Xin cho biết điều gì làm thầy cô hứng thú/ ấn tượng với khóa tập huấn?

Còn gần 3 tháng nữa, năm học mới sẽ chính thức bắt đầu, học sinh lớp 2, lớp 6 trên cả nước sẽ học theo Chương trình GDPT mới. Thời điểm này, hàng chục ngàn giáo viên trên cả nước vẫn tiếp tục chạy đua, tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo chương trình ETEP của Bộ GD-ĐT để chuẩn bị cho việc giảng dạy sắp tới.

“Công việc có vất vả hơn khi vừa phải hoàn thành nhiệm vụ ở trường, vừa hỗ trợ hàng chục đồng nghiệp ở các cơ sở giáo dục khác tự bồi dưỡng theo chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, tôi thấy vui vì học nhiều điều từ những thắc mắc, trao đổi của đồng nghiệp liên quan đến nội dung bồi dưỡng và việc áp dụng kiến thức ấy vào thực tế quản lý, giảng dạy ở trường”. Đó là tâm sự của cô Đào Thị Tâm - Hiệu trưởng trường Tiểu học Dân Tiến (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) - một trong hơn 30.000 giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán trên cả nước đang tham gia hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý đại trà tự bồi dưỡng các modul thực hiện Chương trình GDPT 2018 trong Chương trình ETEP.

Xin cho biết điều gì làm thầy cô hứng thú/ ấn tượng với khóa tập huấn?

Để tham gia hỗ trợ, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý đại trà, các giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán đã phải trải qua quá trình tập huấn trực tiếp cùng giảng viên các trường ĐH Sư phạm.

Theo mô hình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, lần này, đội ngũ cốt cán sau khi được bồi dưỡng trực tuyến và trực tiếp với sự hướng dẫn của giảng viên sư phạm chủ chốt, thay vì “dạy lại” cho hàng trăm giáo viên, cán bộ quản lý đại trà của địa phương học tập trung, thì mỗi cốt cán sẽ hỗ trợ khoảng 10-30 đồng nghiệp tự bồi dưỡng các modul trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS).

Cụ thể, giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến nội dung bồi dưỡng, hoàn thành các bài tập của khóa học hay việc áp dụng kiến thức được bồi dưỡng ấy vào thực tế quản lý, giảng dạy ở trường.

Nắm chắc hơn kiến thức, tích luỹ thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp

Việc hỗ trợ cán bộ quản lý đại trà tự bồi dưỡng của cô Đào Thị Tâm bắt đầu từ cuối tháng 4/2021, cô chịu trách nhiệm hỗ trợ 12 cán bộ quản lý huyện Khoái Châu.

“Riêng sáng nay, tôi nhận được 4-5 cuộc điện thoại hỏi về việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, điều chỉnh kế hoạch giáo dục như thế nào. Các thầy cô rất hay hỏi, nếu có thắc mắc gì không tự giải đáp được, họ thì sẽ vào hệ thống học tập trực tuyến (LMS) để đặt câu hỏi hoặc gọi điện trực tiếp nhờ cán bộ cốt cán trả lời, hay nhắn tin thảo luận trên nhóm chat zalo. Các thầy cô có thể liên lạc vào bất cứ thời gian nào. Những nội dung có thể giải đáp luôn, tôi sẽ trao đổi lại lúc đó. Những vấn đề chuyên sâu cần nhiều thì giờ để giải đáp kỹ lưỡng, thì buổi tối sau khi hoàn tất công việc gia đình, tôi sẽ hướng dẫn cho các thầy cô”, cô Tâm nói.

Cũng theo cô Tâm, mô hình hỗ trợ đồng nghiệp tự bồi dưỡng trên hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS) có nhiều lợi ích cho cả giáo viên, cán bộ cốt cán và đại trà, nhất là việc không bị hạn chế bởi thời gian, không gian, nhất là trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Hoạt động ngày diễn ra thường xuyên, liên tục, ngay trong quá trình làm việc nên các nội dung chia sẻ luôn được gắn với thực tế triển khai ở mỗi nhà trường, từ đó có hướng giải quyết thiết thực, hợp lý.

Do đều là cán bộ quản lý, trong cùng địa bàn huyện, nhiều năm sinh hoạt chuyên môn, quen biết lẫn nhau nên cán bộ quản lý đại trà dễ dàng chia sẻ những thắc mắc, khó khăn trong quá trình tự bồi dưỡng với cán bộ quản lý cốt cán. Đặc biệt, với sự hiểu biết phần nào tình hình hoạt động của trường bạn, nên những giải đáp, hỗ trợ của cốt cán với đại trà đối với các tình huống cụ thể, sẽ hiệu quả, phù hợp hơn.

Mất thêm thời gian và vất vả hơn khi vừa phải thực hiện công việc chuyên môn ở trường, vừa hỗ trợ đồng nghiệp tự bồi dưỡng, nhưng cán bộ quản lý cốt cán Đào Thị Tâm cho rằng mình “được nhiều hơn mất”.

“Cái được lớn nhất là vỡ vạc thêm được nhiều vấn đề từ thực tế áp dụng kiến thức được bồi dưỡng vào hoạt động của nhà trường mà đồng nghiệp phụ trách. Lúc tôi học hoặc thực tế áp dụng của trường mình không phát sinh vấn đề như trường bạn. Quá trình cùng nhau tìm giải pháp có thể nảy ra hướng giải quyết mới, thú vị, hiệu quả hơn. Bài toán của trường bạn nhưng cũng là kinh nghiệm cho chính trường mình”, nữ hiệu trưởng nói.

Ngoài ra, việc giải đáp các thắc mắc về nội dung bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý đại trà cũng là cách để cốt cán “ôn lại”, nắm chắc hơn kiến thức trong các modul đó và từ đấy vận dụng hiệu quả vào hoạt động của trường mình.

Xin cho biết điều gì làm thầy cô hứng thú/ ấn tượng với khóa tập huấn?

Quá trình trao đổi, bồi dưỡng giúp các giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Cũng tham gia hỗ trợ giáo viên đại trà tự bồi dưỡng các modul của chương trình ETEP để thực hiện Chương trình GDPT 2018, cô Trần Thị Phương Nhung - giáo viên trường Tiểu học Trần Nhân Tông (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đồng quan điểm rằng tuy việc tập huấn rất vất song giáo viên cốt cán được nhiều điều, nhất là việc nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Việc giải đáp các thắc mắc cho đại trà, giúp cốt cán nắm sâu sắc, tường minh, vững vàng kiến thức được bồi dưỡng. Giáo viên cốt cán đồng thời có thêm nhiều trải nghiệm với các tình huống khác nhau phát sinh trong thực tế triển khai của giáo viên đại trà. Năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo của cốt cán, qua đó cũng tiến bộ.

Giảng viên sư phạm được “cọ sát” hơn với thực tế dạy học

Hoạt động hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý đại trà tự bồi dưỡng qua mạng bắt đầu từ năm 2020, cũng từ đó, tiến sĩ Lê Thị Lan Anh - giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã đồng hành cùng hàng trăm giáo viên cốt cán của 8 tỉnh miền núi phía Bắc tham gia hỗ trợ đồng nghiệp. Quá trình này, nữ tiến sĩ được cọ sát với nhiều vấn đề trong thực tế dạy học của thầy cô trường phổ thông, từ đó học hỏi và rút được ra những bài học quý báu để làm tốt hơn nữa công việc chuyên môn là đào tạo giáo viên.

“Khi đào tạo trong trường sư phạm, tôi hướng dẫn sinh viên theo cách này nhưng khi họ áp dụng vào thực tế giảng dạy có thể phát sinh vấn đề khác. Ngoài ra, giáo viên luôn sáng tạo cách dạy sao cho phù hợp nhất với học sinh. Họ làm kiến thức ở trường sư phạm được “sống theo một cách khác”. Những thực tế phong phú đó, khi trực tiếp tập huấn cho giáo viên cốt cán và đồng hành cùng cốt cán hỗ trợ giáo viên đại trà, tôi có nhiều cơ hội cọ sát và hiểu kỹ lưỡng hơn”, cô Lan Anh nói.

Giảng viên này cho biết, quá trình bồi dưỡng giáo viên cốt cán và đại trà thực hiện Chương trình GDPT mới như một cách để cô “bảo dưỡng” lại sản phẩm mà mình và các đồng nghiệp đã tạo ra. Quá trình này tác động lại hoạt động đào tạo của trường sư phạm, đặc biệt là với cá nhân cô. Khi biết vấn đề nào sinh viên ra trường hay nhầm lẫn, nội dung nào giáo viên đã làm tốt, cái gì cần tập huấn thêm, cô Lan Anh có thể điều chỉnh lại hoạt động giảng dạy ở trường sư phạm sao cho khắc phục được những nhầm lẫn, thiếu sót đó.

“Tôi nhận ra, quan trọng nhất là mình cần đào tạo sinh viên phát triển được phẩm chất, năng lực, để họ biết vận dụng đúng và linh hoạt kiến thức được học vào xử lý các tình huống phong phú trong đời sống giảng dạy, từ đó mới có thể làm tốt công việc chuyên môn là dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh”, TS Lê Thị Lan Anh nói./.

LTS: Hè về, cũng là mùa tập huấn. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên tuy là cần thiết nhưng chưa chặt chẽ và không gây hứng thú cho đội ngũ cán bộ khiến chất lượng tập huấn không hiệu quả.

Thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc đã có những phân tích dựa trên thực tế. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên  được bố trí, rải đều trong năm. Những năm gần đây, do tính chất công việc và yêu cầu đổi mới giáo dục nên mật độ, số lượng đợt tập huấn càng dày, nhiều hơn trước. Có đợt vài, ba ngày. Có đợt kéo dài cả tuần đến vài tháng.

Những giáo viên cốt cán thường "dính" năm, bảy đợt đi tập huấn, bồi dưỡng cũng thường hay xảy ra. Hình thức tập huấn, bồi dưỡng ở mỗi năm, mỗi khác. Lúc thì mời cán bộ, giảng viên các trường đại học về giảng dạy, báo cáo.

Xin cho biết điều gì làm thầy cô hứng thú/ ấn tượng với khóa tập huấn?
Sáng kiến kinh nghiệm chỉ tốn tiền dân, học trò cũng chả được gì

(GDVN) - Đầu năm trước khi đăng kí đề tài để viết, một số giáo viên “dạo” vài vòng trên các kho sáng kiến trên mạng để tìm đề tài ưng ý.

Khi thì, cử một số giáo viên cốt cán đi tập huấn ở các nơi như Huế, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... rồi về báo cáo, truyền đạt lại cho tất cả cán bộ, giáo viên...

Có đợt, có nội dung thì làm kiểm tra, bài thu hoạch, có đợt thì không. Về khâu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, từng nơi có cách thức khác nhau. Có nơi rất nghiêm túc về giờ giấc, vắng trễ, điểm danh, điểm diện.

Nhưng có nơi thì lại khá dễ dãi, không mấy quan tâm, đến học thì học, không đến học thì thôi."Chuyện học này là ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, thầy cô giáo, cho nên không cần thiết phải “hù dọa”, dùng các biện pháp hành chính". Nhiều người đứng ra tổ chức, quản lý lớp học của các phòng giáo dục, sở giáo dục có suy nghĩ như thế.

Nhưng buồn một nỗi, đâu phải giáo viên nào cũng nhận thức được vậy. Số lượng học viên, ở buổi đầu tiên thường tương đối đông đủ.

Nhưng đến các buổi thứ 2, thứ 3, và nhất là các buổi về cuối, lớp học trống vắng đến khác thường, còn chưa được nửa so với buổi đầu, khiến giảng viên hướng dẫn bực bội, buồn lòng song phải biết làm sao bây giờ, vì họ đã là thầy cô cả rồi mà.

Xin cho biết điều gì làm thầy cô hứng thú/ ấn tượng với khóa tập huấn?
Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên  được bố trí rải đều trong năm

Cách thức tập huấn, bồi dưỡng trong 5 năm nay có sự đổi mới, cải tiến, người tổ chức, hướng dành một thời gian khá nhiều để thầy cô giáo trao đổi, thảo luận, phát biểu những vấn đề, nội dung có liên quan đến phần học.

Phải nói, tới phần này, giáo viên mình ngại nhất, lên phát biểu cứ đùn đẩy cho người này khác, cuối cùng quanh đi, quẩn lại cũng chỉ có một số trường, một số thầy cô giáo hay phát biểu bày tỏ quan điểm, suy nghĩ...

Không khí thảo luận thường sôi động nhưng ở đây luôn chìm lắng, rời rạc, mất quá nhiều thời gian cho việc mời mọc người này, người kia. Gần đây, trong một hội nghị tập huấn do Sở GD và ĐT của một thành phố lớn.

Mấy năm nay, khi tập huấn, bồi dưỡng đại trà, dành cho tất cả giáo viên thì giao hẳn cho nhà trường, cho giáo viên cốt cán đã đi tập huấn, bồi dưỡng tập trung ở cấp trên, lên kế hoạch, tổ chức tập huấn lại tại tổ, nhóm, hội đồng.

Đi tập huấn ở trên được vài ngày nhưng tập huấn lại dưới này, thường chỉ còn vài tiếng đồng hồ, thậm chí mấy chục phút là cùng. Giáo viên báo cáo lại và thầy cô giáo được tập huấn cũng chỉ “ cưỡi ngựa xem hoa”, được chăng hay chớ. 

Vì đơn vị, trường lớp đông quá, lấy lý do công việc quản lý bề bộn nên bộ phận chuyên môn cấp trên, phần nhiều không có thời gian để đi kiểm tra thực tế đơn vị, nhà trường, các tổ chuyên môn “ làm ăn” như thế nào về hoạt động bồi dưỡng thường xuyên.

Cấp trên chỉ nắm tình hình hoạt động nhà trường qua các báo cáo, biểu mẫu được gởi lên. Nói thật, nhiều thầy cô phổ thông đến nơi tập huấn, bồi dưỡng cũng ít có tư tưởng, tinh thần là để học tập, tiếp thu cái mới mà là biến nơi ấy thành cơ hội, thành dịp để gặp gỡ, nói chuyện riêng tư, tụ tập, đi mua sắm…

Ngay cả, cán bộ quản lý cũng “thiếu tập trung” trong tập huấn, một giảng viên ĐH, tham gia tập huấn chia sẻ:” tôi vô cùng bức xúc và lo lắng khi thấy một bộ phận cán bộ các sở giáo dục không quan tâm đến việc lắng nghe các giảng viên phổ biến thông tư mà thay vào đó họ ngồi gọi điện thoại hoặc lướt Internet…”

Việc nói chuyện riêng, thiếu tập trung của họ trong buổi học, thảo luận cũng đã thành căn bệnh khá trầm kha, khó chữa, lắm lúc giảng viên phải dừng lại đề nghị, yêu cầu thầy cô giữ trật tự, im lặng…

Còn các tài liệu về nội dung tập huấn, bồi dưỡng có nhiều, được cấp trên, nhà trường cung cấp khá đầy đủ qua hình thức phô- tô, gửi đường email…song chẳng mấy thầy cô giáo “ham” đọc và trao đổi, thông tin lại.

Ở nhà trường, chúng tôi không lạ gì thực trạng, mỗi có  thông báo sắp đi tập huấn, bồi dưỡng thường, thì phần lớn thầy cô giáo bây giờ có tâm lí không vui, tỏ ra mệt mỏi, chán nản, không muốn đi, ghi tên người nào vào danh sách là người nấy hít hà, đùn đẩy, viện đủ lý do để thoái thác trách nhiệm, lắm lúc người quản lý tổ, trường phải dùng đến biện pháp hành chính.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, chuyên môn là  một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, thường xuyên của mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có ngành giáo dục. Nó giúp cho thầy, cô giáo kịp thời tiếp cận, làm quen cái mới, cái sắp thay đổi, cải tiến, đồng thời củng cố, bổ sung, nâng cao nhận thức, hiểu biết về những phần kiến thức, kỹ năng sư phạm còn thiếu, còn hạn chế.

Mục đích tốt đẹp là vậy. Thế mà tại sao, phần lớn cán bộ quản lý, thầy cô giáo lại sợ, lại ngại đi tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên? Những nguyên nhân chính có thể nêu ra đây:

Thứ nhất, về mặt nhận thức của nhiều cán bộ, thầy cô giáo chưa cao, ngại thay đổi trước cái mới, có tâm lý tự thỏa mãn, bấy nhiêu kiến thức, phương pháp là dư sức quản lý, dạy cho học sinh mình rồi.

Thứ hai, không ít thầy cô giáo là giáo viên cốt cán, thuộc thành phần chuyên môn của Sở, Phòng Giáo dục, trường khi được cử đi tập huấn ở trong và ngoài tỉnh… để về báo cáo, truyền đạt lại cho giáo viên, do chưa ý thức đầy đủ được nhiệm vụ của mình nên có tư tưởng, thói quen ham chơi hơn ham học tập.

Đúc kết, tiếp thu không được mấy, lúc về  chuẩn bị  nội dung hời hợt, báo cáo qua loa, sơ sài, thiếu cụ thể, hấp dẫn, toàn lý thuyết suông, thường cho nghỉ, về  sớm khiến cho giáo viên chán nản không muốn nghe, làm việc.

Thứ ba, cách thức quản lý, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị phòng, sở giáo dục, nhà trường vẫn chưa được tốt.

Do, trông đợi quá nhiều vào tính tự giác, ý thức kỷ luật của thầy cô nên dẫn đến tình trạng bỏ học, nghỉ học khá nhiều, ảnh hưởng đến khí thế học tập chung, lại khó đánh giá được trường nào, tổ nào, thầy cô nào học nghiêm túc hay không nghiêm túc.

Vai trò của nhiều Ban giám hiệu trong nội dung bồi dưỡng, tập huấn giáo viên còn mờ nhạt, chưa thật tâm huyết, trách nhiệm, dẫn đến ý thức, thái độ học tập của giáo viên có dấu hiệu sao nhãng, hình thức, đối phó.

Thứ bốn, mặc dù, nhiều nội dung bồi dưỡng, mô-đun được biên soạn, chuẩn bị trước, có đưa xuống cho nhóm, tổ lựa chọn nhưng vẫn còn đó những nội dung, chuyên đề trùng lặp, dẫm đạp lên nhau, “ cao siêu”, xa vời, ít thiết thực cụ thể, gắn liền với chương trình, nhiệm vụ giáo dục,  dạy học của thầy cô giáo.

Nhiều giáo viên thổ lộ: “Gần 20 năm trong nghề, đi tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, không biết bao nhiêu lần nhưng chúng tôi chưa được học, bổ sung những gì mình cần, mình mong muốn, cho nên hiệu quả, tác dụng của nó còn hạn chế nhiều, khoảng cách giữa cái học với cái thực tiễn dạy học vẫn còn khá xa."

Thứ năm, số lượng, nội dung chuyên đề bồi dưỡng, tập huấn mấy năm nay dày đặc, đủ thứ, nào đổi mới phương pháp, tích hợp, liên môn, nào hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, nào giáo dục giới tính, giáo dục biển đảo…Tập huấn cái này chưa xong, lại xuất hiện đợt tập huấn cái khác.

Nhiều tập huấn, bồi dưỡng quá khiến cán bộ, giáo viên các cơ sở giáo dục “ bội thực, chán ngán, không còn cảm giác háo hức, mong chờ. Hình như bên ngoài xã hội, nền giáo dục thế giới có những thay đổi, cái mới gì…thì thầy cô giáo và học trò trong trường học chúng tôi phải tiếp nhận, lĩnh hội và dạy- học bằng hết ?

Thứ sáu, việc BDTX lâu nay ít hoặc không gắn với kiểm tra thực tế. Bồi dưỡng thì cứ bồi dưỡng. Còn việc có triển khai, thực hiện hay không, như thế nào lại phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức, trách nhiệm của từng đơn vị nhà trường, giáo viên.

Không có kiểm tra dẫn đến nhà trường, giáo viên chủ quan, triển khai qua loa, cho lấy có, chẳng mặn mà gì, thậm chí bỏ luôn. 

Có  thể nói, do quy mô lớn, số lượng đông (trên 1 triệu thầy cô giáo), chương trình, sách giáo khoa, các thể chế thi cử...luôn trong tình trạng thay đổi, cải tiến liên tục nên ngành giáo dục có số lượng tập huấn, bồi dưỡng nhiều nhất và tốn kém nhiều nhất về kinh phí, công sức, thời gian.

Xin cho biết điều gì làm thầy cô hứng thú/ ấn tượng với khóa tập huấn?
"Gần 20 năm trong nghề, đi tập huấn, bồi dưỡng không biết bao nhiêu lần nhưng chúng tôi chưa được học, bổ sung những gì mình cần", ảnh tác giả cung cấp

Là người trong cuộc, chúng tôi thấy, dường như, ngành giáo dục ít có những đợt tổng kết, đánh giá, kiểm điểm, chỉ ra mặt được, mặt hạn chế của công tác tập huấn, bồi dưỡng và ít lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng của giáo viên dưới cơ sở.

Thiết nghĩ, các cấp quản lý giáo dục cần  nghiêm túc ngồi lại nghiên cứu, tìm hiểu cho kỹ, mỗi năm hoặc vài năm nên tập huấn, bồi dưỡng nội dung, vấn đề gì cho hữu ích, cần nhất đối cán bộ quản lý, thầy cô giáo, đối với giáo dục hiện nay, không cần thiết tổ chức dàn trải, quá nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng ( để giải ngân cho hết tiền ngân sách) mà hiệu quả thì hạn chế, gây lãng phí lớn.

Cấp quản lý, chuyên môn của nhà trường, Phòng, Sở Giáo dục và đạo tạo các địa phương cần gắn với việc kiểm tra thực tế tại cơ sở, để có điều chỉnh, rút kinh nghiệm, cái được và chưa được, có khen thưởng, kỷ luật hẳn hoi.

Bản thân các nhà trường, các tổ, nhóm chuyên môn cũng phải tự thay đổi, tự nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của mình trong việc quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nội dung, chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng.

Ở nhà trường, nếu thiếu những cán bộ quản lý, thầy cô giáo nhiệt tình, năng nỗ trong nhiệm vụ nặng nề này thì muôn năm nữa, hiệu quả của bồi dưỡng thường xuyên vẫn cứ vậy.

Hệ lụy là đội ngũ giáo viên- cỗ máy cái của nền giáo dục mãi già nua, ì ạch, chậm chạp, thì chẳng thể thúc đẩy công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam đi đến bến bờ thành công, thắng lợi.

Tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hoan nghênh quý độc giả, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các nhà quản lý-chuyên gia giáo dục...viết bài cộng tác cùng Tòa soạn.

Đặc biệt là các bài viết phản ánh, phản biện chính sách giáo dục (chuyện thi cử, tuyển sinh; sách giáo khoa-chương trình; chuyện trên lớp trên trường; mối quan hệ nhà trường-học sinh-phụ huynh...); những tấm gương tốt; những hạn chế cần khắc phục trong công tác giáo dục từ mầm non trở đi.

Tất cả các bài viết đều được chi trả nhuận bút thỏa đáng, kịp thời và đảm bảo tác quyền.

Trong trường hợp tế nhị, tác giả có thể sử dụng bút danh, Tòa soạn cam kết giữ bí mật thông tin tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bài viết xin gửi về hòm thư điện tử  hoặc gọi số 0938766888 để biết thêm chi tiết.

Ban biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng cảm ơn!

Đỗ Tấn Ngọc