Bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng trên MISA

Hướng dẫn cách lập phiếu thu chi tiền mặt trong phân hệ Qũy trên phần mềm kế toán MISA, cách quản lý sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trên Misa




Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng hoặc rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ

Trường hợp xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng hoặc rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ sẽ liên quan tới cả nghiệp vụ kế toán quỹ và kế toán ngân hàng nhưng chỉ cần một bút toán định khoản. Vì vậy để tránh sự trùng lặp khi cả kế toán quỹ và kế toán ngân hàng cùng thực hiện ghi sổ ở phân hệ Quỹ và phân hệ Ngân hàng, NSD nên thống nhất việc định khoản nghiệp vụ kế toán này sẽ được thực hiện duy nhất trên phân hệ Quỹ hay Ngân hàng.


Bán hàng
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng có liên quan đến kế toán bán hàng, kế toán quỹ, kế toán ngân hàng. MISA SME. NET 2012 cho phép lập chứng từ thu tiền ngay trên phân hệ Bán hàng khi lập chừng từ bán hàng. Do đó kế toán quỹ, kế toán ngân hàng không phải lập chứng từ thu tiền (Phiếu thu, Nộp tiền vào tài khoản) trên phân hệ Quỹ, phân hệ Ngân hàng.

- Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn bán hàng đồng thời lập phiếu xuất kho thì khi lập chứng từ bán hàng (hóa đơn), MISA SME.NET 2012 cho phép lập luôn phiếu xuất kho cho hàng bán trên phân hệ Bán hàng. Do đó, kế toán kho không phải lập phiếu xuất kho trên phân hệ Kho nữa. Nếu doanh nghiệp lập phiếu xuất kho trước và lập hóa đơn bán hàng sau thì việc lập phiếu xuất kho hàng bán sẽ được kế toán kho thực hiện trên phân hệ Kho còn kế toán bán hàng sẽ lập hóa đơn bán hàng trên phân hệ Bán hàng và thực hiện thao tác chọn phiếu xuất kho.

Mua hàng
- Trường hợp mua hàng chưa thanh toán, thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc bằng tiền gửi ngân hàng có liên quan đến kế toán kho, kế toán mua hàng, kế toán quỹ, kế toán ngân hàng. Khi lập chứng từ mua hàng, chương trình cho phép lập phiếu nhập, hóa đơn mua hàng, chứng từ thanh toán ngay trên màn hình nhập liệu Mua hàng của phân hệ Mua hàng. Do đó, kế toán kho không phải lập phiếu nhập cho hàng mua trên phân hệ kho, kế toán quỹ và kế toán ngân hàng không phải lập chứng từ thanh toán (Phiếu chi, Séc, Ủy nhiệm chi…) trên phân hệ Quỹ và phân hệ Ngân hàng nữa.
- Trường hợp mua hàng, hàng về nhập kho nhưng chưa nhận được hóa đơn, chương trình cũng cho phép lập chứng từ mua hàng không kèm hóa đơn ngay trên phân hệ Mua hàng, việc nhận hóa đơn cho hàng mua cũng được thực hiện trên phân hệ Mua hàng (xem hướng dẫn chi tiết trang 78).


Xem thêm:
Cách lập chứng từ gửi tiền ủy nhiệm chi trên Misa

__________________________________________________

Hạch toán Phiếu thu tiền bán hàng trên phần mềm Misa như thế nào? Trình tự hạch toán ra sao?. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải quyết được vấn đề này.

1. Hạch toán phiếu thu tiền bán hàng hóa:

– Chọn đúng đối tượng khách hàng đang có công nợ phải thu, nếu chọn sai đối tượng thì công nợ sẽ sai.

– Định khoản:

Nợ TK 111: Tiền Mặt

Có TK 131: Phải thu của khác hàng

 Lưu ý:

 – Tất cả các hóa đơn bán ra đều phải đưa qua công nợ (chưa thu tiền). Kể cả việc bán hàng đã thu tiền ngay ta vẫn hạch toán là chưa thu tiền. Rồi sau đó lập chứng từ thu tiền sau. Điều này rất quan trọng cho việc quản lý công nợ và thống nhất quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Hạch toán thu tiền của khách hàng

2. Thao tác thu tiền trên phần mềm kế toán MISA

Bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng trên MISA
Phiếu thu tiền bán hàng

Vào phân hệ Qũy -> Tích chọn thu, chi tiền -> Thêm

Hoặc vào phân hệ Qũy -> Tích chọn Thu tiền

a, Tại phần thông tin chung trên chứng từ Phiếu thu

– Chọn thông tin đối tượng nếu đối tượng này đã được khai báo trước đó bằng cách kích vào biểu tượng. Trong trường hợp đối tượng chưa được khai báo, NSD có thể thêm nhanh bằng cách tích vào biểu tượng dấu cộng màu xanh (VD: Công ty TNHH Nhựa Tiến Đạt)

– Thông tin về địa chỉ sẽ được chương trình tự động lấy lên căn cứ vào thông tin về đối tượng đã được khai báo ban đầu.

– Nhập lý do thu của nghiệp vụ. (VD: Khách hàng thanh toán).

– Nhập ngày chứng từ và ngày hạch toán. Ngày hạch toán trùng với ngày chứng từ. Có một số trường hợp ngày phải lớn hơn hoặc bằng ngày chứng từ vì bỏ quên hóa đơn từ cuối năm trước sang đầu năm nay mới nhập liệu)

 – Nhập số chứng từ (VD: PT001) Khi thực hiện thêm mới các chứng từ tiếp theo thì số chứng từ sẽ tự động tăng lên.

– Chọn Loại tiền hạch toán của chứng từ. Trong trường hợp chọn loại tiền hạch toán là đồng ngoại tệ thì NSD cần phải nhập thêm tỷ giá ngoại tệ.

b, Tại phần hạch toán

– Diễn giải trên phần Hàng tiền chương trình sẽ tự động lấy lên, tuy nhiên NSD vẫn có thể thay đổi nội dung diễn giải.

– Chọn TK Nợ là TK 111: Tiền mặt

– Chọn TK Có là: TK 131- Phải thu khách hàng

– Nhập số tiền

– Sau khi khai báo xong nhấn vào nút <<Cất>> để lưu giữ phiếu vừa lập.

Tham khảo: Phiếu thu tiền các loại

Trang chủ > Kế toán > 3 Hướng dẫn nghiệp vụ > Tiền gửi > Thu tiền gửi > Thu tiền trả nợ của nhiều khách hàng bằng tiền gửi

Thu tiền trả nợ của nhiều khách hàng bằng tiền gửi

1. Định khoản

1. Thu tiền khách hàng
Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
     Có TK 131 Phải thu của khách hàng 2. Ghi nhận chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng

Nợ TK 635 Tiền chiết khấu thanh toán


     Có TK 131 Phải thu của khách hàng

2. Mô tả nghiệp vụ
Khi khách hàng chuyển khoản hoặc mang tiền nộp vào tài khoản ngân hàng của công ty để trả nợ tiền hàng, quy trình qua các bước sau:
  1. Khách hàng lập Ủy nhiệm chi/lệnh chi chuyển tiền trả cho đơn vị qua ngân hàng.
  2. Ngân hàng phục vụ khách hàng thực hiện chuyển tiền sang Ngân hàng đơn vị thụ hưởng, Ngân hàng đơn vị thụ hưởng sẽ căn cứ vào số tiền chuyển khoản nhận được, lập giấy báo Có để xác nhận tiền đã về tài khoản của công ty.
  3. Hàng ngày, Kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có) hoặc do ngân hàng gửi trước file mềm cho đơn vị hoặc Kế toán tra cứu trực tiếp trên Internet.
  4. Căn cứ vào giấy báo Có, Kế toán thanh toán hạch toán ghi giảm công nợ cho khách hàng, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.

3. Ví dụ

Ngày 21/02/2017, công ty TNHH Tiến Đạt chuyển khoản trả nợ số tiền 40.000.00đ, cho lô hàng mua ngày 02/02/2017 (số tiền phải thu là 95.067.500đ) và công ty TNHH Hoàng Phát chuyển khoản trả nợ số tiền 20.000.000đ, cho lô hàng mua ngày 02/02/2017 (số tiền phải thu là 39.286.500đ).
4. Xem phim hướng dẫn

 

Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

5. Hướng dẫn trên phần mềm

1. Vào phân hệ Ngân hàng, chọn Thu tiền khách hàng hàng loạt.
Bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng trên MISA

2. Khai báo thông tin thu tiền khách hàng:
  • Chọn phương thức thanh toán, loại tiền thanh toán.
  • Chọn khoảng thời gian tìm kiếm chứng từ công nợ.
  • Tại mục Ngày thu tiền: nhập ngày thực hiện thu tiền khách hàng.
  • Tại mục NV bán hàng: chọn nhân viên tương ứng (trường hợp muốn theo dõi tình hình thu hồi công nợ theo nhân viên bán hàng).
  • Tại mục Nộp vào TK: Chọn tài khoản thu tiền của khách hàng.
3. Nhấn Lấy dữ liệu, chương trình sẽ tự động hiển thị danh sách các chứng từ công nợ theo thông tin đã khai báo.
Bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng trên MISA

4. Tích chọn những chứng từ được khách hàng thanh toán tiền nợ. 
5. Trường hợp số tiền khách hàng thanh toán nhỏ hơn số nợ thực tế trên chứng từ, cần nhập lại số tiền khách hàng trả nợ vào cột Số thu.  6. Khai báo thông tin chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng (nếu có).

Bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng trên MISA

7. Nhấn Thu tiền, chương trình sẽ tự động sinh ra chứng từ Thu tiền gửi từ khách hàng hàng loạt. 8. Kiểm tra và khai báo bổ sung các thông tin của chứng từ.

9. Nhấn Cất.


Bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng trên MISA

Lưu ý: Sau khi nhấn Cất, chương trình sẽ tự động cập nhật số còn nợ của khách hàng trên tab công nợ, phân hệ Bán hàng.