4 tại chỗ trong pccc là gì năm 2024

BHG - Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của “giặc lửa”, phương châm “bốn tại chỗ” trong phòng cháy, chữa cháy (PCCC), gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ phải được các cấp, ngành, mọi người dân đặc biệt coi trọng.

Ngày 4/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC. Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động PCCC, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật PCCC. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001, trong đó quy định rõ: Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng quy định lấy ngày 4/10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”.

4 tại chỗ trong pccc là gì năm 2024
Ảnh: minh họa

Công tác PCCC là một việc làm hết sức quan trọng, bởi lẽ sẽ giúp hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà cháy nổ gây ra về người và tài sản. Toàn dân PCCC là hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân có sự lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm thực hiện các hoạt động PCCC, góp phần đẩy mạnh phong trào quần chúng. Xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC là một biện pháp thường xuyên và lâu dài, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quản lý PCCC. Để nâng cao hiệu quả công tác PCCC, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao, lực lượng Cảnh sát PCCC sẽ tổ chức vận động quần chúng.

Những năm gần đây, tình hình cháy, nổ trên cả nước và tỉnh ta có nhiều diễn biến phức tạp. Dù lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn và kiểm tra việc chấp hành PCCC, nhưng một bộ phận người dân vẫn coi nhẹ, cố tình vi phạm nên đã xảy ra nhiều vụ “giặc lửa” càn quét, gây hậu quả nặng nề. Trước tình hình đó, Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) Công an tỉnh thường xuyên quán triệt, triển khai kịp thời các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của ngành và những nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm theo phương châm làm tốt công tác phòng ngừa không để cháy, nổ xảy ra, sẵn sàng tổ chức chữa cháy kịp thời, hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra, bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.

4 tại chỗ trong pccc là gì năm 2024
Ảnh: minh họa

Trong năm nay, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã tích cực tham mưu lãnh đạo Công an tỉnh, UBND tỉnh thực hiện thành công diễn tập phương án chữa cháy và CNCH cấp tỉnh tại Chợ trung tâm thành phố Hà Giang. Qua diễn tập đã góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và công tác phối hợp tác chiến giữa lực lượng Cảnh sát PCCC với lực lượng các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh, tham gia chữa cháy và CNCH trong việc xử lý tình huống cháy, nổ lớn xảy ra; năng lực điều hành, chỉ huy chữa cháy và CNCH khi có nhiều lực lượng, phương tiện tham gia để xử lý đối với các đám cháy lớn, có diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, gồm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ. Củng cố xây dựng lực lượng PCCC cơ sở đảm bảo về lực lượng và phương tiện, chất lượng nghiệp vụ, nâng cao khả năng tác chiến, tăng cường khả năng thường trực, sẵn sàng ứng phó, chủ động cứu chữa kịp thời và hiệu quả khi có cháy, nổ, sự cố tai nạn xảy ra góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.

Đồng thời, lãnh đạo đơn vị thường xuyên chỉ đạo đội nghiệp vụ tăng cường truyên truyền, kiểm tra việc thực hiện chế độ an toàn phòng, chống cháy, nổ tại các cơ sở trên địa bàn, kịp thời ngăn ngừa nguy cơ phát sinh cháy, nổ, hạn chế thấp nhất số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra; phối hợp với các đơn vị chức năng tham gia khám nghiệm hiện trường; kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về PCCC; thường xuyên đảm bảo quân số thường trực 24/24 giờ, kịp thời giải quyết các vụ cháy, sự cố tai nạn xảy ra, ngăn chặn cháy lan bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân; phối hợp với các cơ quan truyền thông, trường học tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức PCCC cho học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân.

Nhận rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tỉnh ta luôn khắc ghi lời Bác dạy: “Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn. Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân. Phải không ngừng học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong công việc PCCC. Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ, để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí”.

4 tại chỗ trong công tác PCCC là gì?

Lực lượng dân phòng, tổ liên gia PCCC thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC tại chỗ, phát huy tốt phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), đồng thời nhanh chóng báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC, CNCH chuyên nghiệp.

Tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy là gì?

Tiêu lệnh chữa cháy là biển báo ghi nội dung hướng dẫn cách ứng phó nhanh chóng, kịp thời trong phòng cháy chữa cháy có mục đích để cung cấp thông tin cần thiết, cảnh báo, cảnh giác, giúp đề phòng ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra ở những khu dân cư, tòa nhà, cơ sở kinh doanh, sản xuất.

Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy là ngày nào?

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001, trong đó quy định rõ: Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng đã quy định lấy ngày 4/10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”.

Phương án phòng cháy chữa cháy là gì?

Chủ đề lập phương án phòng cháy chữa cháy: Lập phương án phòng cháy chữa cháy là một hoạt động quan trọng để đảm bảo an toàn về phòng cháy cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Việc lập phương án này giúp tăng cường khả năng phòng ngừa và ứng phó với nguy cơ cháy nổ, bảo vệ tính mạng và tài sản của cơ sở.