Vai trò của phương pháp kinh tế

Vai trò của phương pháp kinh tế

Phương pháp so sánh là gì trong hoạt động kinh doanh? Thắc mắc này sẽ được giải thích ngay sau đây.

Phương pháp so sánh là gì?

Phương pháp so sánh được xem là một trong những cách được sử dụng phổ biến và lâu đời nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh. Nói một cách đơn giản, đây là cách thức đối chiếu các số liệu, chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế,... đã được lượng hóa.

“Phương pháp so sánh thường được thực hiện giữa các sự việc có tính chất tương tự để người thực hiện so sánh có thể đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu cũng như xác định xu hướng tiếp theo.”

Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh

Việc áp dụng phương pháp so sánh đóng vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình so sánh này sẽ cho phép người thực hiện tổng hợp được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng kinh tế, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về những mặt phát triển tốt và những mặt còn hạn chế nhằm tìm các giải pháp quản lý tối ưu cho từng trường hợp cụ thể.

Nói cách khác, hoạt động phân tích kinh doanh có ý nghĩa khá quan trọng trong sự phát triển của một công ty. Điều này không chỉ giúp các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan về  bức tranh phát triển hiện tại của doanh nghiệp mà còn có khả năng giúp họ định hướng những bước đi tiếp theo. Trên thực tế, doanh nghiệp cần phải hiểu được bản chất của phương pháp so sánh là gì và kết hợp cùng nhiều phương pháp để cho ra kết quả nghiên cứu tốt nhất.

Tuy nhiên, sự so sánh có thể là bãi mìn khiến bạn mất tập trung và ngăn cản bạn theo đuổi tầm nhìn lớn hơn của mình.

Các đặc điểm cơ bản của phương pháp so sánh

Để tiến hành thực hiện phương pháp so sánh thì cần phải xác định những đặc điểm cơ bản liên quan đến nó. Cụ thể như sau:

Lựa chọn tiêu chuẩn để thực hiện so sánh

Tiêu chuẩn so sánh được hiểu là chỉ tiêu được chọn để làm nền tảng so sánh, thuật ngữ chuyên môn gọi là kỳ gốc so sánh. Dựa trên mục đích thực hiện nghiên cứu mà người ta sẽ cân nhắc chọn kỳ gốc thích hợp nhất.

Chẳng hạn như mục đích là đánh giá xu hướng phát triển thì có thể chọn kỳ gốc là tài liệu kế hoạch của năm vừa rồi. Nếu mục đích là đánh giá tình hình hoạt động thực tế, dự đoán các yếu tố tương lai thì có thể cân nhắc kỳ gốc so sánh là các mục tiêu, định mức đã dự kiến.

Ðiều kiện so sánh

Để phương pháp so sánh thể hiện đúng ý nghĩa của nó thì đòi hỏi các chỉ tiêu phải có tính đồng nhất. Trên thực tế, người thực hiện cần quan tâm cả về mặt thời gian lẫn không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được. Dưới đây là một số điều kiện so sánh cần phải cân nhắc:

Thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và buộc phải thống nhất những đặc điểm liên quan đến nội dung kinh tế, phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.

Không gian: yêu cầu các chỉ tiêu khi thực hiện phương pháp so sánh cần phải được quy đổi về cùng một trạng thái quy mô cũng như điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Kỹ thuật so sánh

Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh dưới đây để đảm bảo mục tiêu so sánh có thể đưa ra kết quả chính xác nhất:

So sánh bằng trị số tuyệt đối: là cách biểu thị quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu được so sánh nào đó. Người ta thường gọi đó là trị số của chỉ tiêu kinh tế và là căn cứ để tính được những số liệu tương tự khác.

Khi thực hiện so sánh bằng số tuyệt đối có nghĩa là so sánh giữa trị số nêu trên của chỉ tiêu kinh tế của kỳ đang phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh có thể sẽ biểu hiện được một vài biến động về khối lượng hay quy mô của các hiện tượng kinh tế.

So sánh bằng số tương đối: tùy theo yêu cầu phân tích mà người thực hiện sẽ lựa chọn loại số tương đối thích hợp nhất. Cụ thể như số tương đối kết cấu, số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ,... Nó phản ánh khá chính xác khả năng hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế đang được phân tích và so sánh.

So sánh mức biến động theo hướng quy mô phát triển: đây là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc so sánh. Chúng đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích và có liên quan đến việc hình thành xu hướng của quy mô chung. Khi cân nhắc đúng xu hướng quy mô phát triển chung sẽ mang đến nhiều lợi ích khi nhà quản lý đánh giá đường hướng đi tiếp của doanh nghiệp trong tương lai.

So sánh bằng số bình quân: Số bình quân được đánh giá là một dạng đặc biệt của số tương đối bởi vì nó có khả năng biểu hiện các tính chất và đặc điểm chung về mặt số lượng của một đơn vị hoặc một tổng thể nào đó có cùng tính chất. Từ đó, người ta sẽ nhận dạng các đặc trưng chung của các bộ phận trong quá trình phân tích so sánh.

So sánh bằng số bình quân động thái: được hiểu là cách so sánh số tương đối kết cấu và thể hiện tỉ trọng chênh lệch của từng bộ phận trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc so sánh của một số chỉ tiêu phân tích. Con số bình quân động thái sẽ phản ánh khá chính xác biến động bên trong của chỉ tiêu ấy trong một khoảng thời gian nào đó, có thể cố định hoặc thay đổi liên tục.

Ví dụ về việc thực hiện phương pháp so sánh tại các doanh nghiệp

Ngoài các thông tin lý thuyết về phương pháp so sánh là gì trong kinh doanh, bài viết sẽ đề cập đến ví dụ cụ thể để bạn có thể nhìn nhận vấn đề chính xác hơn.

Cụ thể, công ty A muốn tiến hành thực hiện phương pháp so sánh để có thể cân nhắc khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp ở năm 2021 đồng thời xây dựng hướng đi phát triển mới vào năm 2022. Họ sẽ cần làm những điều gì?

Đầu tiên, cần xác định kỳ gốc so sánh căn cứ vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích này. Công ty A sẽ so sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức giúp đánh giá mức biến động so với mục tiêu đề ra.

Nếu công ty A mong muốn nghiên cứu nhịp độ tăng trưởng của hiện tượng kinh tế, có thể là doanh thu bán hàng thì thực hiện so sánh số liệu kỳ phân tích với cùng kỳ năm ngoái hoặc so sánh trực tiếp với kỳ trước. Cùng phương thức đó, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu được tốc độ kinh doanh trong từng khoảng thời gian.

Trong trường hợp công ty A cần đánh giá tiến độ phấn đấu của nhân viên thì có thể so sánh số liệu liên quan đến thông số kinh tế kỹ thuật tiên tiến hoặc trung bình.

Còn khi cần nhận xét điểm mạnh, điểm yếu ở nội tại doanh nghiệp thì nên cân nhắc so sánh số liệu với doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có quy mô tương đương. Về khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, doanh nghiệp có thể so sánh liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến phương pháp so sánh là gì trong hoạt động kinh doanh, hi vọng rằng bạn sẽ có được những thông tin bổ ích cho quá trình tìm hiểu các thuật ngữ kinh tế cũng như các phương thức đánh giá, phân tích kinh doanh.

Pha Lê

Skip to content

Các phương pháp quản lý kinh tế. Trình bày phương pháp kích thích kinh tế trong quản lý. Cho ví dụ minh hoạ.. Giải đáp 2 câu hỏi ✅về lý thuyết quản lý kinh tế hay trong thời gian thi công chức thuế:

Vai trò của phương pháp kinh tế
Các phương pháp quản lý kinh tế.

Các phương pháp quản lý kinh tế. Trình bày phương pháp kích thích kinh tế trong quản lý. Cho ví dụ minh hoạ.

Hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công cụ đó như thế nào? Ví dụ thực tế để phân tích cơ chế tác động của 1 công cụ vào hoạt động của nền kinh tế mà anh (chị) nắm vững.

Phương pháp quản lý kinh tế là tổng thể các cách thức và biện pháp quản lý có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong hoạt động quản lý kinh tế nhà nước có thể và cần phải thực hiện đồng thời 3 phương pháp chủ yếu, đó là:

+ Phương pháp kích thích kinh tế.

+ Phương pháp thuyết phục, giáo dục.

1. Phương pháp kinh tế là cách tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để cho đối tượng quản lý lựa chọn phương án hoạt động sản xuát kinh doanh có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.

2. Đặc điểm của phương pháp kinh tế là tác động, điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh tế không phải bằng cưỡng chế, mệnh lệnh hành chính mà bằng lợi ích. Có nghĩa là dùng cái lợi (lợi nhuận) mà các doanh nghiệp, doanh nhân ham muốn làm động lực để hướng hành vi của họ đi theo mục đích mong muốn của nhà nước.

3. Nhà nước sử dụng các công cụ kích thích kinh tế:

+ Các công cụ của chính sách tài chính: Thuế và chi tiêu Chính phủ.

+ Các công cụ của chính sách tiền tệ: Kiểm soát mức cung tiền và lãi suất 

+ Các công cụ của chính sách thu nhập: Giá cả và tiền lương.

+ Các công cụ của chính sách thương mại: Thuế nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế.

4. Vai trò của phương pháp kinh tế:

+ Thông qua việc vận dụng phương pháp kinh tế nhà nước tạo ra áp lực kinh tế và kích thích kinh tế cần thiết đối với các chủ thể nhằm động viên tính tích cực của họ để đạt được mục tiêu nhà nước đề ra.

+ áp dụng phương pháp kinh tế cũng có nghĩa nhà nước tác động 1 cách gián tiếp vào nền kinh tế làm nó vận động theo các qui luật khách quan và hướng tới mục tiêu mong muốn.

+ Trong nền kinh tế thị trường thì phương pháp kinh tế phải chiếm vai trò chủ đạo trong việc vận dụng các phương pháp trong quản lý nhà nước về kinh tế.

5. Phương pháp kinh tế được sử dụng trong những trường hợp sau:

+ Có khả năng tạo ra sự đồng chiều về lợi ích của đối tượng quản lý và của nhà nước, tức là khi nhà nước đưa ra các tình huống, các nhiệm vụ và các điều kiện vật chất để kích thích phải làm sao đảm bảo được là nếu các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện những nhiệm vụ đó thì vừa đem lại mục tiêu của nhà nước, đồng thời chính họ cũng phải có lợi. Nếu chỉ đem lại lợi ích cho nhà nước còn bản thân họ chẳng được gì hoặc được quá ít thì không bao giờ kích thích được Họ.

+ Khi nhiệm vụ của nhà nước đưa ra có thể lựa chọn được. Điều này có nghĩa là với mong muốn của nhà nước đặt ra, nếu các doanh nghiệp thực hiện được thì rất tốt nhưng nếu chưa thực hiện được ngay thì cũng chưa ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước. Còn trong trường hợp nếu việc thực hiện đòi hỏi bức xúc, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi íhc của đất nước thì nhà nước không thể dùng biện pháp kích thích kinh tế mà phải dùng biện pháp hành chính để bắt buộc đối tượng quản lý thực hiện.

6. Những yêu cầu khi thực hiện phương pháp kinh tế:

+ Phải hoàn thiện các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường.

+ Phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền hạn cho cấp dưới.

+ Đòi hỏi cán bộ quản lý phải có 1 trình độ và năng lực về nhiều mặt.

* Ví dụ minh hoạ: (tự cho)

1. Công cụ quản lý nói chung là tất cả mọi phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.

2. Công cụ quản lý của nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện mà nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động quản lý của nhà nước mà nhà nước chuyển tải được ý định và ý chí của mình đến các chủ thể, các thành viên tham gia hoạt động trong nền kinh tế.

3. Hệ thống công cụ quản lý kinh tế của nhà nước bao gồm các nhóm:

a. Công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu của quản lý:

+ Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

+ Tiêu chuẩn, chất lượng, qui cách sản phẩm.

b. Công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự, hành vi trong các quan hệ kinh tế khi thực hiện các mục tiêu nói trên bao gồm: Hiến pháp; các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội; nghị quyết, nghị định của Chính phủ và quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, thông tư, chỉ thị của các Bộ và cơ quan thuộc Bộ.

c. Công cụ thể hiện các tư tưởng, quan điểm của nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế trong 1 thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã dề ra: Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách ngoại thưong (thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá…).

d. Các công cụ vật chất thuần tuý bao gồm:

+ Đất đai, rừng núi, sông hồ, các ngồn nước.

+ Tài nguyên trong lòng đất.

+ Các nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa.

+ Hệ thống Ngân hàng Trung ương.

+ Hệ thống dự trữ, bảo hiểm quốc gia.

+ Doanh nghiệp nhà nước và vốn và tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp.

e. Công cụ để sử dụng các công cụ nói trên:

+ Bộ máy quản lý nhà nước.

+ Cán bộ, công chức nhà nước.

Cám ơn bạn đã ghé thăm blog. Đội ngũ soạn hi vọng sẽ mang đến những tài liệu và kiến thức có ích link Google driver tới mọi người. Nếu thấy bài biết hay và hữu ích hãy donate hoặc đơn giản là share bài viết lên mạng xã hội cho blog nhé

Donate qua ví MOMO:

Vai trò của phương pháp kinh tế

Donate qua Viettel Pay:

Vai trò của phương pháp kinh tế

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);