Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Đoạn văn Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

Bạn đang xem bài: Đoạn văn Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

Đoạn văn Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và yếu tố kì ảo trong truyện.

2. Thân đoạn:

a. Những yếu tố kì ảo:

– Phan Lang nằm mộng “thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng”, hôm sau được người phường chài “đem đến biếu một con rùa mai xanh”. Chàng bèn thả đi.– Phan Lang bị đắm thuyền, chết đuối, trôi dạt vào “động rùa ở hải đảo”, Đức Linh Phi nhận ra ân nhân, bèn cứu sống chàng rồi đưa chàng “ra khỏi nước”.– Phan Lang được ở thuỷ cung, được đãi yến tiệc và gặp lại Vũ Nương – người đã “gieo mình” xuống bến Hoàng Giang từ hôm một năm trước.

– Vũ Nương sống lại, trở về sau khi được giải oan: ngồi “trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng” nước ở bến Hoàng Giang, nói vọng vào lời tạ từ với chồng rồi biến mất.

b. Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố kì ảo:

– Đối với cốt truyện: làm cho câu chuyện thêm phần li kì, huyền bí, hấp dẫn người đọc.

– Đối với nhân vật: làm rõ thêm tính cách, số phận của nhân vật:+ Vũ Nương: là một người phụ nữ truyền thống với những đức tính tốt đẹp, trọng tình nghĩa nên được cứu sống khi “gieo mình” xuống sông.

+ Phan Lang: là một người nhân hậu, trọng tình cảm nên cũng được cứu sống khi bị chết đuối.

– Đối với việc thể hiện quan điểm của tác giả:+ Giúp Nguyễn Dữ bày tỏ sự phê phán về xã hội phong kiến bất công, chiến tranh phi nghĩa, đẩy con người ta vào đường cùng, cái chết.

+ Bày tỏ sự thương cảm của ông với những số phận nhỏ bé, bi kịch.

– Đối với nhân dân: Góp phần bày tỏ ước mơ, khát vọng của nhân dân về một xã hội công bằng.

3. Kết đoạn:

– Khẳng định ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố kì ảo, giá trị của tác phẩm.

Kì ảo là một trong những yếu tố làm nên sự đặc trưng cho những câu chuyện truyền kì. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” tác giả Nguyễn Dữ đã thành công trong việc sử dụng yếu tố thần kì để truyền tải, gửi gắm những nội dung, thông điệp. Yếu tố kì ảo đầu tiên được nhắc tới trong tác phẩm là khi nhân vật Phan Lang nằm mộng ” thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng” thì ngay sáng hôm sau, Phan Lang lại được người trong phường chái “đem vào biếu một con rùa mai xanh”. Thấy vậy, Phan Lang “bèn đem thả con rùa ấy” đi. Chi tiết kì ảo thứ hai trong Chuyện người con gái Nam Xương là khi Phan Lang bị “đắm thuyền” chết đuối ngoài bể lại được Đức Linh Phi “vợ vua biển Nam Hải” cứu sống. Sau đó, Đức Linh Phi còn cử sứ giả đưa Phan Lang trở lại dương gian. Một chi tiết kì ảo nữa đó là Vũ Nương khi “gieo mình xuống sông” chết thì được Linh Phi động lòng thương cứu sống và gặp lại Phan Lang ở chốn thuỷ cung. Chi tiết kì ảo cuối cùng trong truyện là khi Vũ Nương “ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng sông” nói những lời tạ từ với chồng nàng là Trương Sinh rồi biến mất. Những chi tiết kì ảo trong truyện chỉ là những chi tiết nhỏ thế nhưng lại mang những ý nghĩa rất lớn, góp phần tạo nên thành công cho Chuyện người con gái Nam Xương. Yếu tố kì ảo không chỉ giúp cho câu chuyện kể mang màu sắc huyền ảo, li kì, làm tăng sự hấp dẫn, cũng như tính sống động của câu chuyện mà còn là “phương tiện” gửi gắm những thông điệp, quan niệm về nhân sinh. Thông qua yếu tố kì ảo, ta thấy được quan điểm của tác giả khi lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công đã đẩy người phụ nữ vào đường cùng đau đớn và phải lấy cái chết để minh oan cho chính mình. Những chi tiết kì ảo trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương còn thể hiện ước mơ về lẽ phải, sự công bằng công lý trong xã hội của người dân ta. Việc sử dụng yếu tố kì ảo đã giúp Chuyện người con gái Nam Xương mang thêm màu sắc kì bí cũng như tạo nên sự hấp dẫn, đầy cảm xúc cho câu chuyện.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện truyền kì mang màu sắc kì ảo. Sự xuất hiện của những yếu tổ kì ảo trong các tác phẩm đã đem tới cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Vũ Nương là một người phụ nữ đoan trang, đẹp người đẹp nết nhưng lại phải chịu nỗi oan khuất. Bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, nhà văn Nguyễn Dữ đã đưa vào đoạn cuối của tác phẩm những yếu tố kì ảo để mang lại một cái kết có hậu cho câu chuyện của nàng Vũ Nương. Đó là hình ảnh khi Vũ Nương sống lại và trở về dương gian “trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng” và “nói vọng vào” lời tạ từ với Trương Sinh, chồng nàng sau đó biến mất. Yếu tố kì ảo còn được thể hiện qua hình ảnh của nhân vật Phan Lang, khi chàng nằm mộng “thấy người con gái áo xanh đến xin tha mang” và ngay sáng hôm sau, chàng được người khác tặng cho “một con rùa mai xanh”. Chàng bèn đem con rùa ấy thả đi xuống biển. Vậy nên khi Phan Lang chạy giặc mà bị “đắm thuyền” chết đuối ngoài biển, được Đức Linh Phi – vợ vua biển Nam Hải trông thấy, sai người cứu sống chàng và đưa chàng trở lại quê hương. Sự xuất hiện của yếu tố kì ảo trong câu chuyện đã khiến câu chuyện truyền kì như một áng văn cổ tích huyền ảo, li kì, tạo nên sức hấp dẫn vô cùng cho người đọc. Những yếu tố kì ảo còn giúp ta hiểu rõ những quan điểm cho tác giả Nguyễn Dữ. Ông muốn thông qua những yếu tố ấy để lên án xã hội phong kiến bất công, chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ vào bi kịch của cuộc đời, đồng thời thể hiện sự thương cảm sâu sắc cho số phận bất hạnh của người phụ nữ xưa. Thêm vào đó, những yếu tố kì ảo còn giúp những người dân “thấp cổ bé họng” bày tỏ niềm mong ước của họ về một xã hội công bằng, công lý khi những người hiền lành có được cái kết tốt đẹp hơn. Bằng việc kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, nhà văn Nguyễn Dữ đã thành công tái hiện số phận của người phụ nữ xưa đồng thời giúp cho câu chuyện của mình có thêm nhiều cung bậc cảm xúc, sự li kì, hấp dẫn, ấn tượng.

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, bên cạnh yếu tố tả thực, tác giả Nguyễn Dữ còn đưa vào những yếu tố kì ảo đặc sắc để gửi gắm những quan niệm và bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Yếu tố kì ảo được xuất hiện trong phần cuối của tác phẩm, khi Vũ Nương được Linh Phi cứu, nàng trở lại dương gian để tạm biệt chồng con rồi trở về thủy cung. Yếu tố kì ảo còn được thể hiện qua chi tiết Vũ Nương khi nàng trở về sau khi được giải oan. Nàng “ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng” nước mênh mông của Hoàng Giang mà “nói vọng vào” những lời tạ từ với Trương Sinh rồi “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần” và biến mất khỏi dòng nước. Những yếu tố kì ảo tuy chỉ là những chi tiết nhỏ nhưng đã làm nên sự hấp dẫn, sự li kì, đặc sắc, cuốn hút người đọc cho những câu chuyện truyền kì. Thông qua những yếu tố kì ảo, tác giả Nguyễn Dữ đã lên án xã hội phong kiến bất công, chiến tranh phi nghĩa đã đẩy con người, đặc biệt là người phụ nữ tới đường cùng. Qua đó, ông cũng bày tỏ sự thương cảm sâu sắc của mình trước những số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời. Yếu tố kì ảo cũng là một chi tiết mà người dân ta dùng để bày tỏ những ước mơ, nguyện vọng của mình về một xã hội công bằng, công lý cho những người dân nghèo, bé nhỏ trong xã hội. Qua những chi tiết kì ảo trên, tác giả Nguyễn Dữ đã cho ta thấy được cuộc sống, số phận của những con người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Từ đó ta càng thêm trân trọng, yêu quý những người phụ nữ truyền thống, xinh đẹp, nết na như Vũ Nương.

—————-HẾT—————–

Để tìm hiểu về các chi tiết khác như chi tiết cái bóng, hay chi tiết về sự biến mất huyền ảo của Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ, mời các bạn đọc tìm hiểu các bài viết khác tại Cisnet.edu.vn như: Đoạn văn Phân tích chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương, Đoạn văn Phân tích kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương, Đoạn văn phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương, Đoạn văn Phân tích bi kịch nhân vật Vũ Nương.

Từ khoá liên quan:

, viet doan van phan tich y nghia cua yeu to ki ao trong tac pham chuyen nguoi con gai nam xuong, viet mot doan van khoang 12 cau phan tich y nghia cua yeu to ki ao trong chuyen nguoi con gai nam xuong,

Trích nguồn: tmdl.edu.vn
Danh mục: Học Tập - Giáo dục

Bài văn Phân tích yếu tố kì ảo trong chuyện người con gái nam xương là một trong những bài văn mẫu mà các em nên tham khảo khi xem qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Phần phân tích này Hocwiki sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của các yếu tố kì ảo đối với câu chuyện.

Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích yếu tố kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

Sơ đồ tư duy Phân tích yếu tố kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

Việc lập ra 1 sơ đồ tư duy trước khi làm bài là điều vô cùng quan trọng đối với các em học sinh nó giúp các em có 1 tác phòng làm 1 bài văn một cách mạch lạc và đúng đắn. Nó cũng giúp các em hệ thống lại kiến thức cũng như giúp các e ghi nhớ được đầy đủ kiến thức và viết vào bài văn một cách đầy đủ.

Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
Sơ đồ tư duy Phân tích yếu tố kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

Dàn ý phân tích chi tiết kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

Mở bài:

  •  Giới thiệu tác giả, tác phẩm và các yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Thân bài

một. Vài nét về tác giả và tác phẩm:

  • Nguyễn Du sống vào nửa đầu thế kỷ 16, ông nổi tiếng là người rất tài hoa uyên bác.
  •  “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện trích trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian “Vợ người ta”.

Những yếu tố tuyệt vời trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:

  •  Phan Lang báo mộng, thả rùa.
  •  Phan Lang gặp tai nạn, lạc vào hang rùa, gặp Linh Phi và được cứu. Phan Lang gặp lại Vũ Nương, chàng được sứ giả Linh Phi đưa về trần gian.
  •  Vũ Nương xuất hiện trong lễ quét dọn ở bến Hoàng Giang giữa thanh thiên bạch nhật, thất thường rồi lại biến mất.
Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
Dàn ý phân tích chi tiết kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

so với Ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:

  •  Những yếu tố này đã làm nên nét đặc trưng của thể loại truyền thuyết, tạo nên một kết thúc có hậu cho truyện.
  •  Hoàn thiện vẻ đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nghĩa nặng, thương chồng con, trọng danh dự.
  •  Thể hiện ước mơ, sự công bằng trong thế giới của nhân dân ta.
    Yếu tố kỳ ảo cũng tăng thêm phần hấp dẫn cho câu chuyện.

Đánh giá:

  •  Lên án xã hội bất công đã đẩy người phụ nữ vào đường cùng và phải hy sinh tính mạng để phá án.
  •  Niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Kết bài

  •  Khẳng định lại giá trị của yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Tổng hợp những bài văn mẫu phân tích yếu tố kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

Dưới đây là tổng hợp những bài văn mẫu yếu tố kì ảo trong chuyện người con gái nam xương mà chúng tôi đã tổng hợp lại từ các bài văn hay nhất trong các kỳ thi cũng như các nguồn văn lới nhất ở khắp nơi.mong muốn sẽ đem lại cho các bạn đọc những bài văn hay và ý nghĩa nhất giúp các bạn có được những tài liệu tham khảo chất lượng nhất để có thể viết những bài văn hay và đạt được nhiều điểm số cao trong các bài kiểm tra và bài thi của mình.

Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
Tổng hợp những bài văn mẫu phân tích yếu tố kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

Phân tích các chi tiết kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

Thành công của “Chuyện người con gái Nam Xương” không chỉ nhờ những giá trị nhân văn chân thực, sâu sắc mà còn do nghệ thuật điêu luyện được Nguyễn Du đưa vào tác phẩm một cách tài tình. Trong phần cuối của cuốn “Chuyện người con gái Nam Xương”, sự xuất hiện của những yếu tố kỳ ảo đã để lại cho người đọc một cái kết ấn tượng.

Nguyễn Du sống vào nửa đầu thế kỷ 16, ông nổi tiếng là người rất tài hoa uyên bác. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những truyện hay nhất trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Việt Nam “Vợ nhặt của chàng Trương”.

Vũ Nương là một người đẹp, tài đức vẹn toàn nhưng lại phải kết liễu cuộc đời giữa nỗi oan ức khủng khiếp. Nhà văn Nguyễn Du đã thêm yếu tố kì ảo vào cuối tác phẩm để giúp Vũ Nương được sống lại, trở về trần gian. Những yếu tố kì ảo đã tạo nên một cái kết hấp dẫn. Những yếu tố đó được thể hiện qua những chi tiết như Phan Lang nằm mộng thả rùa mai xanh, “Xác Phan Lang mắc cạn trong hang rùa trên đảo”, Linh Phi tin rằng mình chính là ân nhân cứu mạng mình năm xưa. đã uống thuốc thần để cứu sống Phan Lang. Không chỉ vậy, Phan Lang còn được mời dự tiệc và vô tình gặp lại Vũ Nương, sau này được sứ giả của Xích Hến mang về trần gian. Vũ Nương nhờ Phan Lang báo cho Trương Sinh tổ chức tiệc quét dọn, nàng sẽ về, sau đó, Vũ Nương xuất hiện trong lễ quét dọn ở bến Hoàng Giang giữa long lanh, hư ảo, rồi lại biến mất.

Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích các chi tiết kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

Sự kết hợp giữa yếu tố thực và ảo đã tạo cho tác giả một sức hút hiếm có và hoàn toàn phù hợp với tâm lý độc giả Việt Nam. Những yếu tố này đã làm cho thể loại này trở thành một dấu ấn của truyền thuyết và tạo ra một kết thúc có hậu cho câu chuyện. Người đàn ông bị thương đã được minh oan và trở lại trái đất trước khi biến mất. Không chỉ vậy, yếu tố kì ảo còn tô đậm thêm vẻ đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nghĩa nặng, thương chồng con, trọng danh dự. Dù bị chồng nghi oan, nàng tự tử nhưng nàng vẫn không trách Trương Sinh, nàng vẫn quan tâm đến quê hương, mồ mả tổ tiên, khi nghe Phan Lang nói nàng chỉ biết rơi nước mắt nên nhất định phải đi tìm chàng. Ngoài ra, những yếu tố kì ảo còn thể hiện ước mơ về công lý trên thế giới của nhân dân ta là “cái thiện diệt ác, chính nghĩa đánh bại cái ác”. Vũ Nương là người tốt nên dù gặp bao nhiêu cay đắng, oan khuất nhưng nàng xứng đáng được minh oan, tiễn đưa về trần gian. Yếu tố kì ảo đồng thời không làm mất đi tính bi kịch của truyện. Vũ Nương trở về nhưng không ở với chồng con, thay vào đó chọn cách trở về thủy cung. Tác giả đưa người đọc vào một giấc mơ ngắn ngủi, khi một người phụ nữ tài đức vẹn toàn được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, rồi đưa ta thoát khỏi giấc mộng này. Màn sương mù của sự hối lỗi đã vén lên, chỉ còn lại sự thật cay đắng là người vợ không thể sống lại, sự hối cải muộn màng của người chồng. Dù đã lập diễn đàn để minh oan nhưng một cái kết đau lòng không thể cứu vãn.

Qua chi tiết thần kì cuối sách, tác giả muốn phê phán, lên án cái xã hội bất công bấy giờ trọng nam khinh nữ. Có lẽ, trong xã hội xưa, phụ nữ chưa bao giờ biết đến hạnh phúc. Chi tiết thần kì giúp Vũ Nương trở về trong sương mù cũng cho ta thấy tấm lòng thương cảm của tác giả đối với cảnh ngộ của những người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Vì vậy, yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc với những bài học kinh nghiệm quý báu cho chúng ta.

Những yếu tố kỳ ảo đã giúp câu chuyện trở nên trôi chảy với nhiều cung bậc cảm xúc. Tác giả Nguyễn Du đã xây dựng được một nhân vật đại diện cho người phụ nữ nhỏ bé của chúng ta trong xã hội cũ. Dù câu chuyện đã kết thúc nhưng dư âm về Vũ Nương vẫn còn đọng mãi trong tâm trí người đọc.

Phân tích chi tiết kì ảo trong chuyện người con gái nam xương ngắn gọn

huyện người con gái Nam Xương phỏng theo cổ tích Vợ chồng Trương, song có sức hấp dẫn và lôi cuốn hơn nhiều. Bởi dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ, nhân vật hiện lên có đời sống, có tính cách rõ rệt. Và hơn thế nữa, những chi tiết kì ảo được xây dựng ở phần hai của truyện còn tạo nên sức hấp dẫn và những giá trị mới cho áng “thiên cổ kì bút”

Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích chi tiết kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

Câu chuyện ở trần gian đã chấm dứt, tác giả mở tiếp câu chuyện ở thế giới thần linh. Sức hấp dẫn của đoạn truyện này, chủ yếu là ở những yếu tố hoang đường, kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh; Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung; Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ nhân và Vũ Nương; câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi nàng mất. Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn tâm thiện của người đọc. Bởi vì, những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn thương nhớ quê nhà. Khi nghe Phan Lang nói về tình cảnh quê nhà, nàng ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa. Và chàng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”

Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo còn tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Nó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cải thiện bao giờ cũng chiến thắng. Tuy vậy, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về nhưng chỉ thoắt ẩn thoắt hiện giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi: “Đa tạ tình cành, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi mà chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải nhưng hạnh phúc thật sự đâu có thể tìm lại được nữa. Dự dứt áo ra đi cả Vũ Nương biểu hiện thái độ phê phán đối với xã hội bất công bấy giờ, xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
những chi tiết kì ảo trong chuyện người con gái nam xương

Trong các câu chuyện cổ tích, người đọc thường gặp những kết thúc có hậu. Đó là cô Tấm trở về ngôi Hoàng Hậu, sống một cuộc sống hạnh phúc; Thạch Sanh trở thành hoàng tử; Sọ Dừa trở thành trạng Nguyên… Kết thúc trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng kết thúc có hậu nhưng mang dáng dấp bi kịch. So với truyện dân gian, kết thúc truyện của Nguyễn Dữ cũng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với Trương Sinh. Vũ Nương không trở về, Trương Sinh càng phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Bản thân chàng Trương phải chịu trách nhiệm về hành động ghen tuông mù quáng của mình. Đó là một sự trả giá tất yếu. Như vậy, yếu tố kì ảo trong chuyện không chỉ giúp hoàn chỉnh thêm nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ mà còn mang một giá trị nhân văn sâu sắc.

Phân tích ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong chuyện người con gái nam xương hay nhất

Nguyễn Dữ là một gương mặt tiêu biểu điển hình cho nền văn học trung đại Việt Nam ở thế kỉ thứ XVI. Mặc dù, sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Dữ chỉ vẻn vẹn có tập truyện “Truyền kì mạn lục” nhưng tập truyện lại có một vị trí đặc biệt, được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ nghìn đời), “là áng văn hay của bậc đại gia”. Đây là tập truyện viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam. “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên thứ 16, trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. Thông qua bi kịch Vũ Nương, truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn độc đáo, đánh dấu sự thành công về nghệ thuật dựng truyện; khắc họa miêu tả nhân vật và sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, giữa yếu tố hiện thực và kì ảo.

Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong chuyện người con gái nam xương hay nhất

Câu chuyện ở trần gian đã chấm dứt, tác giả mở tiếp câu chuyện ở thế giới thần linh. Sức hấp dẫn của đoạn truyện này, chủ yếu là ở những yếu tố hoang đường, kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh; Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung; Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ nhân và Vũ Nương; câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi nàng mất. Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn tâm thiện của người đọc. Bởi vì, những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn thương nhớ quê nhà. Khi nghe Phan Lang nói về tình cảnh quê nhà, nàng ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa. Và chàng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”

Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo còn tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Nó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cải thiện bao giờ cũng chiến thắng.

Ý nghĩa yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương
yếu tố kì ảo chuyện người con gái nam xương

Tuy vậy, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về nhưng chỉ thoắt ẩn thoắt hiện giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi: “Đa tạ tình cành, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi mà chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải nhưng hạnh phúc thật sự đâu có thể tìm lại được nữa. Dự dứt áo ra đi cả Vũ Nương biểu hiện thái độ phê phán đối với xã hội bất công bấy giờ, xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ.

Video hướng dẫn Phân tích yếu tố kì ảo trong chuyện người con gái nam xương