Ăn có chừng, chơi có độ có nghĩa là gì

Trang được Admin sửa đổi lần cuối cách đây cách đây 2 năm

Ăn có chừng, chơi có độ có nghĩa là gì

Bài làm

Mỗi câu ca dao, tục ngữ ông cha ta để lại cho văn học nước nhà với nhiều bài học quý giá trong cách sống hàng ngày, từ những điều nhỏ nhất để ta từ đó có những hành động đúng với đạo lý của dân tộc có truyền thống lâu đời, câu tục ngữ “ăn có chừng, chơi có độ” đã cho một bài học rất đáng lưu tâm nhất là trong xã hội phát triển như ngày nay.

Trong xã hội sự tiết độ và sự phân chia cần rõ ràng hay sự phân tiết rõ ràng cần được nêu cao. Như trong  một tổ chức cần có sự phân chia rõ ràng, có chuẩn mực nhất định để hoạt động trở nên tốt hơn, tổ chức đó đạt được nhiều thành công, nhiều thành quả cao trong công việc, tuy rằng câu tục ngữ chưa nêu được hết tất cả ý nghĩa về sự tiết độ nhưng nó lại giúp ta khẳng định rằng chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa sâu xa của bài học về sự tiết độ trong câu tục ngữ, để từ đó đưa ra những hành động đúng mực, đến một giới hạn nhất định.

Có hai hành động trong câu tục ngữ là ăn và chơi, ăn chính là thể tiếp thêm nhu cầu về thể chất, tiếp thêm năng lượng, nguồn dinh dưỡng để con người phát triển cả về trí nào và cơ thể, có thêm sức lực để hoạt động học tập, vui chơi, làm việc. Còn chơi đó chính là biểu thị nhu cầu về tinh thần của co người, để giảm bớt căng thẳng áp lực, cho con người cảm thấy thư giãn thỏa mái đầu óc, có tinh thần tiếp tục công việc và những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Hai hoạt động này luôn tương quan với nhau chính là cho mình và cho người khác.

Xem thêm:  Phân tích bài Viếng lăng bác của Viễn phương

Còn đối với hai cụm từ “có chừng” và “có độ” chính là thể hiện sự tiết độ, chừng mực và mức độ , muốn chúng ta hiểu cần phải biết điều tiết , kiềm chế, điều độ, không được quá đà, ngược lại với những chuẩn mực trong xã hội, cần phải dung hòa cho có chừng mực, chính là biết cách cân bằng cuộc sống, tránh thái quá, bất cập. Đi đúng với đạo đức, không nên vượt quá những chuẩn mực trong xã hội đã có sẵn như vậy.

Ăn có chừng, chơi có độ có nghĩa là gì

Giải thích câu tục ngữ: Ăn có chừng, chơi có độ

Không phải chúng ta cứ thích làm gì cũng được, mọi thứ đều có một mức độ mà ta không thể vượt quá , đó chính là bài học tiết độ trong cuộc sống , trong các hoạt động thể chất cũng như tinh thần là rất quan trọng. Nhất là một bộ phận giới trẻ ngày này, vì quá phấn khích, kích động nên có nhiều hành động đi quá với đạo đức xã hội, ăn chơi chác táng  quá mức dẫn đến hiều hệ lụy như học hành sa sút, tha hóa về ý thức, suốt ngày gây gổ, chơi bời.

Ngay trong việc ăn uống hàng ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên ăn quá ít, nhất là chỗ đông người thì càng phải chú ý, ăn sao cho đúng, có hành động “ăn trông nồi, ngồi trông hướn” không nên thái quá mà đánh mất giá trị bản thân mình, khi ăn với các cụ thì cần phải biết “kính trên nhường dưới” không nên ăn hết phần người khác, hãy ăn vừa đủ thấy người khác ăn như thế nào cần có thái độ ăn đúng mực, ăn phải biết ý tứ, để họ tôn trọng và có sự đánh giá tốt đẹp về mình.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về câu nói “Cái khó bó cái khôn”

Niềm vui càng nhiều càng tốt, cuộc sống có nhiều niềm vui mới trở lên tươi đẹp hơn, nhưng “vui có mực” đúng là nghĩa tường minh, chuẩn mực được sử dụng rất nhiều trong xã hội ngày nay. Nếu chơi lành mạnh thì nên khuyến khích nhưng cũng cần phải có điểm dừng nhất định, những trò chơi không lành mạnh thì cần bị tẩy chay, có những thái độ kiên quyết đẩy lùi. Đi chơi cũng phải biết giờ về, không nên đi thâu đêm không biết trời đất, phù hợp với kinh tế của gia đình không nên lãng phí. Chỉ cần những hành động đơn giản, có sự tiết độ ta có phẩm chất cao đẹp trong mắt người khác.

Những câu tục ngữ mà ông cha ta để lại luôn cho ta những bài học rất đúng, mọi cá nhân cần tự biết làm ra những hành động sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đạo đức, không vượt qua chuẩn mực, qua đó thể hiện nhân cách của một con người, những phẩm chất tốt đẹp, cho xã thêm lành mạnh hơn.

Bài làm

Kho tàng ca dao tục ngữ như một túi khôn để đời cho chúng ta những bài học sâu sắc và ý nghĩa trong cuộc sống. Với câu tục ngữ “Ăn có chừng, nói có mực”cũng vậy.

Như chúng ta đã nói trong nhiều bài ca dao thì “ăn” và “chơi” là hai vấn đề trong nhu cầu hưởng thụ của mỗi con người. Trong đó “ăn” là nhu cầu đáp ứng về thể xác mà “chơi” là hoạt động đáp ứng về tinh thần, nhằm vui chơi giải trí. Xét trong mối quan hệ tương quan thì ăn có mối quan hệ mật thiết đến chính bản thân nhiều hơn còn chơi là trong mối tương quan với người khác. “Ăn có chừng” tức là ăn uống có chừng mực nhất định, có giới hạn và “Chơi có mực” cúng tương tự như vậy. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là nhằm nó về hoạt động có chừng mực, sự cân bằng giữa các hoạt động trong cuộc sống.

Ăn có chừng, chơi có độ có nghĩa là gì
Giải thích câu tục ngữ: “Ăn có chừng, chơi có mực”.

Trong cuộc sống cái nào vừa đủ cũng tốt hơn là thừa hoặc thiếu. Chúng ta cần phải biết điều tiết, tiết chế tất cả những nhu cầu, ham muốn của bản thân bởi cái gì thái quá cũng không tốt đẹp. Đơn cử như khi chúng ta ăn uống hằng ngày thì chỉ cần no vừa đủ, không nên để đói hay ăn cố cho hết. Nhất là khi chúng ta làm khách, hay có mặt ở nơi đông người thì phong thái, cách ăn uống càng phải chú trọng. Chúng ta chắc hẳn đều đã được ông bà, cha mẹ dặn dò rằng phải  “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” rồi. Khi ăn uống phải có chừng mực, có sự quan sát, lưu tâm đến những người xung quanh, không nên ăn hùng hục, “Ăn như rồng leo”. Khi ăn uống có người già hay trẻ con thì cũng phải lưu ý kính trên nhường dưới, mời mọi người trước khi ăn, không nên cười đùa, để bát đũa phát ra tiếng động lớn trên bàn ăn… Có thể thấy ăn uống có rất nhiều những quy tắc nên “chừng” ở đây không chỉ mỗi lượng thức ăn mà còn thể hiện cái chuẩn mực, việc thực hiện quy tắc. Đây là điều rất quan trọng vì người ta thường đánh giá người khác qua cách ăn uống, nói chuyện.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Bên cạnh “Ăn có chừng” thì vui chơi cũng phải có “mực” nhất định. Vẫn biết rằng trong cuộc sống có những áp lực về công việc, học tập, gia đình mà chúng ta cần vui chơi, giải trí để xua tan những ưu phiền, lo âu. Tuy nhiên vui chơi cũng phải có chuẩn mực nhất định. Tất cả những cuộc vui chơi được xem là lành mạnh khi nó không ảnh hưởng đến sức khỏe, không trái với luân thường, đạo lý và trái pháp luật và hơn nữa là phải có điểm dừng, có thời gian cụ thể. Việc chọn thời điểm để kết thục cuộc chơi cũng thể hiện một phần bản chất con người. Vui chơi để giải trí chứ không phải lấy đi cả thời gian ngủ nghỉ chính vì thế chơi thâu đêm, suốt sáng là một điều không nên. Chơi có mực còn là vui chơi nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Giới trẻ ngày nay thường đua đòi, a dua theo những trào lưu, trò chơi mà cần phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc. Hay trong quá trình giao thoa văn hóa Đông – Tây thì có rất nhiều trào lưu từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam, thậm chí là biến đổi theo chiều hướng xấu trở thành mối nguy hại cho lớp trẻ nếu chúng ta bị dụ dỗ sa đà vào để hưởng thụ. Đứng trước những nguy cơ đó chúng ta cần phải có tri thức, tỉnh táo để phán đoán và học cách từ chối trước những lời mời gọi, dụ dỗ từ những người khác. Qua đó thể hiện lập trường riêng của bản thân, không để những điều này ảnh hưởng đến học tập và công việc thường ngày.

Xem thêm:  Biểu cảm về cây dừa quê em

Như vậy chúng ta thấy được những ý nghĩa nằm trong câu tục ngữ mà ông cha ta gửi gắm. Đó là một bài học về sự điều tiết giữa công việc, nhu cầu tất yếu và vui chơi giải trí của con người. Con người cần phải điều tiết, thực hiện có tiết độ cả về hoạt động thể xác lẫn tinh thần. “Ăn” với “chơi” đúng mực như một cách để thể hiện nhân cách, phẩm chất của chúng ta.

Mai Du

  Ăn có chng, chơi có đ

Chắc hẳn chẳng phải vô tình mà ông bà ta đã để lại câu tục ngữ “ăn có chừng, chơi có độ”, nhằm dạy dỗ con cháu bao đời nay. Đó là một nét tinh hoa văn hóa đã ăn sâu vào trong nếp sống của các bậc tiền bối, rất đáng cho chúng ta học hỏi. Tuy câu tục ngữ này không phải là bài học đầy đủ về sự tiết độ có phân mục, phân tiết rạch ròi ; nhưng không phải là chúng ta không tìm thấy được ý nghĩa sâu xa của bài học về sự tiết độ ở trong đó.

Chỉ với một câu tục ngữ ngắn gọn gồm sáu chữ “ăn có chừng, chơi có độ”, nhưng hàm chứa hai hoạt động sống của con người. Hai từ “ăn – chơi” nếu hiểu cách sâu rộng hơn : từ “ăn” biểu thị nhu cầu “thể xác” và từ “chơi” biểu thị nhu cầu về “tinh thần” ; Hai từ “ăn – chơi” nếu hiểu về mối tương quan trong hoạt động sống, thì từ “ăn” biểu thị mối “tương quan mình với chính mình” và từ “chơi” biểu thị “tương quan mình và người khác”. Hai cụm từ “có chừng” và “có độ” đó là toàn bộ ý nghĩa của từ “tiết độ” được biểu thị qua câu tục ngữ. Theo từ điển Hán Việt, từ 節度 (tiết độ) : Tiết nghĩa là dè dặt, kiềm chế, chừng mực, không cho quá. Độ nghĩa là điều độ, cân bằng. Tiết độ là một việc làm có ý thức kiềm chế, dung hòa cho có chừng mực, cân bằng các hoạt động sống, tránh thái quá hoặc bất cập. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, nếu hiểu cách nôm na, thì ông bà ta dạy cho con cháu mình, phải tiết độ trong các hoạt động về thể xác cũng như tinh thần ; phải tiết độ trong hoạt động từ nơi chính bản thân mình cũng như trong tương giao xã hội. Mượn câu tục ngữ trên chúng ta tìm hiểu thêm bài học về sự tiết độ, được ông bà ta diễn tả qua tục ngữ, ca dao, dân ca.

        1.   Phải tiết độ trong lãnh vực nào

Quả như ông bà ta dạy, tiết độ trong cuộc sống là điều cần thiết, không chỉ về thể lý, nhưng cả về tâm lý tinh thần. Tuy nhiên, mọi hoạt động sống của con người đi từ cấp độ bản năng, cho đến tâm lý, tâm linh, nếu chúng ta không biết điều khiển nó trong chừng mực, điều độ thì chắc chắn chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tác hại.

Xét đến các hoạt động về mặt thể lý như : ăn uống, ngủ nghỉ, lao động, vui chơi… Nếu không có tiết độ, sẽ không lạ gì khi thấy rất nhiều người ngày nay mắc những chứng bệnh như : “đường tăng”, tiểu đường, mỡ trong máu, như loét bao tử, béo phì, gút (gout)…v.v. Đây là một trong những nguyên nhân thiếu tiết độ về mặt ăn uống, hoặc thiếu điều khiển về mặt hoạt động. Câu nói “Ăn có chừng, chơi có độ” quả thật là đúng với con người mọi thời. Ăn không có chừng, hay “ăn tạp” cả ngày cũng bệnh, làm quá quên ăn cũng bệnh. Đó là chưa kể đến tình trạng ăn không có chừng sẽ không còn cảm giác ngon và thú vị mỗi khi ngồi vào bàn ăn, không còn biết thưởng thức một món ăn cho có ý nghĩa. Ông bà ta đã từng nói  “Cả thèm chóng chán” hoặc “Ăn lắm thời hết miếng ngon” là vậy. Đó cũng chưa kể đến ăn uống vô độ sẽ dẫn đến tình trạng say xỉn, bê tha, chả vậy mà có câu ca dao dí dỏm không kém phần mỉa mai như sau :

“Rượu nào rượu lại say người,

Bớ người say rượu, chớ cười rượu say”.

Ông bà ta không chỉ dạy con cháu điều khiển chính mình về “số lượng lương thực nhập khẩu” đó là cách ăn uống có chừng có mực, nhưng ông bà ta còn dạy con cháu mình biết cẩn trọng điều độ trong cách ăn thói ở : “Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn”. Quả thật là nhiều bạn trẻ trong chúng ta ngày nay, dường như quên tiết độ về mặt này, chẳng xác định được nơi nào chúng ta nên đến, bạn nào chúng ta nên chơi. Thế nên, chẳng lạ gì mà “karaoke quên đường về”, chẳng lạ gì mà “game online quên bài học”, chẳng lạ gì mà “truyền hình cáp quên cả việc nhà”,  “Internet hẹn hò chat chủm quên cả ngày đêm” ….

Chừng mực và tiết độ trong các thú tiêu khiển sẽ giúp chúng ta sống vui tươi thanh thản. Để được điều này chúng ta phải biết : “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”, đừng bạ chỗ nào cũng đến, ai mời cũng ăn, ai rủ cũng chơi. Chúng ta cũng nên biết chừng mực tiết độ trong công việc, đừng để đến lúc đổ bệnh mới đi tập vật lý trị liệu, đừng để đến khi gục ngã rồi mới chỗi dậy, mới uống thuốc phòng ngừa. Tiết độ về mặt thể lý sẽ đưa tâm lý tinh thần đến tình trạng tốt và sẽ tốt về mặt tâm linh. Có một tư tưởng của một danh nhân nào đó đã để lại cho chúng ta : “Một tinh thần minh mẫn trong một thể xác tráng kiện”. Để tinh thần thanh thản khỏe mạnh và sáng suốt, phải biết tiết độ trong ăn uống, tiêu khiển giải trí và nghỉ ngơi là điều không thể thiếu.

Vô độ trong bất kỳ lãnh vực nào cuả cuộc sống cũng là điều không được hay. Tuy nhiên về phương diện lời nói và về trách nhiệm những điều chúng ta nói đó là điều ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Chẳng vậy mà đã có nhiều câu tục ngữ, thành ngữ của ông bà ta đã nhắc nhở con cháu : “Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm”, hoặc “Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy”, hoặc “Cẩn ngôn vô tội, cẩn tắc vô ưu”… Hoặc :

 “Rượu nhạt uống lắm cũng say

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”.

Con người với những hoạt động như ăn, uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt, vui chơi là những hành động theo bản năng. Những hành động này rất tự nhiên và thuộc về thể lý. Nó chưa vươn tới được những gì thuộc lãnh vực tâm lý và tâm linh. Việc con người suy nghĩ, đắn đo, nói năng đúng nơi đúng chỗ và có chừng mực đó là việc làm của tâm lý và tâm linh, vì nó đòi phải có tri thức và tự do. Nếu con người chỉ dừng lại ở phần tự nhiên, tức giác quan, hoặc theo bản năng, thì đó là mức độ tối thiểu và khởi đầu của tiến trình phát triển. Không biết suy nghĩ, cân nhắc cẩn trọng trong công việc và những hoạt động trong cuộc sống của mình đó là thiếu tiết độ. Suy nghĩ và điều khiển chính mình cho có chừng mực đó là điều chỉ có con người mới làm được, ai chưa đạt tới được điều đó thì chưa gọi là trưởng thành. Để nhắc nhở về điều này ông bà ta ngày xưa đã nói những câu thật chí lý :

 “Làm người phải đắn phải đo,

phải cân nặng nhẹ phải dò nông sâu”.

Hoặc là :

“Làm người mà chẳng biết suy,

đến khi nghĩ lại còn gì là thân”.

 Hoặc là :

  “Làm người chẳng biết lo xa,

Trẻ thì đã vậy mai già thì sao”.

Hoặc là :

“Làm người suy chín, xét xa,

Cho tường gốc ngọn, cho ra vắn dài”.

Hoặc là :

“Người đời phải xét thiệt hơn,

Đừng nghe tiếng sáo, tiếng đờn mà theo”.

 Tiết độ, vì vậy là một việc làm cần thiết để không những thăng hoa, triển nở cuộc sống con người, mà còn là một dấu chỉ của sự trưởng thành. Người không tiết độ, không chừng mực không thể gọi là người trưởng thành và ngược lại đã là người trưởng thành thì không ai lại không tiết độ hoặc không chừng mực. Người tiết độ là một người không quá khích, không buông túng, không thả lỏng, nhưng chừng mực, dung hòa và bình tĩnh suy nghĩ trước sau. Chừng mực trong những nhu cầu theo bản năng, tình cảm, và cả trong lãnh vực đạo đức tâm linh nữa.

         2.   Tiết độ nhằm mục đích gì

     * Tiết độ là rèn luyện bản thân sống đạt tới mức trưởng thành

Người thiếu tiết độ sẽ thiếu nhiều đức tính khác, không làm chủ mình bằng tiết độ thì khó có thể làm được việc gì lớn lao hơn. Đức Khổng Tử đã dạy một câu rất hay : "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Nếu một người làm cha làm mẹ mà không biết rèn luyện bản thân, không làm chủ mình, thì làm sao có thể nói con cái nghe lời và giữ cho gia đình thịnh vượng được. Nếu gia đình là một cộng đồng bé nhỏ mà không điều khiển được thì làm sao có thể điều khiển đất nước. Cũng thế người ấy làm gì có năng lực để thống lãnh thế giới bằng uy tín của mình.

Việc tiết độ và rèn luyện mình cho đạt được sự tiết độ là một điều không dễ chút nào. Điều này đỏi hỏi phải có ý chí và một sự quyết tâm mạnh mẽ. Hãy lấy lời nhắn nhủ của ông bà ta để rèn luyện cho mình có được sự tiết độ bằng nỗ lực cố gắng. Hãy quyết tâm rèn luyện mình cho kỳ được với ý chí và sự kiên trì :

“Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi”.

Hoặc là :

“Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đẵn thì vác cả cành lẫn cây”.

Không có một đức tính tốt nào của con người mà lại không do tập luyện mà có. Tuy nhiên nếu trong tiến trình tập luyện mà gặp khó khăn, hãy lấy lời dạy của ông bà để động viên mình :

“Chớ thấy sóng cả mà lo,

Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng”.

Hãy tự nhắc nhở, chỉ có mình mới là người rèn luyện chính mình cách tốt nhất :

“Làm người ăn tối lo mai,

Việc mình hồ dễ để ai đo lường”.

Không nên ỉ lại hay ì ra, hãy cố gắng kẻo cuộc đời qua đi mà không để lại ý nghĩa nào, cũng không đạt được điều gì cho có ích. Người tiết độ là người bình an và có khả năng làm được việc lớn. Việc lớn ở đây, trước hết là làm chủ được chính mình : “Thắng được một vạn quân, không bằng thắng chính mình.” Điều này rất đúng và diễn tả đầy đủ ý nghĩa. Nhiều khi có những cá nhân, với những nhu cầu nhỏ nhoi nhưng vì không kìm hãm hay chừng mực được, nên đã trở thành những người có những ngăn trở lớn cho cuộc sống.

Đối với bản thân tiết độ có một giá trị lớn lao đó là rèn luyện nhân cách con người tới tầm mức trưởng thành. Hơn thế nữa tiết độ cũng đóng góp vào cuộc sống làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Như vậy, mục đích thứ hai của tiết độ là giúp cho con người có khả năng chung sống và làm việc với đồng loại cách tốt nhất.  

        * Tiết độ để sống cùng, sống với và sống cho người khác

Không phải tiết độ chỉ đem lại điều tốt cho cá nhân hoặc cho bản thân người có nó mà thôi. Nhưng tiết độ còn giúp cho người ta có thể sống chung trong cộng đồng xã hội cách tốt đẹp nhất. Người tiết độ luôn biết làm chủ mình, chẳng bao giờ để cho việc :“Cả giận mất khôn”. Người tiết độ khi sống với người khác họ luôn :

 “Nói chín thì phải làm mười,

Nói mười làm chín kẻ cười người chê”.

Người tiết độ là người được coi trọng hơn cả người giàu sang. Họ được ca khen bởi họ có khả năng sống với mọi người cách bình an và có ý nghĩa :

“Khó mà biết ở, biết lời,

Biết ăn, biết sống hơn người giàu sang”.

Người quá chủ quan, quá khích thì dễ trở thành khó khăn và tự cô lập mình với những người chung quanh. Chính họ sẽ trở thành khó chịu và không hài lòng với chính mình do những ước muốn hoặc tham vọng do chính họ đặt ra. Người chung quanh cũng thấy khó chịu vì những quá khích và những hành động lập dị của họ. Vì thế, có được tiết độ như một hành động sống của thuyết trung dung là điều rất quý trọng và cần thiết. Những người sống tiết độ như là một sự chọn lựa hòa hợp với cộng đoàn xã hội thì quả thật họ là những người được câu ca dao sau diễn tả :

“Người đời hữu tử, hữu sanh,

Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm”.

Những người sống được với mọi người bởi tiết độ, chắc chắn cuộc sống của họ sẽ có được tiếng thơm, bởi : “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”. Họ sẽ đạt tới mục đích tối hậu của cuộc sống là chính Thiên Chúa.

      *Tiết độ để sống cho Chúa

Những người sống tiết độ với đỉnh nhắm tối hậu là để sống cho Chúa, nếu dùng lời diễn tả của Thánh Phaolô, họ sẽ là những  người : “Dù ăn, dù uống, hay bất cứ làm việc gì, họ sẽ làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31). Rồi cũng như Thánh Phaolô : “Trong mọi hoàn cảnh, họ cố gắng làm đẹp lòng mọi người, không tìm ích lợi cho riêng mình, nhưng cho nhiều người, để muôn người được cứu độ” (1Cr 10,31-32).

Đây là một việc làm thật khó, nhưng nếu chúng ta nhờ cậy ơn Chúa Thánh Thần để tập luyện mỗi ngày, thì tôi tin rằng chắc rằng lời Chúa dạy : "Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi" (Pl 4,13) sẽ động viên, thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta.

Để kết

Muốn tiết độ trở thành một tập quán, một hành vi đạo đức, và thấm nhuần vào trong tư cách làm người. Người thụ đắc những đức tính hay nhân đức ấy phải cố gắng tập luyện, và phải chấp nhận nhiều thách đố, nhiều thử thách. Phải ý thức tiết độ trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Phải cố gắng sống tiết độ để rèn luyện mình, sống tròn đầy với người khác và sống có ý nghĩa trước nhan thánh Chúa. Và như thế hoa quả của Chúa Thánh Thần là : bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền từ, và tiết độ (Gl 5:22-23) sẽ triển nở trong cuộc đời chúng ta.

Hãy nhắc nhớ mình câu tục ngữ giản dị : “Ăn có chừng, chơi có độ” nhiều lần trong ngày, để ý thức hơn về trách nhiệm phải tiết độ trong cuộc sống.
 

Minh Thùy

114.864864865135.135135135250