Bạn khác bản thân trong quá khứ như thế nào năm 2024

Khi bạn suy ngẫm về quá khứ, bạn nghĩ gì và cảm thấy thế nào? Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn sẽ được tiếp thêm sức lực bởi những kỷ niệm xa xôi về tình yêu và niềm vui – có lẽ bạn sẽ cảm nhận về những sự lãng mạn trong quá khứ, những vùng đất xa xôi, bạn bè cũ hay những thành công nho nhỏ.

Nhưng luôn có một mặt khác mỗi khi chúng ta hồi tưởng lại quá khứ.

Bạn khác bản thân trong quá khứ như thế nào năm 2024

Cũng như sự hưng phấn khi hồi tưởng, bạn cũng có thể cảm thấy rất đau đớn, tiếc nuối, thất vọng, thậm chí xấu hổ. Và đây cũng là điều hết sức bình thường. Nó rất con người để chịu đựng đau đớn như kết quả sự phản chiếu về quá khứ, và tất cả chúng ta đều trải nghiệm điều này trong những cách thức và hình dáng khác nhau.

Trong khi một số người trong chúng ta có thể tìm thấy sự cứu giúp và bình an trong việc bỏ qua quá khứ và ôm lấy hiện tại thì nhiều những người khác lại (theo một cách nào đó) không thể thoát khỏi chiếc bóng của quá khứ và những tác động của nó đối với cuộc sống của chúng ta.

Đối với một số người, quá khứ đã thực sự khiến tiêu hao toàn bộ cuộc sống hiện tại và kiểm soát tất cả mọi điều ta quyết định, những gì chúng ta nói hay điều chúng ta chọn để trở thành. Điều đáng tiếc nhất có lẽ là việc “sống trong quá khứ” một cách từ từ làm suy yếu và phá hoại những mối quan hệ của chúng ta với bạn bè, các thành viên trong gia đình, con cái và đối tác (người yêu) của chúng ta.

Nếu bạn cảm thấy hoàn toàn bị chi phối và bị kiệt quệ bởi quá khứ của mình, bài viết này có lẽ sẽ giúp bạn khám phá trở lại sự tĩnh lặng vốn dĩ nằm ngay trong bạn lúc này.

Tại sao bạn lại “sống trong quá khứ”?

Tại sao một người lại “sống trong quá khứ” và những người khác lại sống nhiều hơn trong giây phút hiện tại? Và điều này chắc chắn có lý do, và dưới đây là một trong số những lý do đó:

  • Được nuôi dưỡng trong một môi trường mà vô hình chúng khuyến khích một thói quen như vậy (Ví dụ: Bạn có thể có cha mẹ – những người đã liên tục than vãn đau buồn về quá khứ).
  • Kế thừa về mặt sinh học và di truyền (một cách nhất định) những điều khiến bạn đã có thể (predisposed) mắc trầm cảm hoặc những xu hướng tâm lý khác góp phần vào việc “sống trong quá khứ” của bạn.
  • Chấp nhận thói quen “sống trong quá khứ” như một cơ chế tự đối phó (hoặc trốn tránh) hiện tại; ví dụ : né tránh chịu trách nhiệm về cuộc sống và hạnh phúc của cá nhân bạn.
  • Chấp nhận thói quen đó như là kết quả của lòng tự trọng thấp và niềm tin vô thức rằng “Bạn không xứng đáng được hạnh phúc”, góp phần vào khuynh hướng liên tục tự ngầm phá hoại (self-sabotage) hạnh phúc cá nhân.

Một số ví dụ về việc “sống trong trong quá khứ” vốn khá phổ biến trong xã hội chúng ta, và có thể là cuộc sống của bạn:

  • Bạn liên tục suy nghĩ sâu (reflect) và phát lại (replay) trong tâm trí bạn một sự kiện khủng khiếp hoặc một chấn thương, đau buồn (a horrible or traumatic event) đã xảy ra trong quá khứ và kéo dài mãi (perpetuate) cảm giác “bạn là nạn nhân” của mình.
  • Bạn thưỡng xuyên có suy nghĩ về “một thời điểm nơi mọi thứ tốt hơn”, và cách xã hội/con người/quá khứ tốt đẹp hơn ở những ngày xa xưa nào đó.
  • Bạn nhai đi nhai lại (ruminate) về một điều gì đó khiến bạn xấu hổ hoặc bối rối, ngượng ngùng trong quá khứ và tránh né nó trong hiện tại.
  • Bạn luôn cảm thấy hối hận về những sự lựa chọn mà “lẽ ra bạn nên” trong quá khứ.
  • Bạn có thói quen thường xuyên than khóc về một “tình yêu trong quá khứ” hoặc một người đã chết.
  • Bạn liên tục so sánh quá khứ với hiện tại và cho rằng hiện tại nên giống như quá khứ.
  • Bạn cố gắng khôi phục lại những gì bạn “từng có” trong quá khứ ở thời điểm hiện tại.

Có nhiều biến thể khác và những ví dụ khác về “sống trong quá khứ”, nhưng những ví dụ được liệt kê ở đây là những kiểu chính của hình thái này.

Sống trong quá khứ và cách nó phá hủy một cách dần dần những kết nối của bạn với người khác.

Không có gì gây “tử vong” cho mối quan hệ của bạn với người khác nhanh hơn là việc bạn “liên tục sống trong quá khứ”. Từng là một đứa trẻ lớn lên trong sự bảo bọc vĩnh viễn của mẹ, tôi có thể cho bạn một sự mô tả trực tiếp về những cảm giác của một người luôn luôn bị ám ảnh, nhai đi nhai lại (ruminate) và than khóc về “những gì đã qua”.

Trên hết, bạn cảm thấy bị xem thường, vô hình, bị lãng quên và bị bỏ qua. Qua thời gian, bạn trở thành tấm phông nền đơn điệu trong cuộc sống của một người liên tục lưu luyến quá khứ. Không quá lâu trước khi một sự rạn nứt lớn xuất hiện (a huge rift); một vết cắt sâu xuất hiện giữa mối quan hệ bạn có, và theo cách này, mọi thứ rất khó để hàn gắn.

Hậu quả của việc sống trong quá khứ bao gồm việc bỏ bê về mặt tâm lý và cảm xúc đối với những người bạn yêu thương nhất. Hậu quả của việc “sống trong quá khứ” liên quan đến cố ý xa lánh, cố ý chối bỏ ý tốt của người khác. Hậu quả của nó cũng bao gồm việc tự giết chết đi bản chất thật sự của những gì tạo nên mối liên hệ với mọi người trở nên vui vẻ và toàn vẹn: cuộc sống.

Tại sao? Bởi vì “sống trong quá khứ” về mặt cơ bản đã thay thế sự sống động của những khoảnh khắc hiện tại bằng cái chết và sự “đã là” của quá khứ.

Sống trong quá khứ chính là sống trong cái chết, về mặt bản chất (Living in the past is essentially living in death).

Nhưng, nó không nhất thiết phải như vậy.

Làm thế nào để được tái sinh trong hiện tại, với tất cả niềm vui và nỗi buồn của nó

Bạn có thể đã được nghe về một câu ngạn ngữ cổ như sau:

Quá khứ là không tồn tại, đã chết, đã biến mất. Bạn không thể sửa chữa nó, không thể thay đổi nó, do vậy, hãy ngừng cố gắng để tác động lên nó đi (The past is non-existent, dead, gone. You can’t fix it, you can’t change it, so stop trying to.)

Dù đúng nhưng sự thật này có thể đã không giúp gì được cho bạn nhưng thậm chí còn khiến bạn đau khổ và mắc kẹt hơn.

Thông thường, phải mất rất nhiều thời gian để giảm bớt sự “say mê/ addiction” với quá khứ chứ không chỉ là đơn thuần đồng ý với câu nói đó – hãy hiểu rằng “thích sống trong quá khứ” phần nào là một sự “đam mê rất đỗi tự nhiên”, do đó đừng quá lo lắng. Có rất nhiều điều về nó để nói đến.

Hãy khám phá những cách thức để được “tái sinh” trong giây phút hiện tại.

Bạn khác bản thân trong quá khứ như thế nào năm 2024

1 – Nhận biết được sự thật liệu “những đau khổ của bạn có khiến bạn được an ủi hay không”

Tại sao một người lại muốn từ bỏ một thói quen có lợi cho họ? Thật vậy, hầu hết những thói quen đều có lợi cho chúng ta trong đa dạng của những hình thái không lành mạnh (a variety of morbid ways) và “sự cư ngụ trong quá khứ/ past-dwelling” cũng không phải ngoại lệ.

Làm thế nào việc “ở lại trong quá khứ” có thể khả thi mang lại lợi ích cho bạn? Rất có thể nó mang lại cho bạn sự chắc chắn và kiểm soát. Sự hạnh phúc và toàn vẹn đối với nhiều người thực ra là những điều đáng sợ bởi họ không có khả năng kiểm soát hoặc bị bắt ép. Chúng ta sợ sự chuyển đổi và bất ổn định, do đó “ở lại trong quá khứ” có vẻ là một cách khả quan để kiểm soát sự hỗn loạn trong cuộc sống của chúng ta và giúp ngăn chúng ta khỏi sự tổn thương (vulnerable), và bởi vậy chúng ta tìm kiếm sự an ủi, khuây khỏa (solace) trong sự bất hạnh của chính mình (misery). Sự đau khổ là cố định, đau khổ có thể được kiểm soát và đau khổ là quen thuộc.

Không chỉ vậy, nhiều người còn tự lạm dụng những nỗi đau để sao lãng (distract) bản thân họ khỏi hiện tại; khỏi sự trống rỗng trong cuộc sống; từ sự sợ hãi để sống một cách can đảm; từ việc sợ hãi thất bại; hoặc tự nỗi sợ hãi phải chịu trách nhiệm cho kết quả của sự tồn tại của họ.

“Sống trong quá khứ” có thể cho chúng ta một “chìa khóa” để né tránh việc tự chịu trách nhiệm về hiện tại và đây là hình thức tránh né cao nhất.

2 – Hãy tự hỏi mình: Nếu buôn bỏ khổ đau, bạn có mất gì không? (Bạn sẽ mất một vài điều)

Câu hỏi này yêu cầu rất nhiều sự “tự tìm hiểu” (self-inquiry). Như chúng ta đã đọc ở phần trên, chúng ta thường sẽ nhận được một điều gì đó nơi quá khứ, thậm chí là một thứ gì đó rất mạnh mẽ.

Cho dù bạn đang sống trong quá khứ để trốn tránh sự tự chịu trách nhiệm trong hiện tại; để cảm thấy “mình kiểm soát được cuộc sống của bạn”; để cảm giác như mình là một “nạn nhận” một cách chính đáng; hoặc để gìn những kí ức về một người nào đó mà bạn không thể buông bỏ vì cảm giác sợ hãi phải sống – dù lý do gì thì bạn cũng sẽ phải mất đi một điều gì đó khi bạn quyết định từ bỏ thói quen (sống trong quá khứ) của mình lúc này.

Điều đó là gì? (What is that something?)

Một khi bạn đã khám phá ra sự thành thật vô điều kiện của điều đó, hãy tự hỏi mình “Tôi có sẵn sàng để đầu hàng không? Tôi có sẵn sàng để tiếp tục không?”, câu trả lời cho câu hỏi này sẽ quyết định bạn đã thành công ra sao khi vượt qua cái bóng của quá khứ.

3 – Trở nên bận rộn với một điều gì đó – ngay bây giờ

Bước tiếp theo trong việc “sống ở hiện tại” đó là tìm kiếm một điều gì đó để dành thời gian cho, ngay tại đây, ngay lúc này, tại thời điểm hiện tại. Điều này có thể liên quan đến việc hoàn thành một giấc mơ ấp ủ đã lâu; như viết một cuốn sách, trồng một vườn hoa, thậm chí là dọn dẹp cả ngôi nhà. Bất cứ thứ gì bạn quan tâm, hãy thực hiện nó. Nếu bạn không có một sự đam mê lâu dài hoặc có một kế hoạch cụ thể, hãy bắt đầu nghĩ về nó. Ngay cả hành động nghiên cứu cũng là một hình thức tiêu thụ hợp lý.

Hãy bận rộn với hiện tại và bạn sẽ không có thời gian để sống trong quá khứ.

4 – Bạn thấy biết ơn điều gì?

Khi chúng ta bị kẹt trong tư duy (mindset) về “cái gì đã/what was” thì rất khó để đánh giá đúng “cái gì là/what is”. Bởi lý do này, đối với nhiều người, lòng biết ơn hay đơn giản là sự cảm ơn đối với giây phút hiện tại – là một điều chẳng dễ dàng gì. Nhưng nó có thể được tăng cường thông qua thực hành. “Biết ơn” là một cách tuyệt với để phá vỡ thói quen “sống trong quá khứ”. Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mình đang bị đẩy lùi về phía sau, hãy hỏi “Bây giờ có điều gì tôi có thể cảm thấy biết ơn?”

5 – Chấp nhận sự không chắc chắn của cuộc sống

Sự thật rằng “cuộc sống là không chắc chắn, không ổn định và không thể đoán trước được”. Thường thì nhận thức này thường trở thành sự thúc đẩy cho thói quen “sống trong quá khứ”, nhằm thoát khỏi hiện tại, và nhằm bảo vệ một cảm giác sai lệch về việc muốn “kiểm soát”. Nhưng cuộc sống nào có thể được gói gọn vào trong một cái hộp của sự chặt chẽ. Tất cả chúng ta đều cảm thấy mất mát, nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ đó là “tất cả những điều tốt/xấu trong cuộc sống đều là cơ hội để chúng ta phát triển, trở nên sâu sắc, khôn ngoan và mạnh mẽ hơn. Đừng bỏ qua cơ hội này. Bạn chính là “điều bạn tin tưởng” sau tất cả.

Đắm chìm trong quá khứ không đơn giản như cách chúng ta nói từ này ở đây. Không đơn giản là nhận ra sự thật rằng quá khứ đã chết và biến mất, mà là sự “tự chủ động” đặt câu hỏi và thay thế những tư duy và hành vi tự phá hoại cũ bằng những lựa chọn khác. Sự thật là có nhiều điều có thể “thu được” được qua việc sống trong quá khứ, và khi chúng nhận thức được “sự thiếu lành mạnh của những điều đó” và cách chúng phá hoại mối quan hệ của ta với người khác – thì chúng ta có thể cởi mở để thay đổi.