Bao lâu thì đi siêu âm thai lần đầu

Nếu đang xem bài viết này thì MarryBaby xin chúc mừng bạn đã được làm mẹ. Ngoài việc tận hưởng niềm vui thì bạn nên để ý để biết khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy nhé!

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Trễ kinh bao lâu thì đi khám thai hoặc chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm? Trước đó có phải chuẩn bị gì hay không? Quy trình khám gồm những bước nào hẳn là những thắc mắc chẳng biết hỏi ai của những người vừa hay tin mình có em bé.

Bao lâu thì đi siêu âm thai lần đầu

Để giải tỏa nỗi lo và giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất, MarryBaby chia sẻ đến bạn những thông tin sau đây:

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy và câu trả lời dành cho bạn

Câu trả lời cho thắc mắc khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy chính là ngay khi kết quả thử thai bằng que dương tính (tức là 2 vạch), kèm theo các dấu hiệu khác như trễ kinh 3 tuần, cơ thể mệt mỏi. Lúc này, bạn hãy lập tức đến bệnh viện đăng ký khám thai nhé.

Thường thì cuộc hẹn khám thai đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng thứ 2, tức là từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Trường hợp nếu cảm thấy lo lắng vì việc mang thai diễn tiến xấu (mẹ đang mắc bệnh mãn tính hoặc đã có tiền sử sảy thai trước đó), bạn hãy liên hệ ngay với bệnh viện để biết bạn có thể đến sớm hơn hay không.

Lần khám thai này sẽ kéo dài khá lâu bởi đây là buổi kiểm tra sức khỏe toàn diện nhất. Bác sĩ không những thu thập thông tin về tình trạng hiện tại, tiền sử bệnh của người mẹ mà còn đặt những câu hỏi cũng như đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho bạn.

Mẹ nên chuẩn bị những gì trước buổi thăm khám?

Bao lâu thì đi siêu âm thai lần đầu

Khi đã biết rõ lịch khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, lúc này mẹ cần có sự chuẩn bị trước để buổi thăm khám diễn ra suôn sẻ.

Sau khi biết nên đi khám thai lần đầu khi nào, việc cần làm trước hết là lên danh mục những thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn. Cụ thể như:

  • Tiền sử y tế của bản thân bạn: Bạn đã tiêm ngừa những loại vắc xin nào? Đã từng trải qua cuộc đại phẫu nào chưa? Hiện có đang bị dị ứng với chất gì không?
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn: Bạn có bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay các rối loạn sức khỏe tinh thần nào khác hay không?
  • Các thông tin về phụ khoa bao gồm: Lần cuối có kinh nguyệt là khi nào, chi tiết về chu kỳ kinh nguyệt, có đang gặp vấn đề về hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hay rối loạn tâm thần kinh nguyệt (PMDD) không? Tiền sử phết tế bào cổ tử cung bất thường hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Đã từng tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm hay chưa? Vấn đề này đặc biệt lưu ý với người hay di chuyển ra nước ngoài hoặc làm việc trong bệnh viện.
  • Tên các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng hiện đang sử dụng bao gồm cả các loại thảo dược.
  • Tiền sử bệnh của gia đình bạn và chồng.
  • Những thắc mắc mà bạn muốn hỏi bác sĩ.

Biết được khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, vậy tiếp theo mẹ bầu sẽ phải trải qua những gì?

Ngoài các câu hỏi khi nào nên đi khám thai lần đầu hoặc khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết mình sẽ được kiểm tra những gì. MarryBaby xin trả lời đó là:

  • Chẩn đoán xem có đúng là bạn mang thai hay không vì sẽ có trường hợp mang thai giả hoặc mang thai ngoài tử cung khá nguy hiểm.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm: tim mạch, hô hấp, khoang bụng và cả bầu ngực của mẹ.
  • Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng làm chỉ số đối chiếu với những lần khám sau.
  • Một vài trường hợp mẹ sẽ được đo chiều dài cổ tử cung hoặc đánh giá kỹ hơn về vùng xương chậu.

Không những thế, mẹ còn trải qua hàng loạt các xét nghiệm khi khám thai khác, điển hình là:

  • Xét nghiệm nhóm máu của mẹ và yếu tố Rh nhằm phòng tránh nguy cơ có thể xảy ra nếu phải truyền máu khi sinh nở.
  • Xét nghiệm nước tiểu giúp xác định xem sản phụ có mắc tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường thai kỳ hay các bệnh lây qua đường tình dục (viêm gan B, giang mai, lậu, HIV…).
  • Phết tế bào cổ tử cung (PAP) hay phiến đồ âm đạo để sàng lọc những tế bào bất thường nhằm chẩn đoán mẹ có bị ung thư tử cung hay không.
  • Hướng dẫn mẹ cách tính ngày dự sinh theo kỳ kinh cuối.

Mẹ có được siêu âm thai trong lần khám thai đầu tiên hay không?

Bao lâu thì đi siêu âm thai lần đầu

Đây cũng là băn khoăn của nhiều chị em bên cạnh việc khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy. Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Thực tế, hầu hết các bác sĩ đều có thể tiến hành siêu âm ngay tại buổi khám thai đầu tiên bởi đây là phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng có thể cho biết chính xác thời điểm mang thai.

Tuy nhiên, thai mấy tuần thì siêu âm thấy? Cũng có nhiều ý kiến cho rằng mẹ nên thực hiện việc siêu âm theo lịch siêu âm thai mà bác sĩ đưa ra. Lý do vì ở giai đoạn sớm, khi mà thai được 2–3 tuần tuổi, thai lúc này còn quá nhỏ nên không thể phát hiện được gì. Chưa kể là việc siêu âm vào thời điểm này cũng có thể gây một số ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, nếu thấy những biểu hiện sau thì đó nghĩa là đã đến thời điểm mẹ siêu âm thai được:

  • Ra máu (màu từ đỏ, hồng hoặc nâu) nhưng lượng máu thường ít hơn trong kỳ kinh nguyệt
  • Tiết dịch âm đạo
  • Đau vùng ngực
  • Buồn nôn đặc biệt vào buổi sáng
  • Tiểu tiện nhiều hơn bình thường
  • Cơ thể mệt mỏi

Những lưu ý quan trọng trong lần khám thai đầu tiên của bạn

Sau khi đã biết khám thai đầu tiên vào tuần thứ mấy, ngoài việc chuẩn bị theo những gợi ý từ MarryBaby, mẹ nên lưu tâm những vấn đề sau:

  • Nên uống nhiều nước trước khi vào buổi thăm khám để bác sĩ siêu âm quan sát thai dễ hơn
  • Xây dựng nếp sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ và từ bỏ những thói quen xấu khi chưa mang thai, chẳng hạn thức khuya, sử dụng đồ uống có cồn
  • Bổ sung thêm viên uống vitamin và khoáng chất nếu thấy cần thiết
  • Lựa chọn bệnh viện phụ sản uy tín để khám thai
  • Giữ lại kết quả của lần khám đầu để làm cơ sở cho những lần kiểm tra tiếp theo

Vừa rồi là những chia sẻ về vấn đề khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, bao lâu thì siêu âm biết có thai. Mẹ nào đã có kinh nghiệm khám thai từ trước đừng ngần ngại chia sẻ ở ngay dưới phần bình luận để những bà mẹ mới có thể tham khảo nhé!

M.P

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)


Page 3

Xuất huyết âm đạo với mẹ bầu mang thai 6 tuần, cũng như trong 3 tháng đầu thai kỳ là thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiều mẹ mang thai 6 tuần thắc mắc hiện tượng ra máu đỏ tươi liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đối với hiện tượng các mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi, cũng như chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ khá là thường gặp, xảy ra trong 20 – 30% các trường hợp mang thai. Nhiều mẹ trong số này có thai kỳ hoàn toàn bình thường và sinh con khỏe mạnh.

Có thể nói mức độ nguy hiểm của tình trạng mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, nhưng cũng có thể đến từ những nguyên nhân lành tính, ít nguy hiểm. Dù nguyên nhân có là gì, trong mọi trường hợp mang thai 6 tuần mà ra máu âm đạo đỏ tươi, thì các mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử trí phù hợp.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Ra máu hồng khi mang thai: Có nên lo lắng không?

Các nguyên nhân khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

Vậy cụ thể các nguyên nhân nào có thể khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi, các mẹ hãy cùng tìm hiểu.

1. Ra máu đỏ tươi khi mang thai 6 tuần, dấu hiệu cảnh báo sảy thai

Thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sảy thai tự nhiên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì, ra máu vẫn là triệu chứng thường gặp nhất.

Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu âm đạo bị ra máu đỏ tươi, để được các bác sĩ thăm khám loại trừ khả năng có tình trạng sảy thai xảy ra.

Bao lâu thì đi siêu âm thai lần đầu

Không phải tất cả những thai nhi 6 tuần tuổi đều có thể nhìn thấy trên siêu âm. Vì vậy trong trường hợp này, các mẹ được xác nhận tình trạng có thai của mình thông qua que thử thai mà chưa biết được vị trí của thai có nằm trong tử cung hay không.

Thai ngoài tử cung là trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Vì thai làm tổ ở những vị trí bất thường, nguy cơ thai ngoài tử cung không được phát hiện vỡ và gây xuất huyết là rất cao. Vì vậy khi có dấu hiệu xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới mẹ cần đến ngay bệnh viện.

3. Tụ máu nhau thai cũng có thể là nguyên nhân ra máu đỏ tươi khi mang thai 6 tuần tuổi

Tụ máu nhau thai là tình trạng máu tụ giữa nhau thai và tử cung. Khi những cục máu này lớn dần có thể làm nhau thai bóc tách khỏi tử cung. Những trường hợp tụ máu nhẹ không gây nguy hiểm gì lớn ngoài việc ra máu. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng tụ dịch này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc làm hạn chế sự phát triển của thai nhi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Có bầu quan hệ được không: Được chứ sao không!

4. Thai trứng

Thai trứng gây ra do sự phát triển bất thường của các gai nhau. Giống trường hợp thai ngoài tử cung, thai trứng cũng cần được loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến, gặp trong 90% các trường hợp thai trứng. Các triệu chứng đi kèm có thể là ốm nghén nặng, bụng phình to bất thường.

5. Chảy máu màng, nguyên nhân khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

Trong những tuần đầu mang thai, một lượng lớn hormone liên quan thai kỳ được tiết ra. Dẫn đến hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và được đẩy ra ngoài, gây nên tình trạng chảy máu màng với lượng máu ít. Hiện tượng này được xem là bình thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên các mẹ cũng không được chủ quan vì vẫn cần loại trừ những nguy nhân nguy hiểm khác.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn các nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo không liên quan tới thai như nhiễm trùng âm đạo, quan hệ tình dục, chấn thương, bệnh về rối loạn đông máu…

Bao lâu thì đi siêu âm thai lần đầu

Mang thai 6 tuần bị ra máu, mẹ nên làm gì?

Ngoài việc liên hệ bác sĩ để được tư vấn, thăm khám, tìm ra nguyên nhân, các mẹ cũng cần:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Tái khám ngay nếu có tình trạng chảy máu âm đạo tái phát.
  • Trường hợp dọa sảy thai (chưa sảy thai) mẹ nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu. Đặc biệt, không nên quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
  • Trong trường hợp bình thường cần khám thai, theo dõi định kỳ tại các bệnh viện.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.