Từ đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt em có suy nghĩ gì khi được sống LA chính mình

Bài làm

Cuộc sống là một sân khấu khổng lổ, tại đó mỗi chúng ta đều được nhận một vai diễn. Và nêu phải diễn tân kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ, ắt hẳn mỗi người sẽ thâm thìa sâu sắc niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và mọi người.

Trương Ba là một người làm vườn tốt bụng, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Đế Thích – tiên cờ trên thiên đình gợi ý Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào thân xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chổng, gia đình Trương Ba cảm thấy xa lạ mà bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống giả tạo, không được là chính mình. Đặc biệt, thân xác hàng thịt làm hồn Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải của bản thân ông. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền phức phải mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành công vở kịch nói "Hổn Trương Ba, da hàng thịt", từ đó đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. Qua đoạn trích, Lưu Quang Vũ đã truyền đi bước thông điệp: Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mà mình có càng quý giá hơn.

Mỗi chúng ta ngay khi mới sinh ra làm người đều được trao cho một cuộc đời. Cuộc đời ấy do chúng ta làm chủ, tự chúng ta thiết kế nên. Bằng sức khỏe, trí tuệ, bằng tình yêu thương… – tất cả những gì sẵn có, chúng ta sẽ sống như mình thích, mình muốn, được làm những điều chúng ta khao khát, ước mong. Làm chủ cuộc sống của chính mình là niềm hạnh phúc giản dị nhất nhưng cũng vĩ đại nhất mà mỗi người có thể có được.

Sống thực với bản thân, ta còn có cơ hội để khắc phục những khuyết điểm, hoàn thiện bản thân. Dù phải đối mặt với những gian nan, thử thách nhưng khi tự mình vượt qua, chúng ta sẽ cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa cuộc đời. Vì lẽ đó, Cass Darley – một cô gái luôn ao ước trở thành ca sĩ đã vượt qua sự tự ti của bản thân, chấp nhận con người thực của mình. Và bằng đam mê, khát vọng Cass Darley không những đã trở thành ca sĩ mà còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Còn với Mary Margarit, không thay đổi mình để trở thành "người phụ nữ quý tộc" mà ngược lại, cô đã biết khai thác vẻ đẹp "quê mùa" của mình để chiếm được biết bao cảm tình của người yêu mến điện ảnh.

Sống đúng với bản thân mình không phải là điều khó khăn nhưng cũng không quá dễ dàng. Nhiều khi, vì lí do nào đó, chúng ta phải nói dối, phải sống trái với lương tâm nhưng dù thếnào đi nữa, hãy cố gắng là chính mình. Bởi lẽ chỉ là chính mình, mỗi người cảm thấy thanh thản, mới cất đi được những gánh nặng đeo bám trong tâm hồn mình. Hãy cứ vui, buồn hồn nhiên, hãy cứ giận hờn, trách móc, hãy cứ khóc, cứ đau đớn, chỉ cần đừng bao giờ tàn nhẫn, đừng bao giờ để thói vị kỉ của chúng ta làm tổn thương người khác, bạn sẽ được là chính mình:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em,

Là máu thịt đòi thường ai chẳng có.

Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa,

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.

Sống thực với chính mình, có khi bạn phải hi sinh cả sự sống của mình như Trương Ba, nhưng Trương Ba đã bình thản đón nhận cái chêìt để được trở lại với mình. Hãy dũng cảm đón nhận tất cả, bời phía trước kia là hạnh phúc bất tận.

Hướng dẫn

THÂN BÀI

Thân bài có thể gồm ba đoạn chính.

A. ĐOẠN TRÍCH

1. Tóm lược

Dựa vào truyện dân gian cùng tên, Lưu Quang Vũ xây dựng vở kịch hiện đại Hồn

Trương Ba, da hàng thịtvà phần sáng tạo của tác giả là ở cảnh 7, kết thúc kịch. Khi hồn Trương Ba được sống “hợp pháp” trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le. Ba tháng “ngụ cư” trong xác lạ, hồn Trương Ba có nguy cơ bị thân xác lấn át, phải trải qua những cuộc đấu tranh gay gắt với chính thể xác mà nó trú ngụ – thể xác đầy ham muôn bản năng của anh hàng thịt. Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ, đáng sợ dưới mắt những người thân. Một trong những đỉnh điểm của cuộc đối đầu giữa Hồn và Xác là khi hồn Trương Ba sắp ngã vào tay chị vợ anh hàng thịt, nhân vật chút nữa bị thất bại trước sự dẫn dắt của thể xác. Kết cục, để bảo toàn sự thanh sạch của mình, hồn Trương Ba đã chấp nhận cái chết vĩnh viễn, khước từ cuộc sống không phải là mình, dù sự sống muôn phần đáng quý.

2. Ý nghĩa

– Phê phán tình trạng con người phải sống giả, không dám sống và cũng không được sống thật với bản thân mình.

– Sự sống nhờ, sống giả, sống không phải là mình là bi kịch đau đớn nhất của con người.

– Sống thực với mình và với những người xung quanh quả thật là một niềm hạnh phúc lớn lao, là muôn phần đáng quý.

B. SUY NGHĨ VỀ HẠNH PHÚC CỦA CON NGƯỜI KHI ĐƯỢC SỐNG THỰC VỚI MÌNH VÀ VỚI MỌI NGƯỜI

1. Sống thực là sống không vay mượn, không dựa dẫm, không sông gửi. Sống thực là phải sống như chính mình, sông hòa hợp giữa hồn và xác – một tâm hồn trong sạch trong một thân thể khỏe mạnh.

– “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, lời đối thoại này của Hồn Trương Ba với tiên Đế Thích minh chứng cho sự thống nhất, hài hòa trong một con người: đây mới là ý nghĩa của sống thực.

– Sống thực là sự sống hướng đến sự hoàn thiện về nhân cách.

2. Sống thực biểu hiện trên những phương diện nào, sống như thế nào, sống với mục đích gì… là những vấn đề được đặt ra cho thanh niên chúng ta hôm nay.

3. Sống thực với mình và với mọi người là hạnh phúc

– Hạnh phúc của người sống thực và đau khổ của kẻ không còn được là mình đã thể hiện trong đoạn trích và trong nhiều tình cảnh sống của con người.

– Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

– Hơn nữa, nếu con người sống cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải…. với sự dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, dần dần tàn phá những gì trong sạch, cao quý, đẹp đẽ của chính mình.

C. BÀI HỌC

1. Phê phán lối sống giả tạo, thiếu trung thực, lối sống có nguy cơ đẩy con người tới chỗ tha hóa vì danh, vì lợi.

2. Nhận thức sâu sắc rằng cần phải sống và dám sông trung thực và luôn luôn có ý thức hoàn thiện nhân cách của ta.

Phân tích màn đi thoại giữa hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt trích cảnh 7 vở kịch "Hồn Trương Ba, dã hằng thịt" của Lưu Quang Vũ.

DÀN Ý

I.MỞ BÀI

– Lưu Quang Vũ là tác giả có các mảng sáng tác thuộc nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu luận… nhưng lĩnh vực văn học nổi bật hơn cả làkịch nói. Ông được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại, với những vở từng gây chấn động dư luận: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa nói, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Tôi và chúng ta…

– Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ. Dựa vào một truyện cổ dân gian cùng tên, Lưu Quang Vũ đã thể hiện khả năng sáng tạo của mình khi xây dựng hai nhân vật hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt.

– Cảnh 7 của vở kịch nêu bật hoàn cảnh trớ trêu của nhân vật hồn Trương Ba khi phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt và màn đối thoại giữa hai nhân vật chính đã mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

II. THÂN BÀI

A. HOÀN CẢNH TRỚ TRÊU CỦA NHÂN VẬT HN TRƯƠNG BA KHI PHẢI TRÚ NGỤ TRONG XÁC ANH HÀNG THỊT

1. Từ khi phải trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt để tồn tại, nhân vật hồn Trương Ba có những thay đổi ngày càng rõ rệt. Chứng kiến và phải chịu đựng những thay đổi này là những người thân trong gia đình, bạn bè qua lời của các nhân vật người vợ, cái Gái (đứa cháu), cô con dâu.

– Hồn Trương Ba bây giờ đâu còn là người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con như trước. Ông cũng chẳng quan tâm gì đến chuyện của bà con hàng xóm. (Dẫn chứng)

– Hồn Trương Ba giờ đây vụng về, thô lỗ, phũ phàng chứ không còn khéo léo, nhẹ nhàng khi chăm sóc cây cối, khi chữa điều như trước nữa. (Dẫn chứng)

– Ngay cả người biết thương cảm cho tình cảnh của hồn Trương Ba (cô con dâu) giờ cũng xót xa, ngỡ ngàng bởi không được thấy hình ảnh con người “hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con khi xưa” (Dẫn chứng)

2. Hồn Trương Ba cũng nhận ra những điều đó, thấy không thể sống như thế được nữa, không thể khuất phục trước thểxác để tự đánh mất mình. Qua màn độc thoại nội tâm, hồn Trương Ba thách thức xác anh hàng thịt: “có thật là không còn cách nào khác?” và phản kháng quyết liệt: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”.

B. Ý NGHĨA CỦA MÀN ĐỐITHOẠI GIỮA HAI NHÂN VẬT

Trong màn kịch này, hành động kịch đẩy mâu thuẫn xung đột tới cao trào: xác anh hàng thịt (ẩn dụ thểxác con người) tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba tẩn dụ linh hồn con người). Hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ.

1. Có thểnói Trương Ba đã chết một cách vô lí. Ai cũng biết cái chết của Trương Ba là do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào. Nhưng sự sửa sai” của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khuyên của Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba, lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vô lí hơn: linh hồn mình phải trú nhờ trong thể xác của kẻ khác.

2. Do phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một sốnhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay vì phải sống mượn, gá lắp, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng những đã không sai khiến dược xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại còn bị cái xác thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường của xác thịt anh đồ tể.

3. Ýthức được điều đó, hồn Trương Ba dằn vật, đau khổ vàquyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác. Xác anh hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích, đã cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên bốvề sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ranh mãnh dồn hồn Trương Ba vào thế đuối lí hơn nữa, ve vãn hồn Trương Ba thỏa hiệp vì theo lí lẽ của xác thịt là “chẳng còn cách nào khác đâu”, vì cả hai “đã hòa vào nhau làm một rồi”.

4. Trước những “lí lẽ ti tiện” của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, khinh bỉ, mắng mỏ xác thịt hèn hạ nhưng đồng thời cũng ngậm ngùi thấm thìa cái nghịch cảnh mà mình đã lâm vào, đành nhập trở lại vào xác thịt trong tuyệt vọng. (Dẫn chứng)

III. KẾT BÀI

– Màn đối thoại này cho thấy dù Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chungvới sự dung tục và bị nó đồng hóa.

– Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, lấn át và sỗ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.

Nguồn: Vietvanhoctro.com