Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 110 tập 2

Với bài giải Luyện từ và câu Tuần 15 trang 110, 111, 112 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 110 tập 2

GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI

I - Nhận xét

1, Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con ?

- Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi ...

- Câu hỏi:......................................

- Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép:..............................

Trả lời:

- Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: tiếng gọi: Mẹ ơi?

2, Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp :

a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em:

b) Với bạn em:

Trả lời:

a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em:

- Thưa cô, cô có thích xem phim không ạ ?

- Thưa cô, những lúc cô rảnh rỗi cô thường làm gì ạ ?

b) Với bạn em:

- Bạn có thích đọc truyện tranh không ?

- Bạn có thích xem phim hoạt hình không ?

3, Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào ?

Trả lời:

- Để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung làm phiền lòng người khác.

II - Luyện tập

1, Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào ?

a) Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn ... Thầy hỏi:

- Con tên là gì ?

Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.

- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ.

- Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi ?

- Thưa thầy, con muốn đi học ạ.

b) Một lần, l-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi:

- Thằng nhóc tên gì?

- l-u-ra.

- Mày là đội viên hà ?

- Phải.

- Sao mày không đeo khăn quàng ?

- Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.

Đoạn a:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : .......................

- Tính cách mỗi nhân vật:

     + Thầy Rơ-nê ........................

     + Lu-i Pa-xtơ ........................

Đoạn b:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : ........................

- Tính cách mỗi nhân vật:

     + Tên sĩ quan phát xít ........................

     + Cậu bé ........................

Trả lời:

Đoạn a:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : quan hệ thầy trò

- Tính cách mỗi nhân vật:

     + Thầy Rơ-nê ân cần, trìu mến và nhẹ nhàng ...

Chứng tỏ thầy rất thương yêu học trò.

     + Lu-i Pa-xtơ lễ phép, ngoan ngoãn, chứng tỏ là một đứa con ngoan.

Đoạn b:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : tên cướp nước và em bé yêu nước

- Tính cách mỗi nhân vật:

     + Tên sĩ quan phát xít hống hách, xấc xược

     + Cậu bé cứng cỏi, dũng cảm: Câu trả lời trống không của cậu chứng tỏ cậu rất căm ghét tên phát-xít, tên giặc cướp nước.

2, So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

   Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :

- Chắc là cụ bị ốm ?

- Hay cụ đánh mất cái gì ?

- Chúng mình thử hỏi xem đi !

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này thế nào?

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Ba câu hỏi này thế nào?

Trả lời:

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.

Tiếng Việt lớp 4 trang 110 Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị 

Video giải Tiếng Việt lớp 4 trang 110 Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị 

A. Kiến thức cơ bản:

1. Khi yêu cầu, đề nghị, cần giữ phép lịch sự.

2. Muốn yêu cầu, đề nghị, cần thêm vào trước hoặc sau các động từ: Làm ơn, giùm, giúp…

3. Có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị.

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 1:

Hãy đọc mẩu chuyện sau:

Một sớm, thằng Hùng, mới "nhập cư" vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai:

- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói:

- Tiệm của bác hổng có bơm thuê.

- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi:

- Cháu chào bác Hai ạ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

- Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm!

- Cháu cảm ơn bác nhiều.

Theo Thành Long

- Nhập cư: từ nơi khác đến ở (thường dùng với nghĩa “đến ở hẳn nước khác”

Hổng (tiếng Nam Bộ): không

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 110 tập 2

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 2:

Trả lời:

Các câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện là:

-    Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

-    Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

-    Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay, cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 3:

Trả lời:

- Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hùng: Nói trống không, tỏ vẻ xấc xược, thiếu lễ độ, thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, không biết kính trọng người lớn hơn mình.

- Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hoa: lễ phép, lịch sự.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 4:

Trả lời:

Sự lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị thể hiện ở chỗ:

-    Nói năng phải có lễ độ.

-    Cách xưng hô với người mình yêu cầu phải phù hợp.

-    Trong lời yêu cầu không thể thiếu các từ “làm ơn, giùm, giúp”.

II. Luyện tập

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 1:

Trả lời:

Có thể chọn cách b hoặc c

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 2:

Trả lời:

Có thể chọn một trong ba cách b, c, d.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 3:

Trả lời:

a)  Câu "Lan ơi, cho tớ về với!" là câu nói lịch sự vì nó thể hiện cách xưng hô phù hợp, thân mật.

Câu "Cho đi nhờ một cái" là câu nói rất thiếu lịch sự, vì nói như ra lệnh, lại nói trống không, thiếu từ xưng hô.

b)  Câu "Chiều nay, chị đón em nhé!" là câu khiến có tính lịch sự thể hiện rõ sự khiêm tốn lễ độ của người yêu cầu.

Câu "Chiều nay, chị phải đón em nhé!" là câu thiếu lịch sự vì đã nói như ra lệnh, không phù hợp lời đề nghị của người dưới                    

c)  Câu "Theo tớ, cậu không nên nói như thế!" là câu lịch sự vì nó tỏ vẻ nhã nhặn, dễ nghe.

     Câu "Đừng có mà nói như thế!" là câu thiếu lịch sự vì nghe như lời nạt nộ, lời mệnh lệnh.  

d) Câu "Bác mở giúp cháu cái cửa này với!" là câu lịch sự vì nó thể hiện sự xưng hô đúng mực, thể hiện thái độ lễ phép.  

    Câu "Mở hộ cháu cái cửa!" là câu thiếu lịch sự vì nó như một lời ra lệnh, nói cộc lốc, thiếu từ xưng hô.  

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 112 Câu 4:

Trả lời:

a)  Em muốn xin tiền bố mẹ mua cuốn sổ ghi chép

Câu cần đặt: - Thưa mẹ, mẹ cho con năm ngàn để con mua cuốn sổghi chép cần cho học tập.

b)  Em đi học về, nhà chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ nhà hàng xóm                   

Câu cần đặt: - Thưa bác Hai, bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lát để chờ cha mẹ cháu về.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập đọc: Đường đi Sa Pa trang 103

Chính tả: Nghe viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4, …?; Phân biệt tr/ch, êt/êch trang 103

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm trang 105

Kể chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng trang 106

Tập đọc: Trăng ơi… từ đâu đến? trang 108

Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức trang 109

Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật trang 112