Vì sao có sự giận dữ

Một người hay cáu gắt khó chịu thường dễ bị kích động nếu cảm thấy bị làm phiền. Điều này khiến họ dễ phản ứng tiêu cực hơn đối với những tình huống căng thẳng.

Theo các chuyên gia, cáu gắt là cảm xúc không hiếm gặp. Nó có thể phát sinh bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài hoặc ngay chính bên trong cơ thể bạn, ví dụ như cuộc sống căng thẳng, hạ đường huyết hay thay đổi nội tiết tố.

Bên cạnh đó, triệu chứng hay nổi nóng cáu gắt kéo dài còn có thể cảnh báo về một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc đái tháo đường. Ngoài ra, nó cũng có thể là dấu hiệu của một số rối loạn tâm thần như chứng lo âu hoặc trầm cảm.

Cảm giác khó chịu, dễ cáu gắt còn thường đi chung với những triệu chứng sau, bao gồm:

  • Khó tập trung, lơ đễnh
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở nhanh hoặc nông

Để chấm dứt tình trạng dễ nổi cáu, bác sĩ sẽ cần tìm hiểu sự cáu gắt của bạn bắt nguồn từ đâu. Qua bài viết sau đây, Hellobacsi sẽ gợi ý một số vấn đề sức khỏe có thể gây nên tình trạng hay cáu gắt ở trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Nguyên nhân khiến một người hay cáu gắt

Cảm giác dễ nổi nóng mất kiểm soát ở một người thường phát sinh bởi nhiều vấn đề khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất có thể là 8 vấn đề như sau:

1. Áp lực cuộc sống đè nặng khiến bạn dễ cáu gắt với mọi người

Chịu đựng áp lực đè nặng lên tinh thần trong thời gian dài có thể khiến một người có tính tình thay đổi hay cáu gắt. Từ đó, những trạng thái tiêu cực như hay cáu gắt với người thân có nhiều khả năng bộc phát.

Căng thẳng trong cuộc sống có thể liên quan đến công việc, học tập, gia đình hoặc sang chấn. Một người trải qua cuộc sống căng thẳng có thể gặp khó khăn trong việc quản lý tâm trạng. Nếu tình trạng trên kéo dài, bạn có nguy cơ bị chai sạn về mặt cảm xúc.

Ngoài ra, một cuộc sống đầy áp lực cũng là nguyên nhân cáu gắt khiến bạn trở nên ít khoan dung hơn với những người xung quanh. Điều này khiến các mối quan hệ dễ rạn nứt.

2. Trầm cảm và những cảm xúc tiêu cực đi kèm khiến một người hay cáu gắt

Tình trạng sức khỏe này có thể dẫn đến hàng loạt cảm xúc tiêu cực như buồn bã, mệt mỏi và cáu gắt.

Theo một số nghiên cứu, trong rối loạn trầm cảm, triệu chứng cáu gắt thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, nó còn thường đi chung với:

  • Dễ gây hấn
  • Mạo hiểm hơn
  • Lạm dụng chất gây nghiện

3. Lo lắng quá nhiều cũng khiến bạn hay khóc hay cáu gắt

Thông thường, lo lắng xuất hiện nhằm đáp ứng lại trước một tình huống căng thẳng hoặc nguy hiểm trong cuộc sống. Tuy nhiên, lo lắng sẽ trở nên bất thường nếu nó quá mức vào kéo dài hơn sự căng thẳng. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của một người, chẳng hạn như:

  • Hiệu suất công việc
  • Hoạt động hàng ngày
  • Mối quan hệ cá nhân

Mặt khác, nếu trạng thái lo lắng quá mức kéo dài từ nửa năm trở lên, bạn có thể đang mắc rối loạn lo âu lan toả (GAD). So với những tình trạng rối loạn lo âu khác, dấu hiệu của bệnh GAD có thể gồm:

– Cảm thấy buồn chán, trống rỗng, vô vọng, hoặc dễ khóc. Ở trẻ em và người lớn tuổi, có thể biểu hiện bằng sự cáu gắt.

– Mất hứng thú đáng kể trong hầu hết mọi việc, mọi hoạt động hằng ngày.

– Giảm cân đáng kể dù không ăn kiêng, hoặc tăng cân trong một số trường hợp, thay đổi khẩu vị (có thể giảm hoặc tăng khẩu vị).

– Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ hoặc ngủ nhiều

– Chậm chạp hoặc dễ kích động.

– Cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng.

– Cảm thấy tự ti, vô dụng, hoặc mặc cảm tội lỗi

– Giảm khả năng tập trung, hoặc thiếu quyết đoán.

– Có suy nghĩ đến cái chết (hoặc sợ chết), ý nghĩ tự tự, lên kế hoạch hoặc cố gắng tự tử.

– Lo âu

– Ngoài ra, trầm cảm còn có thể có biểu hiện các triệu chứng cơ thể về tim mạch (hồi hộp, đánh trống ngực), hô hấp (khó thở, thở dài), tiêu hoá (khô miệng, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…), đi tiểu nhiều lần, đổ mồ hôi, hoặc đau đầu,…

Cách mà mỗi người giận dữ khác nhau. Có người nói những lời nặng nề, có người đập phá đồ đạc, gào thét, có người tự hành hạ chính mình...

Sự giận dữ có tác động lớn, gây hại đến các cơ quan nội tạng của một người nên người ta người ta gọi đó là việc tự sát thương bản thân. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Tức giận là một dạng "tự tổn thương"

Y học cổ truyền Trung Quốc đúc kết: Mọi bệnh tật đều xuất phát từ tâm mà ra. Sự giận dữ, trên thực tế, có tác động lớn, gây hại đến các cơ quan nội tạng của một người. Thế nên người ta so sánh việc tức giận tương đương với việc tự tổn thương bản thân.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, trong vòng hai giờ đồng hồ từ khi cơn thịnh nộ bùng phát, nguy cơ đau tim có thể tăng gấp hai lần. Khi con người tức giận, lượng máu đổ về tim sẽ chuyển nhiều lên phần não và mặt, gây hiện tượng đỏ mặt, nóng đầu, bốc hỏa. Trong khi đó, lượng máu đổ về tim giảm đi, gây ra hiện tượng tim không co bóp nhịp nhàng, ảnh hưởng lớn đến cơ thể. Khi tức giận, cơ thể sản sinh ra catecholamine gây tổn thương gan, tác động xấu đến dạ dày, phổi... của bạn.

Thế nên, nóng giận là nguồn gốc của nhiều căn bệnh, thậm chí dần dần rút mòn sức khỏe, sinh lực của một người bình thường.

Tức giận làm tổn thương người khác

Tự bạn giận bạn, điều ấy là vô nghĩa. Bạn nổi giận với kẻ xấu xa và muốn bất chấp đòi công bằng, nhưng bạn có thể bị kẻ xấu đó "phản đòn", rồi chính mình thiệt hại. Bạn nổi giận với bạn bè, họ sẽ rời xa bạn. Bạn nổi giận với người ruột thịt, với bạn đời, họ tổn thương, khổ đau, bạn cũng chẳng hạnh phúc gì. Suy cho cùng, chỉ có bạn thiệt thòi nhất mà thôi.

Khi tức giận, con người thường không kiểm soát được lời mình nói, cách mình hành động. Thậm chí, vì nóng giận, nhiều người rơi vào cảm xúc tiêu cực, hành động mất trí, làm đau bản thân, làm đau những người xung quanh. Khi tức giận, chúng ta quên đi mọi hậu quả, mọi nguyên nhân, mà chỉ muốn xả cơn nóng giận trong mình. Hậu quả là, tự bản thân gây ra những chuyện mà sau đó chính mình phải hối hận.

Dân gian có câu: Nếu bạn đúng thì không cần phải tức giận. Nếu bạn sai, thì bạn không có tư cách để nổi giận. Thế nên, dù ở tình huống nào, hãy cố gắng bình tĩnh và đừng nóng nảy một cách không kiểm soát, bởi hậu quả sẽ khôn lường.

Làm thế nào để giảm bớt sự tức giận?

Không thể nào hoàn toàn tiêu trừ sự tức giận trong đời sống, vì đó cũng là một trong những cảm xúc phổ biến của con người. Tuy nhiên, tức giận thế nào là đủ?

Đại sư Nam Hoài Cẩn, một người nổi tiếng của Trung Quốc đã chia sẻ bí quyết của mình để giảm thiểu sự tức giận. Ông cho biết, mỗi khi bắt đầu tức giận, ông tập khí công ngay lập tức, các động tác bao gồm há miệng rồi thở ra trước, rồi hít vào bằng mũi. Sau khi nuốt vào, ông sẽ ngẫm nghĩ xem việc tức giận của mình như thế "có đáng không?".

Theo đại sư, khi một người tức giận, trong lòng người đó sẽ có một hơi thở "ngùn ngụt", vì thế việc thở ra, hít vào sẽ giúp cho họ điều hòa hơi thở, từ đó suy nghĩ tích cực hơn.

Cũng theo vị đại sư, những người có lòng dạ hẹp hòi, hay quan tâm đến việc người khác thì sẽ dễ nổi nóng vì những chuyện nhỏ nhặt. Vì thế, họ dễ làm tổn thương không chỉ bản thân, mà cả những người xung quanh. Thế nên, khi học cách sống cởi mở lòng mình, nhìn nhận mọi việc với tâm thế rộng mở, mỗi người cũng sẽ không dễ nổi nóng nữa.

Tức giận là hành vi "kém khôn ngoan", thế nên người xưa có câu "Cả giận mất khôn" là như vậy. Mỗi người cần phải tự mình điều chỉnh cảm xúc, bởi làm chủ được cảm xúc của mình thì mới thực sự là sự trưởng thành trong đời sống.

Thùy Linh (Theo Sina)

“Giận quá mất khôn” – có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đã từng nghe qua hoặc nhận bài học thấm thía từ câu thành ngữ này. Những trận nổi cơn tam bành gây ra những hậu quả mà chúng ta phải hối tiếc. Hay những nóng giận bột phát khiến chúng ta hành xử làm người thân yêu tổn thương. Hoặc một số người trong chúng ta hứng chịu những nỗi đau tinh thần do cơn giận dữ từ người khác.

Chính vì lẽ này, mà chúng ta thường nhìn nhận sự giận dữ là điều gì đó “cần phải chỉnh sửa”, hay đây là một “cảm xúc không hay, cần phải tránh.” Nhưng trên thực tế, ngày càng có nhiều nhà tâm lý học xã hội, nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe tinh thần cho rằng sự tức giận cũng có những phẩm chất quý giá và có lợi cho con người.

Điều quan trọng đó là phân biệt giữa cảm xúc giận dữ với phản ứng của chúng ta khi tức giận. Nếu chúng ta xem sự tức giận là điều gì đó cho chúng ta thêm thông tin, chúng ta có thể điều chỉnh phản ứng của mình cho phù hợp. Sau đây là danh sách những lợi ích mà cảm xúc tức giận có thể mang lại khi đạt được mức độ cảm xúc và phản ứng thích hợp.

1. Sự giận dữ hỗ trợ việc sinh tồn

Sự tức giận khiến mọi người cực kỳ cảnh giác trước các mối đe dọa, giúp ta tập trung vào việc tự bảo vệ chính mình. Khi bị đe dọa hoặc tấn công bởi một kẻ săn mồi, sự tức giận sẽ tự động được kích hoạt, thúc đẩy ta chống trả, hành động nhanh chóng và mạnh mẽ để bảo vệ bản thân.

2. Biết cách xả giận lành mạnh sẽ giúp giảm stress

Khi chúng ta tức giận vì một vấn đề nào đó, ta sẽ trải qua nỗi đau cả về thể xác và tinh thần. Sự giận dữ thúc đẩy ta làm điều gì đó để giải quyết vấn đề. Như vậy, tức giận giúp chúng ta giảm stress bằng cách giải phóng căng thẳng trong cơ thể trước tiên, và sau cùng là làm dịu “thần kinh” của chúng ta. Đó là lý do tại sao ta có thể có phản ứng tức giận và cảm thấy bình tĩnh trở lại.

3. Tức giận mang lại cảm giác kiểm soát

Sự tức giận bảo vệ những gì thuộc về chúng ta, giúp ta cảm thấy có trách nhiệm hơn là bất lực. Những cá nhân trải qua và thể hiện cơn giận của mình một cách thích hợp có khả năng đáp ứng nhu cầu và kiểm soát số phận của họ hơn những người kìm nén sự tức giận.

4. Sự tức giận tiếp thêm năng lượng

Ở góc độ sinh tồn, sự tức giận mang lại cho chúng ta sức mạnh và máu hiếu chiến giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù mạnh hơn. Trong các tình huống hàng ngày, sự tức giận đóng vai trò như một động lực tích cực thúc đẩy chúng ta tự đứng lên và tìm ra giải pháp một cách sáng tạo cho những thách thức mà chúng ta phải đối mặt.

5. Tức giận thúc đẩy việc tìm ra cách giải quyết vấn đề

Khi cảm thấy mọi thứ không như ý, chúng ta có thể nổi giận, sự tức giận sẽ thúc đẩy chúng ta tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình. Sự tức giận được kích hoạt khi chúng ta đối mặt với một trở ngại hoặc một người ngăn cản nhu cầu của chúng ta. Nó chuẩn bị để chúng ta đối phó với những trở ngại hoặc vấn đề trên con đường đạt được mục tiêu ta muốn.

6. Tức giận dạy cho ta về sự bất công

Chúng ta thường tức giận khi bị từ chối các quyền hoặc khi đối mặt với những lời xúc phạm, thiếu tôn trọng, bất công hoặc bóc lột. Sự tức giận đóng vai trò như một lời nhắc nhở chỉ ra điều gì đó không đúng, rằng ai đó đã đối xử bất công với chúng ta.

7. Tức giận giúp ta không đánh mất mục tiêu

Sự tức giận thúc đẩy chúng ta theo đuổi mục tiêu và phần thưởng mình muốn. Khi chúng ta không đạt được những gì chúng ta đặt ra, sự tức giận sẽ bùng phát và cho thấy chúng ta đã rời xa mục tiêu của mình. Cảm xúc này cũng tiếp thêm sinh lực và thúc đẩy chúng ta hành động để đạt được mục tiêu và hướng tới lý tưởng của mình.

8. Tức giận có thể thúc đẩy cảm giác lạc quan

Sự tức giận có thể giúp ta quên đi những nỗi đau, sự xúc phạm hoặc cảm giác bản thân là nạn nhân. Khi tức giận, chúng ta thường cảm thấy tích cực về khả năng thay đổi tình hình, từ đó bắt đầu hành động và chuyển từ vị trí không mong muốn sang vị trí mong muốn.

9. Sự giận dữ bảo vệ giá trị và niềm tin của chúng ta

Sự tức giận đóng vai trò như một kim chỉ nam, giúp ta điều chỉnh phù hợp các giá trị xã hội và cá nhân. Nó được kích hoạt khi các giá trị của chúng ta đang không hài hòa với tình huống mà chúng ta phải đối mặt. Nó cũng thúc đẩy chúng ta hành động để thay đổi hoàn cảnh cho phù hợp với giá trị cá nhân.

10. Tức giận là một công cụ thương lượng

Sự tức giận bùng phát một cách tự nhiên khi ai đó đặt phúc lợi của chúng ta thấp hơn so với của họ. Nó giúp điều chỉnh lại tình hình, và do đó làm tăng giá trị của mình. Sự tức giận cũng khẳng định mạnh mẽ lập trường của chúng ta, và có thể thuyết phục người khác tốt hơn.

11. Tức giận làm tăng khả năng hợp tác

Sự tức giận thể hiện với người khác rằng ta đang cần được lắng nghe – rằng chúng ta cảm thấy khó chịu, và có lẽ họ nên chú ý đến lời nói của mình hơn. Sự tức giận khiến bạn đứng lên bảo vệ bản thân và thách thức đối phương một cách có tính xây dựng. Nếu sự tức giận là chính đáng và phản ứng phù hợp, thông thường sự hiểu lầm sẽ được sửa chữa, dẫn đến tăng cường hợp tác.

12. Tức giận cải thiện vị trí đàm phán

Sự tức giận có thể dẫn đến kết quả tốt hơn trong các cuộc đàm phán kinh doanh. Trong khi hai bên thương lượng, người đàm phán có vẻ tức giận hơn có thể có lợi hơn để nghiêng thỏa thuận có lợi cho họ. Tương tự, khi một bên tin rằng bên đàm phán kia đang tức giận, họ có thể sẵn sàng thỏa hiệp hơn.

13. Tức giận làm giảm đi cảm xúc đau đớn

Tức giận tồn tại để bảo vệ nhân cách khỏi sự lo lắng không thể chịu đựng được khi bản ngã bị tấn công. Giận dữ là một cảm xúc thô sơ, “hời hợt”, để bảo vệ bạn khỏi những cảm xúc đau đớn hơn.

14. Sự giận dữ giúp ta khám phá ra một cái tôi sâu sắc hơn

Tức giận nói chung là một cảm xúc rất rõ ràng. Giống như sự phun trào núi lửa, cảm xúc này có nhiều lực đẩy để xuất hiện lên bề mặt, chẳng hạn như sợ hãi và phòng thủ. Giận dữ cho ta cái nhìn sâu sắc về bản thân, những điều được giấu kín nhất. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải lần theo dấu vết của sự tức giận và đào sâu để tìm ra và giải quyết nguồn gốc của nó. Chỉ sau khi giải quyết được tình trạng tắc nghẽn dẫn đến tức giận, chúng ta mới có thể giải thoát mình khỏi sự khốn khổ mà đôi khi nó gây ra.

15. Tức giận giúp cải thiện bản thân

Sự tức giận có thể khiến bạn trở thành một người tốt hơn và có thể là động lực thay đổi tích cực. Nó cho ta nhận diện lỗi lầm và thiếu sót của mình, đưa ra đánh giá mang tính xây dựng, và từ đó dẫn đến những kết quả tốt hơn. Cũng giống như động lực, nó có thể dẫn đến sự thay đổi bản thân.

16. Cảm giác tức giận nâng cao trí tuệ cảm xúc

Những người sẵn sàng đón nhận những cảm xúc không thoải mái như tức giận, thay vì tránh né hoặc kìm nén, có trí thông minh cảm xúc cao hơn. Họ không chống lại sự tức giận, thay vào đó sử dụng sự thông thái cảm xúc đó để đạt được những kết quả tích cực. Sự tức giận cho ta linh hoạt trong hệ thống phản ứng cảm xúc, vì thế ta trở nên dễ thích nghi và kiên cường hơn.

LỜI KẾT TỪ HEALTHY MIND

Giận dữ là một phần không thể thiếu trong cơ chế chiến đấu hoặc bỏ chạy của chúng ta. Động lực và hành động được cung cấp bởi sự tức giận có thể thúc đẩy chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Giận dữ, giống như ngọn lửa, là một sức mạnh nguyên thủy. Khi không được kiểm soát, nó có thể phá hủy, nhưng khi được quản lý và sử dụng một cách khôn ngoan, nó có thể là một công cụ hữu ích và mạnh mẽ dẫn đến giác ngộ.