Bé bao nhiêu tháng ăn được cơm năm 2024

Quan niệm muốn cháu mau cứng cáp, mẹ chồng chị Xuân (quận 2, TP HCM) cho bé Cún ăn cơm từ lúc 14 tháng tuổi dù bé chưa mọc răng hàm và thích ăn cháo.

Không ngăn được bà cụ nên chị Xuân xuôi lòng chiều theo. Sau một thời gian, bé ngày càng biếng ăn, còi cọc, 23 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 10,5kg. Đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng, chị Xuân mới rõ nguyên cớ con suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa xuất phát từ việc được cho ăn cơm quá sớm, khiến dạ dày của bé bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, chị Trà, nhân viên công ty bảo hiểm tại quận 3, TP HCM, lại đau đầu vì con gái đã hơn 2 tuổi nhưng không chịu ăn cơm. Bác sĩ giải thích, đây là hậu quả bé đã quen với việc được ăn cháo và thức ăn xay nhuyễn, không thích cử động nhai khi phải tập ăn cơm.

Bé bao nhiêu tháng ăn được cơm năm 2024
Trẻ cần làm quen với cơm mềm khi có khoảng 20 chiếc răng. Ảnh: news.sina

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, sau 19 tháng tuổi, khi có ít nhất 16 răng sữa, trẻ có thể làm quen với cơm nhão tán nhuyễn. Đến độ sau 24 tháng tuổi, trẻ có khoảng 20 răng thì có thể tập ăn cơm mềm.

Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, thông thường tuổi thích hợp để trẻ ăn cơm là lên 2. Trong độ tuổi 18 đến 24 tháng, trẻ có thể ăn 3 bữa chính mỗi ngày với cơm nát và cháo đặc.

Chia sẻ trong một buổi sinh hoạt tại Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, bác sĩ Hương cho biết, sai lầm mà nhiều bà mẹ hay mắc phải là thường tán cơm thật nhuyễn rồi chan nước canh vào. Cách này khiến cho trẻ rất dễ ngán và không khuyến khích được cử động nhai ở trẻ.

"Cơm cho trẻ chuẩn bị ăn cơm phải mềm hơn cơm người lớn. Khi nấu cơm bình thường của người lớn, có thể chọn ra một phần dùng muỗng đánh nhẹ làm cho vỡ hạt cơm ra rồi đem chưng trong nồi cơm một lần nữa. Nếu khéo léo có thể để nghiêng nồi cơm về một phía để có được phần cơm hơi nhão hơn cho trẻ", bác sĩ Hương chia sẻ.

Bữa cơm cho trẻ cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, lựa chọn những món bé thích và chế biến phù hợp. Thực phẩm nhóm chất đạm cần mềm, thái miếng nhỏ. Thực phẩm nhóm rau cần mềm, màu sắc đẹp, giàu chất xơ, giàu vitamin. Thực phẩm nhóm béo chọn lựa theo sở thích của trẻ, theo điều kiện kinh tế gia đình. Khi trẻ ăn cơm, cần linh hoạt, uyển chuyển sử dụng đầy đủ chất béo trong chế biến các món ăn, đáp ứng được nhu cầu rất lớn của trẻ trong những năm đầu đời.

Một trường hợp phổ biến mà các bà mẹ thường mắc phải là tỏ ra căng thẳng khi trẻ không thích ăn cơm, chỉ thích ăn mì gói, bún... Theo bác sĩ Hương, không nên để không khí gia đình quá căng thẳng vì bữa ăn của trẻ, để trẻ tự lựa chọn thứ mà mình thích. Nếu trẻ không thích ăn cơm, có thể cho trẻ ăn các món khác cơm nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Ví dụ trẻ thích ăn mì gói thì có thể thêm chả, trứng, xúc xích để đảm bảo chất đạm, sau đó cho trẻ ăn thêm rau, trái cây.

Bác sĩ Hương cũng khuyến cáo, cần kiên trì dỗ trẻ ăn một ít cơm trước rồi mới cho trẻ ăn món trẻ thích sau để duy trì thói quen ăn cơm. Ngoài ra, khi bữa chính của trẻ không phải là cơm, cần b

Con em đến bây giờ đã 10 tháng (mới mọc 2 rang sữa), nhưng bà nội đã cho ăn cơm nát rồi. Vậy em muốn hỏi các bác sỹ cho trẻ ăn cơm nát sớm như vậy có anh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé không và khi nào thì có thể cho bé ăn được cơn nát. Mong nhận được câu trả lời sớm của các bác sĩ.

Xin chân thành cảm ơn các bác sỹ.

Trả lời Chào bạn,

Khi nào bé có răng hàm để nghiền nát thức ăn thì mới nên cho bé ăn cơm. Răng cửa chỉ có thể cắn xé thức ăn, không thể nghiền nát thức ăn được nên nếu cho ăn cơm thì bé sẽ nuốt trọng cơm, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc "vất vả" hơn nên sẽ tiêu nhiều năng lượng, khiến bé khó tăng cân tốt được. Ở tuổi này, thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu cho bé vẫn là sữa. Các bữa ăn DẶM (ăn bổ sung, không phải ăn chính) chủ yếu để cung cấp các chất trong sữa chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bé như chất sắt, chất kẽm, chất xơ, chất béo và để bé làm quen với các dạng thức ăn đặc nên không nhất thiết phải ăn cơm cho "chắc bụng" mà ăn cháo sẽ giúp bé dễ tiêu hơn.

Bước vào giai đoạn tháng thứ 10, bé bắt đầu cứng cáp, ngồi vững và mọc được khoảng 8 chiếc răng. Lúc này trẻ tiêu hao khá nhiều năng lượng cho các hoạt động và có nhu cầu ăn đa dạng thức ăn mới ngoài cháo loãng.

Thời điểm này, nhiều ba mẹ muốn bổ sung thêm chất dinh dưỡng con khỏe mạnh. Trong đó, cơm là loại thực phẩm truyền thống và được xem là loại thức ăn đầu tiên của trẻ. Tuy nhiên, bé 10 tháng ăn cơm được chưa là câu hỏi khiến nhiều bà mẹ đau đầu. Cùng Genz Làm Mẹ tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên ngay trong bài viết sau.

Mục lục

Các loại thức ăn dành cho bé 10 tháng tuổi

Bé bao nhiêu tháng ăn được cơm năm 2024

Các loại thức ăn dành cho bé 10 tháng tuổi

Từ lúc 6 tháng tuổi trở đi ngoài việc cung cấp dinh dưỡng từ sữa mẹ và sữa công thức thì trẻ cũng cần những nguồn năng lượng khác giàu sắt, canxi, vitamin… để đủ năng lượng cho những hoạt động thể chất và khám phá thế giới xung quanh. Đặc biệt, ở giai đoạn 10 tháng tuổi con đã có thể ăn nhiều hơn, nhu cầu ăn đa dạng hơn các nguồn thực phẩm. Cụ thể, thức ăn dành cho trẻ 10 tháng tuổi mẹ có thể sử dụng cho bé yêu là:

  • Các loại bột ngũ cốc, bột yến mạch: Bột ngũ cốc có nguyên liệu từ lúa mì, lúa mạch, bắp, các loại đậu, yến mạch, hạt… rất giàu khoáng chất cùng các chất xơ, vitamin nhằm giúp trẻ ngừa táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru, cho bé hấp thu tốt chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện.
  • Trái cây tươi: Bé 10 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung đa dạng trái cây thanh mát, nhiều dưỡng chất như: Chuối, táo, đu đủ chín, xoài, dưa hấu, nho, cam…Tại thời điểm này mẹ nên cho trẻ ăn bằng cách gọt sạch vỏ trái cây, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn để trẻ tự cầm, tự ăn. Hoặc có thể xay nước sinh tố, nước ép cho con uống mỗi ngày để tăng sức đề kháng. Lưu ý hạn chế cho bé ăn những loại trái cây quá chua như cam, chanh, cóc, xoài xanh… dạ dày của bé lúc này còn yếu nên mẹ chỉ cần cho ăn một ít trái cây này để con làm quen là đủ.
  • Trứng: Các loại trứng mà trẻ 10 tháng tuổi có thể ăn là trứng gà,vịt, trứng ngỗng, trứng cút. Mẹ có thể cho bé ăn bằng nhiều cách như luộc lên và cắt thành miếng nhỏ cho bé tự ăn, hoặc nấu với cháo, làm bánh flan…
  • Thịt, cá: Đây là nhóm thực phẩm giàu đạm và protein mẹ không nên bỏ qua trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Các loại thịt có thể kể đến như: Heo, bò, gà, lươn, ếch, cá lóc. cá hồi….Mẹ có thể xay nhuyễn thịt cá hoặc chế biến thành những món cháo dinh dưỡng cho bé dễ ăn.
  • Các loại rau: Cuối cùng, thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của bé là những loại rau giàu chất xơ và vitamin. Mẹ nên cho bé ăn: Cải súp lơ, rau lang, ray ngót, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt, đậu hà lan….Những loại rau củ này chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho bé chống lại táo báo, tiêu chảy, tăng cường hệ miễn dịch và cho con khỏe mạnh hơn.

Bé 10 tháng ăn cơm được chưa?

Bé bao nhiêu tháng ăn được cơm năm 2024

Bé 10 tháng ăn cơm được chưa là câu hỏi nhiều ba mẹ quan tâm

Với câu hỏi bé 10 tháng ăn cơm được chưa là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm. Giai đoạn 10 tháng tuổi bé mọc khoảng 6 - 8 răng sữa trên dưới. Tuy nhiên răng sữa của bé rất yếu không thể nhai thức ăn có độ cứng được. Bên cạnh đó hệ tiêu hóa và dạ dày của con chưa phát triển toàn diện nên kém thích nghi với cơm nguyên hạt. Điều này lý giải lý do vì sao bé thường bị sặc khi ăn cơm.

Thế nên với câu hỏi bé 10 tháng ăn cơm được chưa thì câu trả lời là CHƯA. Giai đoạn này mẹ chỉ nên cho bé ăn những thức ăn dạng sệt và loãng như cháo bột, cháo xay là được.

Mẹ lưu ý khi thực hiện các món ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi nên luân phiên thay đổi các thực đơn, chia nhỏ các bữa ăn cho bé không ngán. Chế biến thành các món súp, cháo, bột…với đầy đủ 5 nhóm thành phần đã liệt kê ở trên là: Ngũ cốc - trái cây - trứng - thịt cá - rau xanh.

Theo các bác sĩ nhi khoa chuyên về dinh dưỡng cho biết, đối với những trẻ giai đoạn 10 tháng tuổi mẹ chỉ cần cho bé tập ăn nhẹ với thức ăn mềm - lỏng trước sau đó mới đến đặc dần. Từ từ cho con tiếp xúc với cơm dẻo và mềm được nghiền thật nhuyễn để con tăng khả năng nhai và giúp con bớt ngứa nướu trong giai đoạn mọc răng.

\>> Xem thêm: Bé 10 tháng uống bao nhiêu sữa 1 ngày?

Quy định về độ tuổi bắt đầu được ăn cơm ở trẻ

Bé bao nhiêu tháng ăn được cơm năm 2024

Bé trên 19 tháng tuổi có thể tập ăn cơm mềm, nhuyễn hoặc cơm nát

Câu hỏi "bé 10 tháng ăn cơm được chưa" được rất nhiều mẹ bỉm tìm kiếm. Theo nghiên cứu cho thấy khi trẻ đạt 19 tháng tuổi, có khoảng 14 - 16 chiếc răng sữa thì mẹ mới nên tập cho con làm quen với cơm nát, mềm và dẻo. Đạt 24 tháng tuổi, giai đoạn này con mọc đủ 20 chiếc răng sữa thì mới cho con tập làm quen với cơm mềm. Bên cạnh đó, ngoài tháng tuổi mẹ cũng cần chú ý đến những tiêu chí nhất định như:

  • Bé tự ngồi thẳng mà không cần ba mẹ, người thân trợ giúp
  • Biết cầm nắm thức ăn và ăn thành thạo
  • Biết gọi khi đói và thè lưỡi ra khi có thức ăn
  • Biết cách nhai thức ăn nhuyễn rồi mới nuốt

Khi đáp ứng được tối thiểu những đặc điểm này mẹ hãy cho con tập làm quen với cơm.

Lưu ý đối với những trẻ sinh non, thiếu tháng, cơ địa yếu ba mẹ nên trì hoãn việc cho con ăn cơm trễ hơn so với những bé khác nhé.

Ngoài ra, để bổ sung cho con đầy đủ dưỡng chất thiết yếu giai đoạn 10 tháng tuổi mẹ cũng đừng quên bổ sung cho các loại sữa công thức phù hợp với giai đoạn phát triển của bé. Sữa cho bé 10 tháng tuổi được sản xuất dựa trên nhu cầu cơ thể, trí lực của trẻ giai đoạn này. Giúp trẻ khỏe mạnh, tăng đề kháng và phát triển toàn diện.

Những lưu ý khi cho trẻ 10 tháng ăn ba mẹ cần biết

Bé bao nhiêu tháng ăn được cơm năm 2024

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ 10 tháng tuổi

Cẩn thận hiện tượng trẻ sặc thức ăn, hóc dị vật

Mỗi lần giới thiệu món ăn mới cho con ba mẹ đều rất lo lắng không biết trẻ có hợp tác không, ăn có dị ứng không, thức ăn có đủ nhỏ chưa? có mềm chưa?…. Đặc biệt điều ba mẹ lo lắng nhất là những trường hợp trẻ bị sặc thức ăn hay hóc dị vật.

Vì vậy, khi cho trẻ ăn thức ăn dặm mẹ cần lưu ý: Chế biến thức ăn theo từng mức độ cũng như khả năng tiếp nhận của bé. Từ loãng sang đặc dần rồi mới đến thức ăn thô. Ở giai đoạn trẻ 10 tháng tuổi, để bảo đảm an toàn mẹ hãy nghiền nát các loại thức ăn cho bé, một số món mẹ có thể cắt thật nhỏ để con bóc ăn như: Dưa hấu, đu đủ chín mềm, chuối…

Bên cạnh đó, lúc con ăn ba mẹ cũng cần kế bên quan sát kỹ lưỡng xuyên suốt, nhằm phát hiện điều gì bất thường có thể can thiệp ngay lập tức.

Nguyên tắc lựa chọn gạo cho trẻ 10 tháng tuổi ăn dặm

Gạo trắng/ gạo nếp/ gạo tẻ…là loại gạo thường được nhiều mẹ sử dụng để chế biến thành các món ăn cho con. Trong gạo chứa nhiều dưỡng chất như: Vitamin b6, sắt, protein, canxi, magie, kali….Vậy, lựa chọn gạo thế nào an toàn và đủ chất dinh dưỡng?

  • Mẹ nên chọn mua các thương hiệu gạo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, niêm yết thông tin đầy đủ và được bày bán ở hệ thống cửa hàng, siêu thị chất lượng, uy tín.
  • Chọn gạo có độ dẻo, mềm, xốp. Mùi gạo thơm vừa phải, tự nhiên. Tránh mua quá nhiều bé ăn không hết và cũng không bảo quản được lâu làm giảm chất lượng gạo.
  • Tránh mua các loại gạo quá thơm hay không rõ nguồn gốc được bày bán trên mạng xã hội.
  • Không nên mua các loại bột gạo xay sẵn vì đa số sẽ trộn nhiều loại gạo hoặc ngũ cốc khác kém chất lượng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Bên cạnh gạo mẹ cũng có thể thay thế cho bé bằng nhóm tinh bột khác dễ tiêu hóa như: Khoai tây, khoai lang, bắp ngọt… để đa dạng nguồn thức ăn cho bé.

\>> Xem thêm: Bé 10 tháng uống sữa trên 1 tuổi được không?

Bé 10 tháng không chịu ăn cháo phải làm sao?

Tình trạng trẻ giai đoạn 10 tháng tuổi, biếng ăn, đưa cháo ra là đẩy ngay…là hiện tượng khá phổ biến của con trong độ tuổi này.

Lúc này bé đã mọc nhiều răng sữa hơn trước đó, cảm giác khó chịu bé quấy khóc không muốn ăn uống gì. Bên cạnh đó hệ tiêu hóa của bé cũng đang thay đổi khiến cả người bức bối, từ chối các loại thức ăn quen thuộc.

Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ nên:

  • Tâm sự nhẹ nhàng và khuyến khích con: Trẻ 10 tháng lúc biếng ăn thường hay chán nản. Thay vì thúc ép con hay dí thức ăn vào miệng con thì mẹ hãy nhẹ nhàng nói chuyện, vỗ về con. Khuyến khích bé bằng những phần thưởng như đồ chơi con yêu thích khi ăn xong hoặc cho con chủ động lựa chọn món ăn mà con yêu thích trên bàn ăn.
  • Không bồng bế trẻ vừa đi vừa ăn, không cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, tivi: Nhiều trường hợp bà và mẹ khi thấy con nhát ăn liền bế trẻ đi chơi xung quanh xóm hoặc dụ trẻ bằng xem tivi, điện thoại. Lúc này hệ tiêu hóa của bé suy giảm, do bị xao nhãng vào việc khác không tập trung ăn. Dịch dạ dày không tiết ra. Trẻ từ chán ăn thành ngậm thức ăn và không chịu nuốt.
  • Cho con ăn món ăn con yêu thích: Lúc này mẹ hãy nấu những món mà trẻ đặc biệt thích ăn để kích thích khả năng thèm ăn của con.
  • Tránh xa các loại thức ăn vặt trước bữa chính: Thức ăn vặt trước bữa ăn dễ khiến bé no ngang và không muốn ăn khi tới cử. Thay vì ăn cá loại thức ăn vặt mẹ chỉ nên cho bé uống nhẹ một ít nước ép hoa quả là đủ.
  • Tạo sự đa dạng cho món ăn: Mẹ hãy nấu phong phú các bữa ăn và tạo sự bắt mắt trong khẩu phần để kích thích vị giác và khứu giác bé. Chắc chắn bé sẽ tò mò và thích thú trước những thức ăn mới lạ.

Kết

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bé 10 tháng ăn cơm được chưa. Bậc làm ba làm mẹ nào cũng mong con mình khỏe mạnh, tăng cân đều đặn và phát triển đầy đủ. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá ép con mình vào khuôn khổ và cho ăn cơm quá sớm nhé. Hãy để trẻ được yêu thích lựa chọn thức ăn của mình, phù hợp với giai đoạn tháng tuổi. GenZ Làm Mẹ mong rằng bài viết cung cấp được thông tin hữu ích cho các mẹ. Chúc mẹ nuôi con khoẻ!

Bé 14 tháng ăn bao nhiêu cơm là đủ?

Ngoài ra, trẻ cần ăn khoảng 3-4 bữa cháo mỗi ngày, tương đương với khoảng 600ml/ngày. Đối với khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ 14 tháng tuổi, cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm chính, bao gồm khoảng 100-120g đạm, 120-150g gạo hoặc tinh bột khác, 200g trái cây chín, 50-100g rau xanh và 20-30g dầu (mỡ).

Trẻ em bao nhiêu tháng thì ăn cơm?

Mặc dù tất cả trẻ em đều khác nhau, nhìn chung vào khoảng 6-8 tháng tuổi, hầu hết trẻ đã sẵn sàng để bắt đầu thưởng thức thức ăn dặm đầy thú vị một cách an toàn, đảm bảo cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này.

Bé 4 tuổi ăn bao nhiêu cơm là đủ?

Trẻ 4 tuổi cần khoảng 142 gram ngũ cốc mỗi ngày, gồm các loại thực phẩm trong 3 bữa ăn chính và 1 bữa ăn phụ gồm: 1 bánh mì tròn, 1 chén bột yến mạch, 1 bánh pizza, 1/2 cơm gạo lứt, 2 bánh mì giòn và 5 bánh quy.

Bé 9 tháng ăn bao nhiêu cơm là đủ?

Khi trẻ 9 tháng tuổi mẹ cần phải đảm bảo đầy đủ 3 bữa chính, từ 2 đến 3 bữa phụ và lượng sữa vừa đủ. Bữa chính bao gồm: 60-90g lượng tinh bột như cháo, cơm nhão hoặc bột; thịt, trứng, cá, sữa với tổng lượng đạm tầm 30mg; rau củ quả khoảng 20mg vitamin và 6-10ml chất béo.