Văn hóa doanh nghiệp của công ty honda việt nam năm 2024

Văn hoá doanh nghiệp của Honda I, Giới thiệu về công ty Honda Nếu như người Mỹ tự hào có Henry Ford thì người Nhật lại tự hào về Soichiro Honda, người sáng lập ra công ty Honda – công ty số 1 thế giới về sản xuất môtô. Hiện nay, Tập đoàn Honda – trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản, có 95 nhà máy sản xuất đặt tại 34 nước trên thế giới với gần 100.000 công nhân. Vào những năm 90 của thế kỉ trước, nền kinh tế của Việt Nam đang dần phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao, bằng chứng là số lượng xe gắn máy đã qua sử dụng được nhập từ Nhật Bản hay mới sản xuất nhập từ Thái Lan đang tăng dần. Nhận thấy Việt Nam sẽ là một thị trường tiềm năng, Công ty Honda Motor đã quyết định xâm nhập thị trường này. Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô. Sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín. Honda chiếm ưu thế hơn cả với hơn 50% thị phần (năm 2009), hình ảnh chiếc xe máy đã gắn liền với thương hiệu Honda, bằng chứng là khi nói đến xe máy, người dân Việt Nam hay gọi đó là Honda chứ không gọi đó là xe máy Với hơn 10.000 công nhân viên, Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh. II, Phân tích văn hoá doanh nghiệp của công ty Honda theo Edgar H.Schein 1. Các thực thể hữu hình 1.1 Biểu tượng 1.1.1 Logo

Biểu tượng thương hiệu của hãng Honda bao gồm 2 phần: Một chữ cái H lớn trong khung và một cánh chim. Không ai biết, lịch sử hãng không thể hiện và cả người sáng lập hãng

là ông Soichiro Honda cho tới khi qua đời vào năm 1991 cũng chưa một lần bật mí, đó là cánh của loại chim gì và bản thân chữ cái H ấy có phải chỉ đơn thuần là chữ cái đầu tiên của tên họ Honda hay không. Chỉ biết rằng, biểu tượng thương hiệu này cũng đã nhiều lần thay đổi theo thời gian. Khi thì chữ cái H ấy gầy gầy thanh mảnh, lúc lại thấy nó mập mạp đậm đà. Cả cánh chim cũng vậy. Thời kỳ đầu, cánh chim rất dài, dài đến mức tạo cảm nhận là loài chim có cái cánh ấy không tồn tại trên thực tế. Về sau nó được thu gọn lại. Hai biểu tượng được sử dụng biệt lập với nhau, lộ diện ở hai vị trí khác nhau trên sản phẩm của hãng, nhưng cũng có khi ghép cùng với nhau thành một biểu tượng chung. Cũng vì không có sự định hướng lý giải chính thức về ý nghĩa của biểu tượng thương hiệu cho nên những người hâm mộ sản phẩm của hãng Honda trên khắp thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về biểu tượng thương hiệu này. Không biết cảm nhận của họ có trùng với ý tưởng của những tác giả biểu tượng thương hiệu hay không, nhưng thật ra thì điều đó cũng không quyết định, bởi suy cho cùng thì giá trị và ý nghĩa, tác động và ảnh hưởng của thương hiệu được cân đong đo đếm ở những khách hàng và người sử dụng là chính, chứ không phải ở ẩn ý sâu xa của tác giả khi sáng tạo ra biểu tượng thương hiệu. Biểu tượng thương hiệu Honda như hiện diện ở các sản phẩm của hãng Honda ngày nay chính thức có từ năm 1993. Nhưng chữ cái H đặc trưng cho Honda đã xuất hiện lần đầu tiên năm 1963 ở loại xe vận tải nhỏ T 360, và hình ảnh cánh chim đã được gắn lên những sản phẩm đầu tiên của hãng khi nó được thành lập năm 1947/1948 - ở xe đạp máy. Ai cũng cho rằng chữ cái H có nguồn gốc từ cái tên Honda. Còn cánh chim kia được coi

là biểu tượng cho mơ ước và khao khát được chắp cánh bay đi xa và lên cao, vừa thật lại vừa ảo, giản dị mà có thể ẩn chứa nhiều thông điệp. Có người lý giải chữ cái H biểu tượng cho hình ảnh con người đứng vững vàng trên đôi chân của mình, hai tay vươn tới những thành tựu huy hoàng

hơn từ lao động sáng tạo. 1.1.2 Đồng phục + Đồng phục của nhân viên là một yếu tố không thể thiếu trong tạo dựng hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp. Bởi lẽ,đồng phục là yếu tố “tiệm nhãn” giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá, tạo bản sắc riêng, đưa tập thể nhân viên gần nhau hơn khi cùng khoác lên mình một màu áo, một trang phục,… + Ở công ty Honda có rất nhiều mẫu đồng phục cho nhân viên: •

Mẫu đồng phục dành cho nhân viên lắp rắp

Mẫu đồng phục dành cho nhân viên sữa chữa

Mẫu đồng phục cho nhân viên tư vấn bán hàng

Mỗi một chi nhánh Honda có những mẫu đồng phục cho nhân viên khác nhau, tuy nhiên tất cả các mẫu đều có in logo Honda với dòng chữ đỏ nổi bật 1.2 Slogan Slogan của Honda là “ The power of dream”( Sức mạnh của những giấc mơ) Với khẩu hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ và cùng

mọi người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân và xã hội. Slogan này gắn liền với câu chuyện cuộc đời của Soichiro Honda. Từ nhỏ, Honda đã thấm trong mình mùi dầu máy, tinh thần yêu lao động và ý thức trách nhiệm từ người cha. Khi mới 2 tuổi, ông đã bị thu hút và thích mày mò chiếc cối xay gió. Lớn thêm chút nữa, ông tự “chế tạo” chiếc máy bay đồ chơi bằng tre có gắn “động cơ” làm bằng dây cao su.Khi lần đầu tiên trông thấy một chiếc ô tô lúc mới 8 tuổi ông đã quả quyết sau này sẽ chế tạo những chiếc xe như vậy.Niềm đam mê cơ khí và động cơ của Honda càng mãnh liệt theo thời gian. Năm 1917, chỉ vì muốn được thấy tận mắt chiếc máy bay, Honda đã vét sạch tiền lẻ trong hộp và “mượn tạm” một chiếc xe của cha mình để đi 20 km tới sân bay. Không đủ tiền vào cửa, ông trèo lên cây cao mà ngắm nhìn một chiếc máy bay chuyển động từ phía xa.Có những lúc mơ ước của ông có nguy cơ bị phá sản vì không có tiền nhưng Honda không đầu hàng. Với quyết tâm sẽ đạt được mơ ước, ông đã tiếp tục phát minh ra nhiều thứ và nhận được rất nhiều bằng sáng chế, một trong những phát minh đó là máy đánh bóng séc-măng.Với nỗ lực không ngừng nghỉ của ông thì tới tháng 10/1949, Công ty Honda Motor do ông thành lập đã chế tạo thành công chiếc xe máy đầu tiên có trọng lượng nhẹ của thế giới - Honda Dream. Honda đặt cho nó khẩu hiệu "The Power Of Dreams" bởi ông chắc chắn rằng những giấc mơ của ông sẽ trở thành hiện thực. 1.3 Cách bày trí ( tại showroom) Khu vực 1: Gồm khu vực tiếp khách, quầy lễ tân, trưng bày +Khu vực tiếp khách: nằm ngay cửa hành lang, góc trái và góc phải của showroom, thuận lợi cho nhân viên lễ tân chào đón và tiếp chuyện tại bàn. Khu vực này được thiết kế trang nhã, lịch thiệp nhằm giúp khách hàng tận dụng khoảng thời gian chờ đợi để thư giãn,nghỉ ngơi hoặc trò chuyện với nhau.Khách hàng ngoài việc được phục vụ giải khát miễn phí còn có đủ các loại sách báo để đọc. + Khu vực trưng bày: chiếm hầu hết diện tích toàn bộ khu vực 1 và được chú trọng . Với ý tưởng chủ đạo là “ sáng tạo những thứ chưa từng có” gian trưng bày của Honda luôn giới thiệu tới người xem những sản phẩm “ hấp dẫn”, mang đến sự ngạc nhiên và thích

thú cho mỗi khách hàng, được khơi nguồn từ những ước mơ và ý tưởng cháy bỏng. Đi từ ngoài vào khách hàng có thể quan sát các sản phẩm được trưng bày qua lớp kính trong. Tại đây những sản phẩm mới nhất, thịnh hành nhất được công ty trưng bày phối hợp với không gian thoáng đãng khách hàng có thể tưởng tượng được hình ảnh khi được sở hữu một trong những sản phẩm này. + Khu vực lễ tân: chính giữa đối diện với cửa chính sát trong khu vưc này, nhân viên có thể quan sát khách hàng từ xa và chuẩn bị chào đón Khu vực 2:Phòng kinh doanh, phòng kế toán + Phòng kinh doanh: ở ngay sau khu vực 1, thuận tiện cho việc kí kết hợp đồng mua bán với khách hàng. Phòng kinh doanh thực hiện các công tác đối ngoại với khách hàng,ngân hàng, cơ quan có thẩm quyền, lập kế hoạch kinh doanh,kế hoạch marketing + Phòng kế toán: ở cạnh phòng kinh doanh nhằm giúp cho việc thanh toán được thuận lợi, nhanh chóng. Phòng kế toán có chức năng soạn thảo và tổ chức thực hiện các văn bản,kế hoạch tài chính,kế toán,thống kê, tham gia soạn thảo, thẩm định,ký kết và thực hiện các hợp đồng, các phương án giá sản phẩm- dịch vụ Khu vực 3: Khu vực tư vấn khách hàng qua điện thoại và phòng đợi của khách sữa chữa bảo hành . + Khu vực lễ tân: nơi tư vấn khách hàng qua điện thoại, và tiếp khách đợi sửa chữa bảo hành. + Khu vực dành cho khách: có bày trí tivi,internet cho khách hàng, có các loại nước uống hoa quả, bánh kẹo nhằm tạo cho khách hàng có cảm giác mình đang thư giãn hơn là chờ đợi. Khu vực 4: Khu vực để xe sửa chữa bảo hành +Không gian rộng, thoáng và khách hàng ở khu vực 3 có thể quan sát được + Có lối ra và lối vào thông với khu vực sửa chữa phù hợp cho quá trình lưu thông xe vào ra phòng bảo hành Khu vực 5: Khu vực sửa chữa bảo hành Được trang bị đầy đủ các thiết bị gần kho để đáp ứng các yêu cầu tính chất công việc. Khi công việc hoàn thành có thể chuyển ngay vào khu vực 4. Tại đây đội ngũ nhân viên

đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao và được đào tạo chuyên nghiệp

Khu vực 6:Kho chứa hàng Đây là nơi chứa xe mới, các trang thiết bị, các linh kiện, máy móc dùng cho quá trình sửa chữa,mua bán các phụ tùng chính hãng. Công ty chú trọng quan tâm đến hệ thống cảnh báo,chữa cháy,bảo quản các linh kiện, sản phẩm chiếm phần lớn tổng diện tích của công ty 2. Những giá trị được tuyên bố 2.1 Tầm nhìn “ Xã hội sẽ tốt đẹp hơn với sự hiện diện của Honda” 2.2 Tôn chỉ công ty (sứ mệnh) “Ước mơ tạo cho chúng tôi động lực sáng tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá,thúc đẩy sự chuyển động cũng như mang lại lợi ich cho xã hội. Honda Việt Nam luôn phấn đấu trở thành công ty được xã hội mong đợi” 2.3 Triết lý Honda Ông Atsushi Kikuchi- Giám đốc Tài chính và truyền thông của công ty Honda Việt Nam đã chia sẻ về triết lý cơ bản trong văn hoá doanh nghiệp của Honda: “Thực ra, chúng tôi không phải là một công ty Nhật Bản, chúng tôi có trên 3,500 nhân viên người Việt và chưa đến 20 người Nhật. Và chúng tôi đã hoạt động ở VN được trên 10 năm. Honda có triết lý kinh doanh của riêng mình. Tôi không nghĩ là nó chỉ dành cho một công ty Nhật. Và vì thế triết lý kinh doanh này đã được áp dụng ở tất cả các công ty Honda trên toàn thế giới”. Sự thành công của Honda Việt Nam hôm nay là quá trình phát triển lâu dài và bền vững dựa vào ba triết lý: Niềm tin cơ bản( phần 3), Tôn chỉ công ty( sứ mệnh) và chính sách quản lý.

 Chính sách quản lý • • •

• •

Luôn vươn tới bằng tham vọng và sự tươi trẻ. Tôn trọng lý thuyết vững chắc, phát triển những ý tưởng mới, và sử dụng thời gian hiệu quả nhất. Hứng thú trong công việc và khuyến khích giao tiếp cởi mở. Không ngừng phấn đấu cho một qui trình làm việc hài hòa. Luôn quan tâm đến giá trị của nghiên cứu và nỗ lực. \=>>Duy trì quan điểm toàn cầu, chúng tôi nỗ lực hết mình cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, với giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn khách hàng trên toàn thế giới.

2.4 Mục tiêu cụ thể của Honda • Mang lại giá trị cho xã hội một cách tốt nhất thông qua trách nhiệm trong phát triển,sản xuất và tiêu thụ sản phẩm • Tăng cường tính năng an toàn của sản phẩm • Giảm thiểu một cách hiệu quả tác động của sản phẩm lên môi trường toàn cầu • Đóng góp tích cực vì một xã hội tốt đẹp hơn cho thế hệ hôm nay và tương lai 2.5 Các chiến lược của Honda  Chiến lược marketing

+Chiến lược sản phẩm: • Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi còn là công cụ kiếm sống của không ít người dân. Số lượng người sử dụng xe máy vô cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Nắm bắt được điều này, công ty Honda đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân. Các dòng xe của Honda như: Air Blade, Air Blade Repsol, Lead, Click, Click Play, Future, Super Dream. Super Dream Plus, Wave, @, SH, Dylan, PS… Các loại ô tô như Civic, CR-V…

+Chiến lược giá • Các sản phẩm của Honda luôn được định giá nhằm phù hợp với tối đa lượng khách hàng của họ, từ những sản phẩm bình dân đáp ứng nhu cầu đi lại thiết yếu đến những sản phẩm cao cấp có giá rất cao • Chiến lược định giá của công ty Honda Việt Nam chủ yếu nhằm vào khách hàng mục tiêu của họ, đó là tầng lớp trung bình của xã hội • Tuy nhiên họ đã có những sản phẩm cao cấp nhập từ nước ngoài nhằm tiếp cận những khách hàng thuộc tầng lớp cao,những người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để thoả mãn nhu cầu của mình +Chiến lược phân phối • Bao gồm bán lẻ, bán buôn, phân tích nhu cầu khách hàng . Honda theo đuổi chiến lược phát triển từng khu vực một. Công ty nhanh chóng mở rộng mạng lưới đại lý từ Bắc vào Nam. + Chiến lược xúc tiến sản phẩm

• Bao gồm quảng cáo, quan hệ công chúng, tài trợ… Hãng Honda đã chi rất nhiều tiền để quảng cáo trên các phương tiện tivi, báo chí, website, …vv • Ngoài ra Honda cũng đặc biệt chú trọng PR, tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp và tham gia các hoạt động XH như hỗ trợ giáo dục, từ thiện,.. \=>Thành công đạt được khi sử dụng chiến lược marketing • Honda cho ra những mẫu mã mới. Đó là sự sáng tạo không ngừng nhắm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các mẫu mã mới ngày càng đa dạng, bắt mắt hơn và chất lượng cũng vượt trội hơn. Điều này đã làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn, thu hút thêm các khách hàng tiềm năng. • Thương hiệu quen thuộc, đi sâu vào lòng người dân Việt. Với bản lĩnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm, Honda đã chiếm lĩnh được thị trường 

Chiến lược cạnh tranh

• Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng xe gắn máy cao nhất trên thế giới. Do đó tính cạnh tranh là rất khốc liệt. • Honda đã áp dụng chiến lược: • Cố gắng mở rộng thị trường bằng cách truy tìm người tiêu dùng mới, tính năng đa dạng hơn và công dụng hơn. • Hoặc làm tăng phân suất thị trường của mình bằng cách đầu tư nhiều hơn, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời triển khai các chiến lược nhằm chống lại các cuộc tấn công của đối thủ thông qua việc cải tiến kỹ thuật, hiệu năng cạnh tranh.  Chiến lược phát triển thị trường + Phát triển thị trường hướng về nông thôn

• Đây là thị trường đầy tiềm năng bởi tỷ lệ phổ cập mới đạt 8 người/xe, khu vực nông thôn lại chiếm hơn 70% dân số cả nước • Để "chinh phục" khách hàng nông thôn, ngoài Wave Alpha, Honda VN sẽ đưa ra những kiểu xe tương tự. • Thành lập Công ty Nghiên cứu Phát triển Honda VN nhằm giúp công ty nhanh chóng cải tiến sản phẩm và nghiên cứu phát triển mẫu xe mới + Phát triển thị trường tập trung cho xuất khẩu • Tiến hành xuất khẩu xe wave alpha sang Philippines.Những lô hàng như nắp xi lanh, chi tiết phụ tùng nhựa sang Thái Lan, Malaysia... • Honda Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm cung cấp phụ tùng trong khu vực. Liên doanh này dự định tăng số lượng nhà cung cấp phụ tùng từ 38 lên 44 công ty. 3. Quan niệm,giả định nền tảng 3.1 Niềm tin cơ bản Bao gồm hai niềm tin cơ bản

+ Thứ nhất, tôn trọng con người. Mỗi con người được sinh ra là một cá thể tự do, độc đáo, với khả năng tư duy, lập luận sáng tạo và khả năng mơ ước. Tôn trọng con người đòi

hỏi Honda khuyến khích và phát triển những đặc tính này trong công ty bằng việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá thể và tin tưởng lẫn nhau như những người cộng sự bình đẳng. Mối quan hệ giữa các thành viên Honda dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Lòng tin đó được tạo lập bởi sự nhận thức tôn trọng cá nhân, giúp đỡ những người gặp khó khăn, nhận sự giúp đỡ lúc khó khăn, chia sẻ kiến thức, đóng góp chân thành để hoàn thành trách nhiệm. +Thứ hai, ba niềm vui: Niềm vui mua hàng: đạt được thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của mỗi khách hàng • Niềm vui Bán hàng:đạt được khi những người tham gia vào việc bán và cung ứng dịch vụ cho các sản phẩm Honda phát triển mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau • Niềm vui sáng tạo:Đạt được khi chất lượng sản phẩm vượt quá sự mong đợi và chúng ta có được niềm tự hào khi công việc tiến hành thuận lợi.Đạt được khi các thành viên Honda và các nhà cung cấp tham gia vào việc phát triển,thiết kế và sản xuất các sản phẩm Honda nhận thấy niềm vui của khách hàng cũng như các đại lý của Honda có được do những nỗ lực của mình. •

3.2 Nhận thức và suy nghĩ Honda Việt Nam là một công ty hướng về khách hàng. Mỗi quốc gia có một nét văn hóa riêng, vì thế Honda tập trung phân tích thị trường một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để sản phẩm có thể làm hài lòng khách hàng. Sự phát triển của Công ty phải luôn gắn liền với lợi ích chung của xã hội. Honda Việt Nam luôn nỗ lực vì hạnh phúc an toàn của người Việt với mong muốn trở thành một thành viên tích cực của đất nước. Thông điệp “Tôi yêu Việt Nam” và các hoạt động trong chương trình “Tôi yêu Việt Nam” đã thay lời muốn nói cho Honda Việt Nam. Với động lực và mong muốn đó, trong những năm qua, Honda Việt Nam đã liên tục phấn đấu cung cấp cho khách hàng Việt Nam những sản

phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Honda toàn cầu,hợp thời trang và giá cả hợp lý, vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng,từ đó góp phần phát triển nền công nghiệp Việt Nam thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ,nội địa hoá, xuất khẩu, tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực… Bên cạnh đó,Honda Việt Nam cũng rất quan tâm đến các hoạt động xã hội như hướng dẫn lái xe an toàn và tuyên truyền an toàn giao thông nhằm xây dựng một xã hội giao thông lành mạnh

và hỗ trợ phát triển các hoạt động giáo dục,văn hoá, thể thao,..cũng như các hoạt động từ thiện. Honda Việt Nam đang tiếp tục cố gắng để trở thành một Công ty được xã hội mong đợi 3.3 Các hoạt động từ thiện, xã hội và tài trợ của Honda Việt Nam Kể từ khi thành lập Honda luôn cố gắng đóng góp cho xã hội và khách hàng bằng cách tạo ra các sản phẩm và công nghệ chất lượng đồng thời chung sống hài hoà trong cộng đồng mà hang tổ chức hoạt động. Honda VN đang thực hiện nhiều hoạt động xã hội khác nhau nhằm chia sẻ niềm vui người dân Việt Nam và trở thành một công ty được xã hội chấp thuận + Môi trường: Honda VN quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trường. khi mà nguy cơ mất rừng, tài nguyên rừng cùng sự suy thoái chất lượng đất đang ngày càng tăng cao, nhận thức rõ được thực trạng đó, công ty đã thực hiện dự án Trồng rừng theo Cơ chế Phát triển Sạch (AR – CDM) tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2003-2011. Đây là dự án AR-CDM đầu tiên ở Việt Nam được Liên hợp quốc công nhận. Tiếp nối thành công từ dự án này, Công ty Honda Việt Nam đã tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn triển khai dự án Trồng rừng Sản xuất từ năm 2013. Tổ chức “ Ngày hội trồng rừng” hàng năm cho tất cả các nhân viên tham gia +An toàn giao thông: Trong những năm qua, Honda Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình và hoạt động nhằm thúc đẩy an toàn giao thông cho mọi người như bản tin an toàn giao thông trên VTV1, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trên VTV và VOV, chương trình lái xe an toàn ở các tỉnh thành cả nước,hội thi nông dân lái xe an toàn

+ Cộng đồng: Công ty Honda Việt Nam đã dành 20.000 USD trong quỹ hoạt động xã hội Honda trị giá 10 triệu USD ủng hộ các nạn nhân bão Chanchu và hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em cơ hoá cơ Delta.Bên cạnh đó hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Honda Việt Nam ủng hộ 160.000.000 đồng cho quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam…. +Giáo dục: Giải thưởng Honda Y-E-S là Giải thưởng thường niên do Quỹ Honda Foundation (HOF) tài trợ, dưới sự hợp tác thực hiện của Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) – Bộ Khoa học và Công nghệ và Công ty Honda Việt Nam. Việt Nam vinh dự là quốc gia đầu tiên triển khai Giải thưởng từ năm 2006 nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty Honda Việt Nam. Giải thưởng nhằm tìm kiếm những Kỹ sư và Nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Công nghệ sinh thái với tư cách là những nhà lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật

và Công nghệ, đóng góp cho sự phát triển của nền Khoa học Công nghệ tại các nước đang phát triển. Đây là năm thứ 10 Giải thưởng được triển khai tại Việt Nam.