Vqf nghĩa là gì

Hiện nay, bên cạnh các đối tượng xin visa sang Nhật Bản trong trường hợp có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì vẫn còn nhiều đối tượng xin theo diện bằng cao đẳng. Theo thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh và xã hội, bằng level 5 Việt Nam là bằng cao đẳng chính quy giành cho kỹ sư thực hành. Sau khi tốt nghiệp, họ có thể học liên thông lên đại học hoặc lựa chọn xuất ngoại vào các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ giải đáp cho các bạn về Bằng level 5 xin visa kỹ sư được không? Chia sẻ mới nhất cập nhật từ chúng tôi

Vqf nghĩa là gì
Bằng level 5 xin visa kỹ sư được không?

Căn cứ vào Thông tư 10/2017/ĐT-BLĐTBXH quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; in; quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng thì đã chỉ rõ quy định nội dung về Bằng Level 5 tại Phụ lục 1, Mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp.

Vqf nghĩa là gì

Bằng level 5 là bằng cao đẳng chính quy – kỹ sư kinh doanh

Với mục đích nhằm hướng đến sự hội nhập tại khu vực và các nước Đông Nam Á đều đi với xu hướng này, bằng level 5 chính là một trong các bằng cao đẳng chính quy, không thuộc bằng cao đẳng nghề và tương đương với bằng kỹ sư thực hành.

Theo đó, bằng level 6 thì tương đương trình độ đại học, level 7 tương đương với trình độ thạc sỹ, level 8 tương đương với trình độ tiến sĩ

Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, nếu trường hợp cá nhân sang du học, xuất khẩu diện kỹ sư thì chỉ chấp nhận các hệ bằng chính quy mà không chấp nhận hệ bằng nghề nghiệp.

Theo những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được thì hiện tại, đối với bằng level 5 ở Việt Nam, việc xin visa theo diện kỹ sư khá khó khăn. Bởi vì pháp luật của từng quốc gia có sự riêng biệt và trong đó, hệ thống quy định về bằng cấp, tên gọi trong lĩnh vực giáo dục cũng có sự khác nhau mà không phải đồng bộ trên hệ thống toàn thế giới vì căn cứ dựa vào chính sách, mức độ phát triển,…

Tại Nhật Bản, hầu hết cán bộ làm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh không hiểu được bản chất của bằng level 5 là bằng cao đẳng chính quy nên họ chỉ đơn giản nghĩ bằng cao đẳng Việt Nam tương đương với bằng nghề và mặc nhiên đánh rớt vì không đủ điều kiện xin visa kỹ sư.

Điều này tạo ra một tâm lý chung là các bên môi giới xuất nhập cảnh, các bên công ty Nhật Bản thường hạn chế tránh các hồ sơ có bằng level 5 để tránh sơ suất không đáng có. Cho nên các bằng level 5 khá khó vì có thể nhận hồ sơ nhưng chưa chắc được xét duyệt visa lưu trú tại Nhật Bản

Như vậy, trên phương diện lý thuyết thì bằng level 5 có thể xin được visa kỹ sư nhưng trên phương diện thực tế thì xác suất và triển vọng thấp.

Tuy nhiên, từ tháng 6/2019 thì các trường cao đẳng phải chuyển sang level 5 thì các bằng cao đẳng sẽ bằng nhau và việc này cần cơ quan Việt Nam giải trình với Nhật Bản để có thể giải quyết cách hiểu khác nhau về pháp luật, thuật ngữ bằng cấp và tạo cơ hội cho lao động Việt Nam

Để xin được visa kỹ sư Nhật Bản, phải đáp ứng được những điều kiện liên quan đến độ tuổi, ngoại hình, sức khỏe, trình độ Nhật ngữ, kinh nghiệm,…  do các công ty tuyển dụng đưa ra. Chi tiết như sau:

  • Trong độ tuổi từ 21 đến 40 tuổi
  • Nam cao trên 160cm nặng từ 50kg và nữ là 150cm và nặng trên 45kg
  • Không mắc các bệnh truyền nhiễm như lao phổi, lậu, HIV, viêm gan B…; đạt thị lực từ 6/10 hoặc cao hơn tùy ngành nghề.
  • Các bằng cấp chính quy là trình độ kỹ sư có chuyên ngành phù hợp với công việc mà bên Nhật tuyển dụng.
  • Trình độ tiếng nhật đạt N4
  • Có kinh nghiệm làm việc tùy vào ngành nghề nhập cảnh
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có ý thức chấp hành pháp luật, tư chất đạo đức tốt; Không có tiền án hình sự và đặc biệt không thuộc trường hợp cấm nhập cảnh vào Nhật Bản theo pháp luật Việt Nam và Nhật Bản quy định

Visa kỹ sư Nhật Bản có thời hạn trong bao nhiêu lâu?

Visa kỹ sư là một trong số các loại visa lao động. Thời hạn theo diện kỹ sư Nhật Bản là vô thời hạn tùy thuộc vào năng lực, ý thích và công việc của kỹ sư. Do đó, thời hạn của loại visa này có thể thay đổi phụ thuộc vào việc công ty ký kết với thời hạn 5 năm 1 làn, 3 năm 1 lần hoặc 1 năm 1 lần.

Loại bằng cấp nào có thể đáp ứng được điều kiện xin Visa diện kỹ sư vào Nhật Bản?

Nhưu đã đề cập ở trên, Bằng level 5 là bằng kỹ sư thực hành sẽ không được tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản mà thay vào đó bạn cần phải nộp Bằng cao đẳng hoặc bằng đại học chính quy.

Bằng level 5 có thể xin visa sang Nhật Bản được không?

Bằng level 5 tuy không thể giúp bạn xin visa theo diện kỹ sư vào Nhật Bản được nhưng bạn có thể sử dụng bằng này để xin sang Nhật Bản làm việc theo diện visa Thực tập sinh.

Chi phí dịch vụ tư vấn liên quan đến visa Nhật Bản của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là những tư vấn của Luật ACC giải đáp thắc mắc về bằng level 5 có điều kiện để xin visa diện kỹ sư vào Nhật Bản. Hiện nay, không ít doanh nghiệp từ chối xin visa cho đối tượng này bởi khả năng đánh trật khá cao nhưng đừng lo lắng, Luật ACC có thể đồng hành pháp lý giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm, tiếp nhận rất nhiều hồ sơ xin visa và thành công đậu 100% cho khách hàng có nhu cầu. Khi đến với ACC, chỉ cần cung cấp thông tin của mình, nhân viên sẽ liên hệ với bạn qua:

  • Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
  • Mail:

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam bao gồm 8 bậc:
MỤC LỤC VĂN BẢN

Vqf nghĩa là gì


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 1982/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệpngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thựchiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám BanChấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Bạn đang xem: Vqf là gì

Phê duyệt Khung trìnhđộ quốc gia Việt Nam với những nội dung sau đây:

1. Tên gọi:

a) Tên tiếng Việt: Khung trình độ quốc gia Việt Nam, viết tắt là KTĐQG;

b) Tên tiếng Anh: Vietnamese QualificationsFramework, viết tắt là VQF.

2. Mục tiêu:

a) Phân loại, chuẩn hóa năng lực, khốilượng học tập tối thiểu và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với các trình độ thuộcgiáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam, góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo nguồn nhân lực;

b) Thiết lập cơ chế kết nối hiệu quảgiữa yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của bên sử dụng lao động với hệ thốngcác trình độ đào tạo thông qua các hoạt động đào tạo, đo lường, kiểm tra, đánhgiá và kiểm định chất lượng;

c) Làm căn cứ để xây dựng quy hoạchcơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các ngành, nghề ở cácbậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạonguồn nhân lực;

d) Thiết lập mối quan hệ với khungtrình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau vềtrình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực;

đ) Tạo cơ chế liên thông giữa cáctrình độ đào tạo, xây dựng xã hội học tập và học tập suốtđời.

3. Phạm vi điều chỉnh:

Khung trình độ quốc gia Việt Nam đượcáp dụng đối với các trình độ được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp và Luật giáo dục đại học.

4. Cấu trúc:

Cấu trúc Khung trình độ quốc gia ViệtNam như sau:

a) Bậc trình độ:

Bao gồm 8 bậc: Bậc 1 - Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 -Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đạihọc; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.

b) Chuẩn đầu ra bao gồm:

- Kiến thức thực tế và kiến thức lýthuyết;

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thựchành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử;

- Mức độ tự chủ và trách nhiệm cánhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiệncác nhiệm vụ chuyên môn.

c) Khối lượng học tập tối thiểu, đượctính bằng số tín chỉ người học phải tích lũy cho mỗi trình độ;

d) Văn bằng, chứng chỉ là văn bảncông nhận kết quả học tập của một cơ sở giáo dục đối với một cá nhân sau khi kếtthúc một khóa học, đáp ứng chuẩn đầu ra do cơ sở giáo dụcquy định.

5. Mô tả nội dung các bậc trình độ:

a) Bậc 1: Xác nhận trình độ đào tạo củangười học có kiến thức phổ thông, cơ bản; kỹ năng thao tác cơ bản để thực hiệnmột hoặc một vài công việc đơn giản có tính lặp lại của một nghề xác định trongmôi trường làm việc không thay đổi, với sự giám sát của người hướng dẫn.

Bậc 1 yêu cầu khốilượng học tập tối thiểu 5 tín chỉ.

Người học hoàn thành chương trình đàotạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 1 được cấp chứng chỉ sơ cấp I.

b) Bậc 2: Xác nhận trình độ đào tạo củangười học có kiến thức thực tế và lý thuyết về hoạt động trong phạm vi hẹp củamột nghề, kiến thức phổ thông, cơ bản về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật;kỹ năng thực hành nghề nghiệp dựa trên các kỹ thuật tiêu chuẩn để thực hiện mộtsố công việc có tính lặp lại trong môi trường rất ít thay đổi dưới sự giám sátcủa người hướng dẫn, có thể tự chủ trong một vài hoạt độngcụ thể.

Bậc 2 yêu cầu khối lượng học tập tốithiểu 15 tín chỉ.

Người học hoàn thành chương trình đàotạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 2 được cấp chứng chỉsơ cấp II.

c) Bậc 3: Xác nhận trình độ đào tạo củangười học có kiến thức thực tế và lý thuyết về một số nội dung trong phạm vi củamột nghề đào tạo; kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật;kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; kỹ năng nhận thức,kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để có thể làmviệc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trườngquen thuộc.

Bậc 3 yêu cầu khối lượng học tập tốithiểu 25 tín chỉ.

Người học hoàn thành chương trình đàotạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 3 được cấp chứng chỉsơ cấp III.

d) Bậc 4: Xác nhận trình độ đào tạo củangười học có kiến thức thực tế và lý thuyết cần thiết trong phạm vi của mộtngành, nghề đào tạo; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luậtvà công nghệ thông tin; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹnăng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các công việc có tính thường xuyênhoặc phức tạp, làm việc độc lập hay theo nhóm trong điềukiện biết trước và có thể thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, và trách nhiệm đốivới nhóm, có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việcđã được định sẵn.

Bậc 4 yêu cầu khối lượng học tập tốithiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tínchỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Người học hoàn thành chương trình đàotạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 4 được cấp bằng trung cấp.

đ) Bậc 5: Xác nhận trình độ đào tạo củangười học có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết rộng về một ngành, nghề đàotạo; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luậtvà công nghệ thông tin; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vàkỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phứctạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịutrách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối vớinhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định.

Bậc 5 yêu cầu khối lượng học tập tốithiểu 60 tín chỉ.

Người học hoàn thành chương trình đàotạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 5 được cấp bằng caođẳng.

e) Bậc 6: Xác nhận trình độ đào tạo củangười học có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lýthuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về khoa họcxã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện,phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cầnthiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặctheo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, tráchnhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngànhđào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

Bậc 6 yêu cầu khối lượng học tập tốithiểu 120 tín chỉ.

Người học hoàn thành chương trình đàotạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 6 được cấp bằng đại học.

g) Bậc 7: Xác nhận trình độ đào tạo củangười học có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng ở mức độ làm chủkiến thức trong phạm vi của ngành đào tạo; có kỹ năng phản biện, phân tích, tổnghợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; kỹ năngnghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ phù hợp trong lĩnh vựchọc thuật và nghề nghiệp; kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong các lĩnh vựcchuyên môn, có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệpthay đổi; có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quảnlý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.

Bậc 7 yêu cầu khối lượng học tập tốithiểu 60 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.

Người học hoàn thành chương trình đàotạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 7 được cấp bằng thạc sĩ.

Người có bằng tốt nghiệp đại họcchương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ, đáp ứng chuẩnđầu ra tương đương Bậc 7 được công nhận có trình độ tương đương Bậc 7.

h) Bậc 8: Xác nhận trình độ đào tạo củangười học có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàngđầu của chuyên ngành đào tạo; có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiệnvà giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập,độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức, thiếtlập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt độngchuyên môn; thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự địnhhướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa họcmang tính chuyên gia.

Bậc 8 yêu cầu khối lượng học tập tốithiểu 90 tín chỉ đối với người có bằng thạc sĩ, tối thiểu 120 tín chỉ đối vớingười có bằng tốt nghiệp đại học.

Người học hoàn thành chương trình đàotạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 8 được cấp bằng tiến sĩ.

Người có trình độ tương đương Bậc 7,hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa có khối lượnghọc tập tối thiểu 90 tín chỉ và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương Bậc 8được công nhận có trình độ tương đương Bậc 8.

6. Bảng mô tả Khung trình độ quốc giaViệt Nam được trình bày tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a) Chủ trì quảnlý, thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáodục đại học; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện và các điều kiện cần thiết để triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam trình Thủ tướngChính phủ xem xét phê duyệt;

b) Chủ trì, phốihợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độ giáodục đại học của Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độASEAN (AQRF) và các khung trình độ quốc gia khác;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành liên quan, các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục, các viện nghiêncứu liên quan để triển khai xây dựng, phê duyệt chuẩn đầu ra và các minh chứngkèm cho từng trình độ, từng lĩnh vực và ngành đào tạo thuộc giáo dục đại học;

d) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học rà soát chương trình đào tạo, chỉnh sửa, bổ sung phù hợp vớiquy định về chuẩn đầu ra; kiểm định chất lượng chương trình đào tạo dựa trên các minh chứngđược xác định theo chuẩn đầu ra và các điều kiện bảo đảm chất lượng;

đ) Phối hợp với Bộ Tài chính xâydựng định mức, dự toán kinh phí cho việc triển khai thực hiệnKhung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục đại học cho từnggiai đoạn.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì quản lý, thực hiện Khungtrình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp; xâydựng kế hoạch, lộ trình thực hiện và các điều kiện cần thiết để triển khaiKhung trình độ quốc gia Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành liên quan tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độgiáo dục nghề nghiệp của Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) và các khung trình độ quốc gia khác;

c) Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dụcvà Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quan hệ giữa tiêu chuẩn năng lựcnghề nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp quốc gia với các trình độ đào tạoquốc gia;

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành liên quan, các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở giáodục, các viện nghiên cứu liên quan để triển khai xây dựng, phê duyệt chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm cho từng trình độ, từng lĩnh vực và ngànhđào tạo thuộc giáo dục nghề nghiệp;

đ) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghềnghiệp rà soát chương trình đào tạo, chỉnh sửa, bổ sungphù hợp với quy định về chuẩn đầu ra; kiểm định chất lượng chương trình đào tạodựa trên các minh chứng được xác định theo chuẩn đầu ra và các điều kiện bảo đảmchất lượng;

e) Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựngđịnh mức, dự toán kinh phí cho việc triển khai thực hiện Khung trình độ quốcgia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp cho từng giai đoạn.

3. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ, hướngdẫn, kiểm tra, giám sát việc chi kinh phí triển khai thực hiện Khung trình độquốc gia Việt Nam theo các quy định hiện hành của pháp luật.

4. Các bộ, ngành liên quan

a) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thựchiện xây dựng chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo thuộc lĩnhvực quản lý của bộ, ngành;

b) Chỉ đạo các viện nghiên cứu, cơ sởgiáo dục trực thuộc thực hiện rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo theo chuẩnđầu ra và các minh chứng kèm theo;

c) Cung cấp thông tin về ngành, nghề,yêu cầu về trình độ tương ứng vị trí việc làm; xây dựng và ban hành tiêu chuẩnnăng lực nghề nghiệp làm cơ sở xây dựng và phát triển chuẩn đầu ra của cáctrình độ.

5. Ủy ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo,các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức thực hiện Khung trình độ quốc gia ViệtNam trên địa bàn; kiểm tra, giám sát,đánh giá, tổng hợp kết quả áp dụng Khung trình độ quốc gia Việt Nam tại các cơsở giáo dục trực thuộc.

6. Trách nhiệm của các hiệp hội nghềnghiệp và đại diện các ngành sản xuất, dịch vụ

a) Nghiên cứu, đề xuất hồ sơ năng lực,yêu cầu kiến thức, kỹ năng của các vị trí việc làm trong lĩnh vực hoạt độngchuyên môn của hiệp hội;

b) Tham gia các hội đồng khối ngành,hội đồng ngành đề xuất yêu cầu về trình độ, đề xuất chuẩn đầu ra và các minh chứngkèm theo cho từng lĩnh vực và ngành đào tạo;

c) Tham gia vào việc đánh giá chất lượngđào tạo theo chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm theo các ngành, khối ngành;khuyến nghị cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục trong việc điều chỉnh,bổ sung chuẩn đầu ra và minh chứng kèm theo phù hợp với yêu cầu của từng vị tríviệc làm.

7. Trách nhiệm các cơ sở giáo dục

a) Rà soát, điềuchỉnh cấu trúc, nội dung, phương pháp thực hiện chương trình đào tạo phù hợp vớiyêu cầu của người sử dụng lao động và cam kết thực hiệnchương trình theo chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm theo;

b) Triển khai việc tự đánh giá chấtlượng theo chuẩn đầu ra và các minh chứng kèm theo.

Điều 3. Quyết định này có hiệulực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án Nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Hội đồng Quốc gia giáo dục và PTNL; - Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo; - Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vũ Đức Đam

PHỤ LỤC

BẢNG MÔ TẢ KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM(Kèm theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướngChính phủ)

Bậc trình độ

Chuẩn đầu ra

Người tốt nghiệp khóa đào tạo phải có:

Khối lượng học tập tối thiểu

Văn bằng, chứng chỉ

Kiến thức

Kỹ năng

Mức tự chủ và trách nhiệm

1

- Kiến thức thực tế và sự hiểu biết trong phạm vi hẹp về một vài công việc của một nghề xác định.

- Kiến thức cơ bản về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, học tập nâng cao và chuẩn bị cho công việc nghề nghiệp.

- Kỹ năng thực hành cơ bản, lao động chân tay, trực tiếp;

- Kỹ năng giao tiếp cơ bản trong môi trường quen thuộc.

- Thực hiện một số công việc đơn giản, có tính lặp lại, dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn.

- Làm việc với sự giám sát chặt chẽ, tuân theo hướng dẫn hoặc làm theo mẫu.

- Tự đánh giá và đánh giá công việc với sự giúp đỡ của người hướng dẫn.

5 Tín chỉ

Chứng chỉ I

2

- Kiến thức thực tế và lý thuyết về hoạt động trong phạm vi hẹp của một nghề.

- Kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, công việc nghề nghiệp và học tập nâng cao.

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành để áp dụng các phương pháp, công cụ, tài liệu thích hợp và thông tin sẵn có.

- Kỹ năng giao tiếp để trình bày kết quả hoặc báo cáo công việc của bản thân.

- Thực hiện một số công việc có tính thường xuyên, tự chủ tương đối trong môi trường quen thuộc;

- Làm việc trong môi trường không quen thuộc với chỉ dẫn của người hướng dẫn;

- Tự đánh giá và đánh giá kết quả của nhiệm vụ được giao.

15 Tín chỉ

Chứng chỉ II

3

- Kiến thức thực tế và lý thuyết về những nguyên tắc, quá trình và khái niệm thông thường trong phạm vi của một nghề đào tạo;

- Kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, công việc nghề nghiệp, và học tập nâng cao.

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành để làm việc hoặc giải quyết công việc một cách độc lập.

Xem thêm: www nguyen kim tuyen vn wp login php

- Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc.

- Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc;

- Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá kết quả theo các tiêu chí đã được xác định.

- Tham gia làm việc theo tổ, nhóm và chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc.

25 Tín chỉ

Chứng chỉ III

4

- Kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo.

- Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.

- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề bằng việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp cơ bản, công cụ, tài liệu và thông tin.

- Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn.

- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.

35 Tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THPT, 50 Tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THCS

Bằng Trung cấp

5

- Kiến thức thực tế và lý thuyết rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo.

- Kiến thức cơ bản về chính trị; văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.

- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

- Kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo.

- Kỹ năng nhận thức và tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng;

- Kỹ năng thực hành nghề nghiệp giải quyết phần lớn các công việc phức tạp trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo;

- Kỹ năng nhận thức, tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng.

- Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc;

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

60 Tín chỉ

Bằng Cao đẳng

6

- Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo.

- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.

- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

- Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể.

- Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.

- Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp.

- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

- Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

120-180 Tín chỉ

Bằng Đại học

7

- Kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo.

- Kiến thức liên ngành có liên quan.

- Kiến thức chung về quản trị và quản lý.

- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học;

- Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác.

- Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến.

- Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp.

- Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

- Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng.

- Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác.

- Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn.

- Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

30-60 Tín chỉ

Bằng Thạc sĩ

8

- Kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của một lĩnh vực khoa học;

- Kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực của chuyên ngành đào tạo.

- Kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới.

- Kiến thức về quản trị tổ chức.

- Kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển.

- Kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn.

- Kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo.

- Kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển.

- Tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu.

- Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới.

- Đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau.

- Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác.

- Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia.

- Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới.