Bảng xếp hạng mama 2023 hướng dẫn xem

Giải MAMA (tiếng Anh: MAMA Awards), trước đây là Giải thưởng Âm nhạc Châu Á Mnet (tiếng Anh: Mnet Asian Music Awards), là một lễ trao giải âm nhạc lớn được tổ chức hàng năm bởi công ty giải trí CJ E&M. Lần đầu tiên được tổ chức tại Hàn Quốc, phần lớn các giải thưởng đã được giành bởi các nghệ sĩ K-pop, mặc dù có những nghệ sĩ Châu Á khác chiến thắng ở nhiều hạng mục giải thưởng khác nhau, chẳng hạn như Nghệ sĩ Châu Á xuất sắc nhất và các giải thưởng liên quan đến nghề nghiệp khác.

Lễ trao giải lần đầu tiên được tổ chức tại Seoul vào năm 1999, được phát sóng trên Mnet. MAMA cũng đã được tổ chức tại các quốc gia và thành phố Châu Á khác nhau bên ngoài Hàn Quốc từ năm 2010–2017 & 2019 và hiện được phát sóng trực tuyến quốc tế ngoài Châu Á.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ trao giải[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện này được ra mắt vào năm 1999 với tư cách là một lễ trao giải video âm nhạc, được mô phỏng theo MTV Video Music Awards, được gọi là Mnet Music Video Festival. Vào giữa thập niên 2000, lễ trao giải đã thu hút nhiều sự quan tâm quốc tế do sự lan rộng của Hallyu, và nó được phát sóng ở Trung Quốc và Nhật Bản vào năm 2008.

Vào năm 2009, sự kiện này được đổi tên thành Mnet Asian Music Awards (MAMA) để phản ánh sự mở rộng của nó ra bên ngoài Hàn Quốc. Vào năm 2010, MAMA được tổ chức tại Ma Cao, đánh dấu lần đầu tiên nó được tổ chức bên ngoài Hàn Quốc. Vào năm sau, 2011, MAMA được tổ chức tại Singapore, và sau đó được tổ chức tại Hồng Kông từ 2012 đến 2017. Vào năm 2017, lễ trao giải được mở rộng thành bốn đêm, và các phần của sự kiện được tổ chức tại Việt Nam và Nhật Bản, ngoài Hồng Kông. Vào năm 2018, MAMA có ba phần và được tổ chức tại ba quốc gia; Hàn Quốc tổ chức MAMA lần đầu tiên sau 9 năm, cùng với Nhật Bản và Hồng Kông. Vào năm 2020, MAMA chỉ được tổ chức trực tuyến và chỉ diễn ra ở Hàn Quốc do đại dịch COVID-19.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 2021, Ilgan Sports đưa tin rằng Giải thưởng Âm nhạc Châu Á Mnet năm 2021 đang được thảo luận để sự kiện được tổ chức tại Hồng Kông bất chấp đại dịch đang diễn ra và hạn chế đi lại.

Tên sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mnet Video Music Awards (1999)
  • Mnet Music Video Festival (2000–2003)
  • Mnet KM Music Video Festival (2004–2005)
  • Lễ hội Âm nhạc Mnet KM (Mnet KM Music Festival) (2006–2008)
  • Giải thưởng Âm nhạc Châu Á Mnet (Mnet Asian Music Awards) (2009–2021)
  • Giải MAMA (MAMA Awards) (2022–nay)

Dẫn chương trình[sửa | sửa mã nguồn]

Hạng mục[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng lớn[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn giải thưởng lớn (được gọi là daesang)

  • Nghệ sĩ của năm
  • Album của năm
  • Bài hát của năm
  • Biểu tượng toàn cầu của năm (kể từ 2018)

Giải thưởng cạnh tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Trừ khi có ghi chú khác, mỗi hạng mục giải thưởng đã được giới thiệu vào năm 1999.

  • Nam nghệ sĩ xuất sắc nhất
  • Nữ nghệ sĩ xuất sắc nhất
  • Nhóm nhạc nam xuất sắc nhất (kể từ 2000, được gọi là Nhóm nhạc xuất sắc nhất vào năm 1999)
  • Nhóm nhạc nữ xuất sắc nhất (kể từ 2000)
  • Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất
  • Trình diễn vũ đạo xuất sắc nhất
  • Ban nhạc trình diễn xuất sắc nhất
  • Trình diễn Rap xuất sắc nhất
  • Trình diễn giọng hát xuất sắc nhất (kể từ 2010)
  • Hợp tác xuất sắc nhất (2010, 2012, 2014–2017, 2019–nay)
  • Nhạc phim xuất sắc nhất (2004)
  • Video âm nhạc xuất sắc nhất (kể từ 2006)
  • Nhóm nhỏ xuất sắc nhất (2018)

Giải thưởng đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Những giải thưởng này đã được trao một lần hoặc thỉnh thoảng.

  • Nghệ sĩ quốc tế xuất sắc nhất (1999-2006, 2009–2010, 2012–2014)
  • Nghệ sĩ Châu Á xuất sắc nhất (kể từ 2004)

Giải thưởng đã hủy[sửa | sửa mã nguồn]

  • Video âm nhạc của năm (1999–2005) (trước đây là giải thưởng daesang và hiện là Video âm nhạc xuất sắc nhất kể từ 2006)
  • Video âm nhạc nổi tiếng xuất sắc nhất (1999–2005) (trước đây là giải thưởng daesang)
  • Trình diễn video âm nhạc xuất sắc nhất (2005–2007)
  • Đạo diễn video âm nhạc xuất sắc nhất (1999–2006)
  • Nhóm nhạc hỗn hợp xuất sắc nhất (2000-2009)
  • Trình diễn Ballad xuất sắc nhất (1999–2009)
  • Trình diễn R&B xuất sắc nhất (2000–2007)
  • Trình diễn Indie xuất sắc nhất (1999–2002)
  • Trình diễn House & Electronic xuất sắc nhất (2007–2009)
  • Trình diễn Trot xuất sắc nhất (2009)
  • Đĩa đơn kỹ thuật số xuất sắc nhất (2010)

Đoạt giải nhiều nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng lớn[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách sau đây liệt kê (những) nghệ sĩ đã nhận được hai giải thưởng daesang trở lên. (bao gồm Nghệ sĩ của năm, Album của năm, Bài hát của năm và Biểu tượng toàn cầu của năm)

Giải thưởng cạnh tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách sau đây liệt kê (những) nghệ sĩ đã nhận được hai giải thưởng cạnh tranh trở lên.

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Sự cố tẩy chay[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2007, Lee Min-woo và Shin Hye-sung từ nhóm nhạc Shinhwa đã hủy bỏ sự xuất hiện của họ tại sự kiện vào một giờ trước khi lễ trao giải bắt đầu. Shin Hye-sung sau đó nói rằng họ đã rời đi vì họ không tin tưởng sự kiện sẽ chọn lựa người chiến thắng theo một cách công bằng.

Vào năm 2009, công ty giải trí SM Entertainment đã tẩy chay lễ trao giải năm 2009 khi không có bất kỳ nghệ sĩ nào của họ tham dự. Cả hai công ty cho biết lý do tẩy chay của họ là họ đặt câu hỏi về tính công bằng của quá trình bỏ phiếu. Đặc biệt, SM Entertainment cho biết rằng Girls' Generation đã giữ vị trí số 1 trên bảng xếp hạng âm nhạc trong 9 tuần liên tiếp, nhưng nhóm chưa bao giờ giành được vị trí đầu tiên trên chương trình âm nhạc hàng tuần M Countdown của Mnet. Công ty cũng chỉ trích một cuộc thăm dò trên thiết bị di động yêu cầu người tham gia phải trả tiền để bỏ phiếu.

Bỏ phiếu gian lận[sửa | sửa mã nguồn]

Trước lễ trao giải năm 2017, Mnet đã phát hiện một số người hâm mộ đã bỏ phiếu gian lận thông qua việc sử dụng bot. Do đó, Mnet tạm thời ngừng bỏ phiếu, sau đó vô hiệu hóa tất cả các phiếu bầu gian lận, chặn các địa chỉ IP và xóa các tài khoản người dùng có liên quan.

Phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình được phát sóng trực tiếp tại 13 quốc gia trên khắp Châu Á. Ở Hàn Quốc, nó được phát sóng trên Mnet và trên các kênh truyền hình của CJ E&M. Các kênh truyền hình khác phát sóng chương trình bao gồm tvN Asia & JOOX.com (Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Myanmar & Thái Lan) (chỉ bao gồm tvN Asia: Maldives, Philippines, Singapore & Đài Loan), Mnet Japan, Mnet Smart và au Smart Pass (Nhật Bản), Viu TVix, ViuTV, viu.tv (Hồng Kông), friDay Video & friDay Music (Đài Loan), MeWATCH (Singapore), Indosiar & vidio (Indonesia), gigafest.smart (Philippines), FPT TV & Foxy ( Việt Nam).

Chương trình cũng được phát trực tuyến qua Mnet K-POP, kênh YouTube chính thức của KCON cho các nước khác, cũng như trên KCON.