Xuất hóa đơn cho công đoàn cơ sở năm 2024

Quà tặng từ Quỹ công đoàn có chịu thuế TNCN? Có được trừ khi tính thuế TNDN? là câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều trong quá trình tư vấn. Vậy phương án áp dụng như thế nào

Nguyên tắc khi công ty

  • Về hóa đơn: Công ty không phải lập hóa đơn khi tặng quà từ Quỹ công đoàn
  • Về thuế GTGT: Không tính thuế GTGT đầu ra, không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
  • Về thuế TNDN: Không được tính vào chi phí được trừ
  • Về thuế TNCN: Người lao động khi nhận được các khoản chi từ quỹ công đoàn sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công vì vềnguyên tắc, các khoản chi Công đoàn phải phục vụ cho các nhiệm vụ tại Điều 27 Luật Công đoàn 2012 như:

– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; – Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; – Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh; – Tổ chức phong trào thi đua do công đoàn phát động; – Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn; – Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động; – Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới; – Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động; – Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác; – Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách; – Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp; – Các nhiệm vụ chi khác…

Tham khảo công văn hướng dẫn

Công văn 20657/CT-TTHT ngày 8/4/2020 – Cục thuế TP Hà Nội

Xuất hóa đơn cho công đoàn cơ sở năm 2024

Công văn 1005/CT-TTHT ngày 25/1/2017 – Cục thuế TP Hải Phòng

Xuất hóa đơn cho công đoàn cơ sở năm 2024

Chính sách thuế TNCN – Quà tặng cho nhân viên
Phân biệt hàng khuyến mại và hàng hóa cho biếu tặng

Biên soạn: Đỗ Thị Thúy Hường

Bỏ trống mã số thuế trên hóa đơn của công đoàn cơ sở có phù hợp không khi đơn vị không có mã số thuế?

Về vấn đề này, tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nêu:

Nội dung của hóa đơn
...
5. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.

Theo đó, khi công đoàn cơ sở không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua thưa anh và hóa đơn vẫn được chấp nhận.

Xuất hóa đơn cho công đoàn cơ sở năm 2024

Bỏ trống mã số thuế trên hóa đơn của công đoàn cơ sở có phù hợp không khi đơn vị không có mã số thuế? (Hình từ Internet)

Đã giao hàng nhưng đợi thanh toán mới lập hóa đơn có được không?

Tại Điều 9 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:

Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
...

Theo đó thì thời điểm lập hóa đơn không phụ thuộc vào thời điểm thanh toán mà sẽ dựa vào thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Do vậy khi bên anh giao hàng cho bên mua sẽ phải lập hóa đơn vào thời điểm này.

Đã lập hóa đơn điện tử thì có được chuyển sang hóa đơn giấy được không?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định:

Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy
1. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
3. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

Theo quy định trên thì hóa đơn điện tử chỉ được chuyển thành hóa đơn giấy nếu có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.