1991 bắt dầu học lơp 10 là năm bao nhiêu

Luật Giáo dục ( sửa đổi ) năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1-1-2006 có một số điểm mới và một trong những thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp, rộng rãi đến giáo dục phổ thông là bỏ hai kỳ thi tốt nghiệp: Tiểu học và THCS. Giáo dục phổ thông chỉ còn một kỳ thi cấp bằng THPT.

Luật Giáo dục ( sửa đổi ) năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1-1-2006 có một số điểm mới và một trong những thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp, rộng rãi đến giáo dục phổ thông là bỏ hai kỳ thi tốt nghiệp: Tiểu học và THCS. Giáo dục phổ thông chỉ còn một kỳ thi cấp bằng THPT.

Điều 31: Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học và cấp văn bằng tốt nghiệp THCS, THPT.

1. Học sinh (HS) học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.

2. HS học hết chương trình THCS có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp bằng THCS.

3. HS học hết chương trình THPT có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) cấp bằng THPT.

Trong Luật Giáo dục 2005 không có điều nào nói về tuyển sinh đầu vào các cấp học, song Điều 26 “Giáo dục phổ thông” có mục 1 khoản C, quy định: Giáo dục THPT được thực hiện trong 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12. HS vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là 15 tuổi.

Như vậy, theo Luật Giáo dục 2005, HS có bằng tốt nghiệp THCS là được học THPT, kể cả có bằng THCS giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên, hiện nhiều tỉnh chưa có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tự nhiên học lên THPT nên phải tuyển sinh vào lớp 10. Chỉ thị về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2005-2006 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ghi: “Năm học 2005-2006, năm học đầu tiên thực hiện không tổ chức thi tốt nghiệp THCS, các địa phương cần chỉ đạo tốt việc xét tốt nghiệp THCS, tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2006-2007”. Việc tuyển sinh vào lớp 10 như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình dạy và học ở THCS. Các trường THCS và cha mẹ HS sẽ chạy theo cách tuyển vào lớp 10 chứ không chú ý đến mục tiêu giáo dục toàn diện. Ví dụ: Nếu thi tuyển vào lớp 10 là Văn, Toán thì nhà trường và HS THCS sẽ tập trung vào dạy và học Văn, Toán, các môn khác bị coi nhẹ. Việc dạy thêm, học thêm sẽ chuyển về các trường THPT nặng nề hơn. Việc bỏ thi tốt nghiệp THCS , tưởng là sẽ tạo điều kiện để học sinh học đềucác môn nhưng nếu chỉ đạo việc tuyển sinh vào lớp 10 không tốt, tình trạng học lệch còn nghiêm trọng hơn. Có khi kỳ thi tuyển sinh 10 cũng tốn kém và còn căng thẳng hơn thi tốt nghiệp THCS những năm vừa qua.

Hiện nay, nhu cầu và điều kiện phát triển THPT ở mỗi vùng, mỗi tỉnh có khác nhau, chất lượng giáo dục ngày càng phân hóa. Ngay trong một tỉnh, một thành phố, thị xã, chất lượng giáo dục giữa các trường có khoảng cách khá xa. Ví dụ kỳ thi tốt nghiệp THCS năm 2005 ở thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) cùng một hội đồng thi có trường tốt nghiệp 95%, có trường tốt nghiệp 20%. Do sự khác nhau như vậy nên việc tuyển sinh vào lớp 10 theo cách nào là do tỉnh quyết định. Có thể xét tuyển, thi tuyển, vừa xét tuyển, vừa thi tuyển, hoặc không phải thi tuyển cũng không cần xét tuyển, cứ có bằng tốt nghiệp THCS là được học tiếp lớp 10. Các giải pháp nêu trên không mới . Ví dụ từ năm học 1987-1988 đến năm học 1991-1992, số HS THPT cả nước giảm từ 926.420 HS còn 522.735 HS. Nhiều HS học hết THCS không học lên THPT nữa. Nhiều tỉnh không đủ chỉ tiêu HS vào lớp 10 nên không tổ chức thi tuyển, xét tuyển , HS nào tốt nghiệp THCS là được vào THPT. Mấy năm qua, nhiều tỉnh vẫn tổ chức thi tuyển nhưng có tỉnh vừa thi, vừa xét dựa trên kết quả tốt nghiệp THCS. Năm học 2006-2007, có thể các địa phương vẫn phải tổ chức thi tuyển. Còn nếu căn cứ vào kết quả xét tốt nghiệp của các trường THCS thì không chính xác, thiếu công bằng vì điểm các môn học và số lượng HS giỏi không phản ánh đúng chất lượng chung. Song thi mấy môn, có thểcó môn không báo trước , vào thời điểm nào là việc phải cân nhắc để việc dạy và học ở THCS bảo đảm toàn diện,

Trong tương lai, nếu quá trình chỉ đạo dạy và học thông qua việc kiểm tra, thanh tra, đánh giá như kiểm tra học kỳ, kiểm tra cuối năm, kiểm tra hết cấp học bằng đề chung của Sở GD-ĐT phản ánh đúng chất lượng, bảo đảm nghiêm túc, công bằng, khách quan, được nhân dân ủng hộ thì có thể bỏ kỳ thi tuyển vào lớp 10 và chỉ căn cứ vào học bạ cấp THCS để xét tuyển.

Trước mắt, năm học 2005-2006 này, việc bỏ thi tốt nghiệp THCS đã gây tâm lý không thi không học trong giáo viên, HS và cha mẹ HS ở mức độ khác nhau. Do đó, các cấp quản lý giáo dục phải có giải phápbảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng theo đúng chuẩn mục tiêu đào tạo cấp học của Luật Giáo dục 2005 quy định