Bệnh hiểm nghèo là bệnh gì

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định một cách thống nhất về bệnh hiểm nghèo. Việc xác định bệnh hiểm nghèo là gì hay những bệnh nào được xác định là bệnh hiểm nghèo và danh mục các bệnh được coi là bệnh hiểm nghèo mới chỉ được quy định tại một số văn bản như:

– Theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.

– Thông tư số 26/2014/TT-BQP ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục bệnh hiểm nghèo, danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày để thực hiện chế độ, chính sách trong quân đội có quy định 09 loại bệnh nguy hiểm, gồm: Các bệnh ung thư, các bệnh hệ thần kinh; các bệnh về gan; các bệnh hệ tiết niệu; các bệnh chuyển hóa; các bệnh hệ hô hấp; các bệnh hệ tuần hoàn; các bệnh hệ cơ, xương, khớp; hội chứng suy giảm miễn dịch.

– Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không định nghĩa thế nào là bệnh hiểm nghèo nhưng đã liệt kê 42 loại bệnh được coi là bệnh hiểm nghèo.

– Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh hiểm nghèo là bệnh gì

Tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân do Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành có quy định về người mắc bệnh hiểm nghèo như sau:

Mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong các bệnh như: Ưng thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, Việt Nam có đến 73% trường hợp tử vong do các căn bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, phổi mãn tính và tiểu đường. Tuy có thể phát hiện sớm và điều trị nhưng chi phí bỏ ra là không hề nhỏ.

Các căn bệnh hiểm nghèo thường gặp đe dọa tính mạng của người mắc phải

Bệnh hiểm nghèo đang là mối lo chung của cả xã hội, bởi sự gia tăng về cả số lượng ca mắc phải, cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau đây là một số căn bệnh hiểm nghèo mà người Việt thường gặp phải nhất.

Tai biến mạch máu não

Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người tai biến mạch máu não. Trong số đó, phải kể đến hơn 50% trường hợp tử vong, những người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ thì phải chịu những di chứng nặng nề về thần kinh và vận động.

Tiểu đường

Theo thống kê vào tháng 4/2016 của Bộ Y tế, có hơn 3 triệu người Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy thận, giảm thị lực, tàn phế hoặc thậm chí là tử vong. Nghiêm trọng hơn, độ tuổi mắc tiểu đường lại ngày càng trẻ hóa chứ không chỉ tập trung vào tuổi trung niên như trước đây.

Suy thận

Suy thận là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm, khiến cơ thể không đào thải hoàn toàn được các chất độc hại, do đó dẫn đến tình trạng nhiễm độc niệu hay ure máu cao. Đáng lo ngại hơn, bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn 4 có tỷ lệ tử vong lên đến 46%. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như tăng huyết áp, bệnh xương khớp, thiếu máu, đột quỵ…

Ung thư

Tại Việt Nam, số người mắc ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 ca năm 2010 và ước tính vượt 190.000 vào 2020. Đây là một con số đáng báo động đối với chúng ta. Hơn thế nữa, độ tuổi mắc bệnh cũng ngày càng “trẻ hóa” khiến nhiều người lo ngại. Những căn bệnh hiểm nghèo này đều có thể được chữa trị nếu phát hiện kịp thời nhưng chi phí thường rất cao. Điều này đã khiến nhiều người đi đến quyết định đầu tư bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cho gia đình mình.

Dự phòng chi phí chữa trị bằng bảo hiểm bệnh hiểm nghèo của FWD

Chi phí điều trị các căn bệnh hiểm nghèo, nhất là ung thư thường rất cao, vượt quá khả năng chi trả của nhiều gia đình có mức thu nhập trung bình tại Việt Nam. Vì vậy, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo thực sự là nguồn hỗ trợ tài chính đắc lực giúp giảm bớt gánh nặng khi đối phó với bệnh tật, tránh đi phần nào những xáo trộn trong cuộc sống trong thời gian chữa trị.

Thấu hiểu nỗi ưu tư ấy, tập đoàn FWD cho ra mắt bảo hiểm bệnh hiểm nghèo phù hợp với đại đa số mọi người “FWD Cả nhà vui khỏe”. Đây là một giải pháp thiết thực nhằm phòng tránh rủi ro tài chính khi chẳng may mắc phải bệnh hiểm nghèo.

Nếu như các sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo trên thị trường chỉ xét quyền lợi bảo hiểm trên người mua bảo hiểm, thì “FWD Cả nhà vui khỏe” lại xét quyền lợi bảo hiểm cho cả gia đình bạn. Bảo hiểm sẽ là nguồn tài chính vững chắc, giúp hỗ trợ chi phí điều trị nếu có bất kỳ thành viên nào mắc bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, thời gian đóng phí của bảo hiểm chỉ có 10 - 15 năm, cùng danh sách bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm lên đến 80 bệnh. Có nghĩa là, khi bạn mắc một trong 80 căn bệnh này, FWD sẽ chi trả lên đến 100% số tiền bảo hiểm, giúp bạn an tâm điều trị và hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, việc tất cả các thành viên đều có chung một hợp đồng bảo hiểm cũng giúp bạn dễ dàng quản lý hơn.

Bên cạnh đó, để giúp bạn hạn chế bị ảnh hưởng nguồn tài chính nếu không may mắc bệnh ung thư, Tập đoàn FWD còn mang đến sản phẩm “FWD Bảo hiểm bệnh ung thư” với mức giá chỉ từ 99.000 đồng/năm. Với mức chi phí này, mọi người đều có thể dễ dàng dự phòng tài chính ngay từ sớm cho mình và người thân.

Với nhiều quyền lợi đột phá, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo “FWD Cả nhà vui khỏe” thật sự là một lựa chọn tuyệt vời cho cả gia đình bạn, giúp bạn sống đầy mỗi ngày mà không còn lo ngại về tổn thất tài chính khi gặp nguy cơ về sức khỏe.