Bảo tồn di sản văn hóa vật thể năm 2024

Không chỉ được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, Ninh Bình còn sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể giá trị. Những năm qua, tỉnh ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo động lực mạnh mẽ phát triển du lịch địa phương.

Bảo tồn di sản văn hóa vật thể năm 2024
Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được tổ chức tại Ninh Bình vào tháng 9/2022

Vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa

Tính đến thời điểm hiện tại, Ninh Bình có 1821 di tích được kiểm kê, thuộc nhiều loại hình khác nhau. Toàn tỉnh có 395 di tích đã được xếp hạng (314 di tích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia, trong đó có 03 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 01 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới).

Tỉnh còn có 05 hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia, 430 di sản văn hóa phi vật thể, gồm đầy đủ các loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tri thức dân gian; Nghề thủ công truyền thống; Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội; Tiếng nói, chữ viết và Ngữ văn dân gian.

Đặc biệt, địa phương có 04 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Lễ hội Hoa Lư, nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Xẩm ở Ninh Bình, lễ hội làng Bình Hải; 01 di sản (Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt) được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình cho biết: Xác định di sản văn hóa là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều đề án, kế hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản của địa phương, như: Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư, giai đoạn 2021 - 2030”; Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019 - 2022”;…

Đối với các di sản văn hóa vật thể, Sở thường xuyên kiểm kê, phân loại, xếp hạng, khoanh vùng bảo vệ di tích; bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; nghiên cứu, khai quật khảo cổ học; bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Đối với di sản văn hóa phi vật thể, kiểm kê, phân loại, ghi danh di sản văn hóa phi vật thể; truyền dạy và phát huy di sản văn hóa phi vật thể; quản lý và tổ chức lễ hội,…

Tiếp tục nâng tầm di sản

Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, du lịch Ninh Bình đã chính thức ghi tên trên bản đồ du lịch thế giới, mang đến nhiều cơ hội cho ngành “công nghiệp không khói” nơi đây.

Ngày 07/02/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 56/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, hướng đến di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư sẽ trở thành một không gian di sản hỗn hợp được bảo tồn toàn vẹn, một quần thể di sản thông minh, một khu vực di sản với phương thức tiếp cận đa phương tiện; một nhóm hạt nhân tăng trưởng năng động của đô thị di sản; một điểm đến với thương hiệu toàn cầu;...

Thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh sẽ phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng và hoàn thiện dự toán chi phí lập Quy hoạch. Triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đối với công tác bảo tồn, tu bổ di tích trong khu di tích Cố đô Hoa Lư. Trong đó, ưu tiên đầu tư các di tích quan trọng đang xuống cấp, hư hỏng nặng.

Xây dựng các đề tài nghiên cứu lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, khoa học bảo tồn, văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các đề tài mang tính thực tiễn áp dụng cho các dự án bảo quản tu bổ và các hoạt động phát huy giá trị di sản tại Cố đô Hoa Lư.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích. Đồng thời, kết nối mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, quảng bá hình ảnh, đặc trưng và các giá trị di sản văn hóa của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư.

“Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh hiện nay chính là nguồn tài nguyên quý giá góp phần tạo nên sức hút, hình ảnh, giá trị của du lịch địa phương. Đó sẽ là tiền đề để du lịch Ninh Bình bứt phá trong thời gian tới, góp phần thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, ông Nguyễn Mạnh Cường khẳng định.

Bảo tồn giá trị di sản văn hóa là gì?

Khái niệm bảo tồn di sản văn hóa Bảo tồn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó.

Có bao nhiêu di sản văn hóa vật thể?

Hiện tại, Việt Nam có 8 di sản vật thể được UNESCO công nhận, trong đó có 5 di sản văn hóa vật thể bao gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Thành nhà Hồ.

Di sản văn hóa vật thể bao gồm những gì?

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Thế nào là di sản văn hóa vật thể ví dụ?

Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất chứa đựng giá trị lâu đời về lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ những thế hệ trước. Di sản văn hoá hiểu rộng ra chính là tất cả những di sản và loại hình văn hoá ví dụ như di tích, các loại hình nghệ thuật, lễ hội…