lâu hơn. Đi bộ ở tư thế hơi gập người như khi đẩy xe hàng trước mặt – có thể cải thiện hoặc trì hoãn sự khởi phát các triệu chứng.
  • Sự suy giảm chất khoáng. Quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút ở chân. Thuốc lợi tiểu, một loại thuốc thường được kê cho bệnh cao huyết áp cũng có thể làm cạn kiệt các khoáng chất này.
  • Tâm trạng căng thẳng, lo lắng. Tâm trạng căng thẳng quá mức cũng có thể làm bạn chuột rút. Điều này có thể gây ra hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, khiến nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.
  • Hoạt động thái quá thần kinh cơ bắp. Khi bạn quỳ hoặc đứng lâu sẽ dễ gây sức ép lên các cơ bắp và mạch máu. Hoặc có thể là khi ngủ bạn thường xuyên để cong chân, trong khi cơ bắp ở bắp chân thì lại khá ngắn, vì thế nếu cứ tiếp diễn tư thế này lâu, bạn có thể bị chuột rút khi cử động nhẹ. Ngoài ra, khi phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn tác động lực ép lên ngón chân cũng có khiến các ngón chân lần lượt bị chuột rút.Tình trạng khởi động không kỹ, không khởi động trước khi tập luyện thể thao hay làm việc nặng dùng nhiều đến cơ bắp cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn bị chuột rút.

Những ai thường mắc phải tình trạng chuột rút?