Văn bản hướng dẫn tội hủy hoại tài sản năm 2024

Hiện nay, có rất nhiều hành vi cấu thành tội phạm như: Phá cửa để vào nhà lấy trộm tài sản, đập kính ô tô để lấy tài sản trong ô tô, phá két để lấy tiền,… Thực tiễn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử án hình sự còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất về việc xác định tội danh giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng. Tôi xin trao đổi nội dung chưa thống nhất về việc xác định tội danh trong một vụ án cụ thể sau:

Tóm tắt nội dung vụ án: Khoảng 09h00’ ngày 01/12/2022, Phạm Quang H, Nguyễn Huy T và Trần Văn D rủ nhau đi trộm cắp tài sản tại Văn phòng công chứng PL. Trước đó, T đã mua 02 xà cầy, 01 tô vít, 01 kìm cộng lực và 02 đôi găng tay mục đích để đột nhập, cậy phá những vị trí để tiền, tài sản. Khoảng 0h00’ ngày 02/12/2022, T điều khiển xe máy Honda Lead, BKS: 17B9 - 214.67 đến đón Hvà D chở đến Văn phòng công chứng PL. T mở cốp xe đưa cho H, D 02 xà cầy, 01 tô vít, 01 kìm cộng lực và 02 đôi găng tay đã chuẩn bị sẵn. Cả ba đi đến trước cửa văn phòng, T dùng vai để H, D trèo lên đu bám vào thanh chắn tầng 2 Văn phòng nhưng không đột nhập được do thiếu đồ cắt thanh chắn nên cả ba đi về. Đến chiều ngày 02/12/2022, T đến gặp H, D để bàn bạc cách đột nhập. Sau đó, T chở H đi mua 01 cưa sắt và 02 bình ga mini có đầu khò. Khoảng 0h30’ ngày 03/12/2022, Tchở H và D đến trước cửa Văn phòng công chứng PL. T dùng vai để H, D đứng lên, đu bám vào thanh chắn ngang tầng 2, H dùng bình ga mini có gắn đầu khò làm nóng mối hàn của thanh sắt trên hàng rào bảo vệ rồi dùng kìm cộng lực cắt gãy thanh sắt và đột nhập vào phòng tầng 2. T đi ra khu vực đèn xanh đỏ gần đó để cảnh giới. Khi H và Dđi vào phòng tầng 2 thì camera phát sáng. Hdùng tay bẻ mắt camera hướng lên trần nhà. Tại phòng tầng 2, Dvà H phát hiện có 01 chiếc két sắt để dưới gầm bàn. H cùng D lôi két ra gần mép bàn rồi dùng xà cày, tô vít để cậy, phá mở két. Khi phá xong két, thấy có 3 cọc tiền mệnh giá 10.000đ tổng trị giá 3.000.000 đồng và 01 phong bì bên trong có 28.000.000 đồng gồm các tờ tiền mệnh giá 200.000đ, H cho số tiền trên vào trong túi áo khoác bên trái. Sau đó, H và D tiếp tục đi xuống tầng 1 thì thấy có 01 chiếc két sắt. Cả hai dùng xà cầy, tô vít mở phá két nhưng không tìm được tài sản. Sau đó, H và D đi lên tầng 2 rồi trèo ra ngoài gặp T, cùng nhau chia số tiền vừa trộm cắp được rồi cả ba ra về.

Quá trình giải quyết vụ án có hai quan điểm về tội danh của các đối tượng, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất:T, H, D nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đã chuẩn bị sẵn công cụ phạm tội để cậy phá két xâm phạm đến quyền tài sản của Văn phòng công chứng PL. Để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản các đối tượng đã thực hiện nhiều (chuỗi) hành vi một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, trong đó hành vi trước (cậy phá két, hủy hoại tài sản) là tiền đề, điều kiện để thực hiện hành vi sau (Trộm cắp tài sản) của Văn phòng công chứng PL, hậu quả 02 chiếc két bị hủy hoại không thể sử dụng được, thiệt hại là 6.950.000 đồng (Sáu triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng) và số tiền các đối tượng đã trộm cắp được là 31.000.000 đ (Ba mươi mốt triệu đồng). Hành vi của các đối tượng đã cấu thành tội Hủy hoại tài sản và Trộm cắp tài sản do đó các đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội ương ứng với các hành vi đã thực hiện.

Quan điểm thứ hai: Mục đích của Nguyễn Huy T, Phạm Quang H, Trần Văn D là trộm cắp tài sản tại Phòng công chứng không có mục đích hủy hoại tài sản. Để chiếm đoạt được tiền các bị can đã chuẩn bị phương tiện như tô vít, xà cầy, kìm,.. để phá két nhằm lấy tài sản. Hành vi phá két chỉ là phương thức thủ đoạn phạm tội của các đối tượng nhằm lấy tiền trong két. Do đó, hành vi của các đối tượng chỉ phạm tội Trộm cắp tài sản. Các đối tượng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại giá trị 02 két sắt bị phá hỏng.

Quan điểm của tác giả: Thống nhất với quan điểm thứ nhất, Nguyễn Huy T, Phạm Quang H, Trần Văn D đã phạm cả hai tội Trộm cắp tài sản và Hủy hoại tài sản. Về tội trộm cắp tài sản của Nguyễn Huy T, Phạm Quang H, Trần Văn D đã rõ, tôi không phân tích thêm. Đối với hành vi Hủy hoại tài sản: Mặc dù mục đích của T, H, D là đến phòng công chứng là để trộm cắp tài sản, nhưng muốn lấy được tài sản, thì phải cậy phá két sắt. Tuy H, T không có mục đích chính “hủy hoại tài sản”, nhưng hành vi khách quan “cố ý” dùng xà cầy, to vít cậy phá làm hư hỏng két sắt, buộc H, D phải nhận thức rõ được tác động bằng cơ học của mình sẽ làm biến dạng, hỏng hoàn toàn két sắt (đây là hành vi khách quan của tội Hủy hoại tài sản). Mặc dù ý thức chủ quan ban đầu của các bị can không có ý thức hủy hoại tài sản, nhưng bằng hành vi khách quan của mình H và D đã thể hiện rõ hai mục đích đó là phải cậy phá két thì mới lấy tài sản được. Tội Trộm cắp tài sản và tội Hủy hoại tài sản là hai tội độc lập, được quy định tại hai điều luật khác nhau, hậu quả là yếu tố bắt buộc đối với cả 02 tội đều đã đáp ứng đủ, các đối tượng đã thực hiện hai hành vi có cấu thành riêng biệt, vì vậy các đối tượng đã phạm cả hai tội Trộm cắp tài sản và Hủy hoại tài sản.

Mặt khác, nếu theo quan điểm thứ hai T, H, D chỉ phạm tội Trộm cắp tài sản, không phạm tội Hủy hoại tài sản vì không có mục đích hủy hoại tài sản. Giả sử cả ba bị can đều không có tiền án, tiền sự về hành vi chiếm đoạt tài sản, với số tiền trộm cắp trong vụ án này chưa đủ 2.000.000đ. Vậy, có xử lý T, H, D về tội Huỷ hoại tài sản hay không?

Do đó, cần có hướng dẫn của ngành cấp trên và sự thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Rất mong sự quan tâm trao đổi của các anh chị em đồng nghiệp.

Hủy hoại tài sản bao nhiêu tiền thì bị truy tố?

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam ...

Cố ý làm hư hỏng tài sản điều bao nhiêu?

Hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản là 2 hành vi có đặc điểm khá tương đồng và được quy định chung trong một điều luật thành tội "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" tại Điều 178, Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung 2017.

Hủy hoại tài sản bị xử phạt như thế nào?

Về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3 triệu - 5 triệu đồng.

Hủy hoại rừng là gì?

(LSVN) - Hủy hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc giảm giá trị đáng kể.

Chủ đề