Bài tập trong sách quản trị tài chinhd chương 6 năm 2024

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 6: Quản trị các khoản phải thu và tồn kho

  1. Chương 6: Quản trị các khoản phải thu và tồn kho Minh Long 1
  2. Quản trị khoản phải thu Mục tiêu của quản trị khoản phải thu Quyết định chính sách bán chịu. quản Quyết định điều khoản bán chịu. trị khoản Phân tích ảnh hưởng của rủi ro do bán chịu. phải Phân tích uy tín khách hàng mua chịu. thu Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Minh Long 2
  3. Mục tiêu của quản trị khoản phải thu - Khoản phải thu phát sinh do bán chịu hàng hóa. - Bán chịu => tăng doanh thu => tăng lợi nhuận. - Bán chịu => tăng khoản phải thu => tăng chi phí (kể cả chi phí cơ hội). Mục tiêu quản trị khoản phải thu: - Quyết định xem lợi nhuận gia tăng có lớn hơn chi phí gia tăng không? - Quyết định xem tiết kiệm chi phí có bù đắp lợi nhuận giảm không? Minh Long 3
  4. Quản trị khoản phải thu - Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty do mua chịu hàng hoá hoặc dịch vụ. - Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Minh Long 4
  5. Quyết định chính sách bán chịu Chính sách bán chịu của công ty phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào: - Thái độ và hành vi của con nợ trong trả nợ. - Khả năng trả nợ. - Vốn của con nợ (lưu ý: giá trị thanh lý < giá trị sổ sách). - Thế chấp tài sản. - Tình hình nền kinh tế. - Giá cả sản phẩm. - Tiêu chuẩn bán chịu. - Điều khoản bán chịu và rủi ro bán chịu. - Chính sách và quy trình thu hồi nợ…. Minh Long 5
  6. Tiêu chuẩn bán chịu - Tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng. - Đối thủ cạnh tranh: nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận. - Vốn của chính doanh nghiệp bán chịu. Minh Long 6
  7. Tiêu chuẩn bán chịu (tt) - Sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm do tăng tiêu chuẩn bán chịu. - Vấn đề đặt ra là khi nào công ty nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào công ty không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu? Minh Long 7
  8. Tình huống nghiên cứu Công ty Minh Tân. Ltd có đơn giá bán 10$, biến phí 8$, doanh thu hàng năm hiện tại là 2,4 triệu $, chí phí cơ hội của khoản phải thu là 20%. Nếu nới lỏng chính sách bán chịu, doanh thu kỳ vọng tăng 25% nhưng kỳ thu tiền bình quân sẽ lên đến 2 tháng. Hỏi: Công ty có nên nới lỏng chính sách bán chịu? Minh Long 8
  9. Lời giải đề nghị:  Xác định lợi nhuận tăng thêm: - Doanh thu tăng = 2,4 x 25% = 0,6 triệu = 600.000 $. - Số lượng tiêu thụ tăng thêm = 600.000/10 = 60.000. - Lợi nhuận tăng thêm = 60.000 (10 - 8) = 120.000 $.  Xác định chi phí tăng thêm: - Vòng quay khoản phải thu = 12 tháng / kỳ thu tiền bình quân = 12/2 = 6 vòng. - Khoản phải thu tăng thêm = Doanh thu tăng thêm/vòng quay khoản phải thu = 600.000/6 = 100.000 $. - Đầu tư khoản phải thu = 100.000(8/10) = 80.000 $. - Chi phí tăng thêm do khoản phải thu tăng = 80.000 x 20% = 16.000 $. Minh Long 9
  10. Quyết định chính sách - Lợi nhuận tăng thêm do nới lỏng chính sách bán chịu = 120.000 $. - Chi phí tăng thêm do nới lỏng chính sách bán chịu = 16.000 $. - So sánh: lợi nhuận tăng thêm > chi phí tăng thêm => Công ty nên nới lỏng chính sách bán chịu. Minh Long 10
  11. Điều khoản bán chịu  Điều khoản bán chịu: - Thời hạn bán chịu. Ví dụ: “net 30” hay “net 60”: thời hạn bán chịu là 30 ngày hay là 60 ngày.  Thay đổi điều khoản bán chịu: - Thay đổi thời hạn bán chịu. Ví dụ: “net 30” thành “net 60”: thời hạn bán chịu trước đây là 30 ngày và bây giờ là 60 ngày. Minh Long 11
  12. Tình huống nghiên cứu Công ty Minh Tân. Ltd có đơn giá bán 10$, biến phí 8$, doanh thu hàng năm hiện tại là 2,4 triệu $, chí phí cơ hội của khoản phải thu là 20%. Nếu mở rộng thời hạn bán chịu từ net 30 thành net 60, doanh thu kỳ vọng tăng 360.000$ nhưng kỳ thu tiền bình quân sẽ tăng từ 1 thành 2 tháng. Hỏi: Công ty có nên mở rộng thời hạn bán chịu? Minh Long 12
  13. Lời giải đề nghị:  Xác định lợi nhuận tăng thêm: - Doanh thu tăng thêm = 360.000 $ => số lượng tiêu thụ tăng thêm = 360.000/10 = 36.000 đơn vị. - Lợi nhuận tăng thêm = 36.000 (10 - 8) = 72.000 $.  Xác định chi phí tăng thêm: - Vòng quay khoản phải thu = 12 tháng / kỳ thu tiền bình quân = 12/2 = 6 vòng. - Khoản phải thu tăng thêm do tăng doanh thu = Doanh thu tăng thêm/vòng quay khoản phải thu = 360.000/6 = 60.000 $. - Khoản phải thu tăng thêm do tăng kỳ thu tiền bình quân = (2.400.000 / 6) - (2.400.000 / 12) = 200.000 $. - Tổng cộng khoản phải thu tăng 60.000 + 200.000 = 260.000 $. - Đầu tư khoản phải thu tăng thêm = 260.000(8/10) = 208.000 $. - Chi phí tăng thêm do khoản phải thu tăng = 208.000 x 20% = 41.600 $. Minh Long 13
  14. Quyết định chính sách Lợi nhuận tăng thêm do mở rộng thời hạn bán chịu = 72.000 $. Chi phí tăng thêm do mở rộng thời hạn bán chịu = 41.600 $. So sánh: lợi nhuận tăng thêm > chi phí tăng thêm => Công ty nên mở rộng thời hạn bán chịu. Minh Long 14
  15. Điều khoản chiết khấu  Điều khoản chiết khấu gồm: - Tỷ lệ chiết khấu. - Thời hạn được hưởng chiết khấu. Ví dụ: “2/10 net 30”: nếu trả nợ trước 10 ngày thì được chiết khấu 2% và thời hạn bán chịu tối đa 30 ngày.  Thay đổi điều khoản chiết khấu: - Thay đổi tỷ lệ chiết khấu. - Thay đổi thời hạn được hưởng chiết khấu. Ví dụ: “net 30” thành “2/10 net 30”: thời hạn bán chịu trước đây là 30 ngày và bây giờ nếu trả nợ trước 10 ngày thì được chiết khấu 2% và thời hạn bán chịu tối đa cũng 30 ngày. Minh Long 15
  16. Tình huống nghiên cứu Hiện tại công ty Minh Tân. Ltd có doanh thu hàng năm là 3 triệu $, kỳ thu tiền bình quân là 2 tháng, chi phí cơ hội của khoản phải thu là 20%. Nếu thay đổi điều khoản bán chịu từ net 60 thành 2/10 net 60 thì kỳ thu tiền bình quân sẽ giảm còn 1 tháng và có 60% doanh thu khách hàng sẽ chấp nhận chiết khấu. Hỏi: Công ty có nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu không? Minh Long 16
  17. Lời giải đề nghị:  Xác định lợi nhuận mất đi do khách hàng chấp nhận chiết khấu: 3.000.000 x 0,6 x 0,02 = 36.000 $.  Xác định chi phí tiết kiệm. - Vòng quay khoản phải thu trước khi thay đổi = 12 tháng / kỳ thu tiền bình quân = 12/2 = 6 vòng. - Khoản phải thu trước khi thay đổi = Doanh thu/ vòng quay khoản phải thu = 3.000.000/6 = 500.000 $. - Khoản phải thu sau khi thay đổi = Doanh thu/ quay khoản phải thu = 3.000.000/12 = 250.000 $. - Khoản phải thu giảm =250.000-500.000=-250.000 $. - Tiết kiệm chi phí đầu tư khoản phải thu = -250.000 x 20% = -50.000 $. Minh Long 17
  18. Quyết định chính sách Lợi nhuận mất đi do khách hàng chấp nhận chiết khấu = 36.000 $. Chi phí tiết kiệm do giảm khoản phải thu = 50.000 $. So sánh: lợi nhuận mất đi < chi phí tiết kiệm => Công ty nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu. Minh Long 18
  19. Phân tích uy tín khách hàng - Để hạn chế các tổn thất do nợ không thể thu hồi, công ty cần phân tích uy tín khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. - Quy trình đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng trải qua 3 bước: (1) Thu thập thông tin về khách hàng, thông qua: các báo cáo tài chính, báo cáo xếp hạng tín dụng, kiểm tra của ngân hàng, kiểm tra thương mại …. (2) Phân tích thông tin thu thập được để phán quyết về uy tín tín dụng của khách hàng. (3) Quyết định có bán chịu hay không. Minh Long 19
  20. Phân tích uy tín khách hàng Phân tích chính sách bán chịu + Phân tích uy tín khách hàng Quyết định bán chịu Minh Long 20