Trước phật tổ là ai

Nếu được hỏi Phật A Di Đà Và Phật Thích Ca Ai Có Trước thì sẽ có rất nhiều người sẽ phân vân không biết câu trả lời như thế nào. Bởi phần lớn người trước kia hay nhầm tưởng cả 2 Ngài là cùng 1 vị Phật. Tuy nhiên, đây là 2 vị Phật tách biệt: Một vị Phật có thật trong lịch sử và một vị xuất hiện trong kinh Phật giáo.

Khi mà đã biết 2 ngài là khác nhau, không cùng 1 vị phật thì vấn đề Phật A Di Đà Và Phật Thích Ca Ai Có Trước được đặt ra. Cùng Cao Trang tìm hiểu nhé!

Trước phật tổ là ai
Phật A Di Đà Và Phật Thích Ca Ai Có Trước?

Phật A Di Đà Và Phật Thích Ca Ai Có Trước?

Theo tương truyền từ dân gian thì phật A Di Đà xuất hiện trước Phật Thích Ca. Tại sao lại như vậy?

Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Theo thuật ngữ Phật giáo, cõi Ta Bà (đau khổ) chính là trái đất, nơi con người đang sinh sống. Ở cõi giới này, Đức Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh, nên người đời tôn xưng Đức Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài là vị Phật lịch sử chứ không phải là một vị Phật huyền thoại.

Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Thọ, là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng. Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực lạc (an vui) Tây phương. Trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật Thích Ca, rải rác trong các Kinh điển, Ngài đã giới thiệu cho tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi nước Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh.

Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Ngài có khả năng vận dụng trí tuệ, thần thông thấy biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác.

Nhờ khả năng đặc biệt này nên Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Thấy rõ môi trường sống và đời sống sinh hoạt của chúng sanh ở Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật làm giáo chủ. Như vậy, Phật A Di Đà là vị Phật được Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng ta.

Đến đây thì bạn có thể hiểu đơn giản rằng là Phật A Di Đà đã xuất hiện từ rất lâu, chỉ khi Phật Thích Ca xuất hiện thì mới nhận thấy sự hiện diện của Phật A Di Đà nên mới giới thiệu cho các tín đồ biết.

Ngoài ra, tại Trung Hoa còn có lưu truyền hình tượng Tam Thế Phật: Phật A Di Đà – Vị Phật Quá Khứ, Phật Thích Ca (Như Lai Phật Tổ) – Vị Phật Hiện Tại và Phật Di Lặc – Vị Phật Tương Lai.

Trước phật tổ là ai
Phật A Di Đà Và Phật Thích Ca Ai Có Trước?

Thỉnh Mua tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Đà bằng đá ở đâu?

Các phật tử cũng lựa chọn các tượng phật Thích Ca, tượng Phật A Di Đà của Cao Trang để bày trí những nơi tôn nghiêm trong gia đình để cầu mang lại bình an. Phật tử có thể chọn thỉnh các pho tượng kích thước lớn tầm 1m đến 2m để thờ tại gia là ổn hoặc thỉnh về cúng dường cho chùa để tích công đức.

Đại đa số các trụ trì của các chùa lớn tại Đà Nẵng cũng như các khu vực toàn quốc điều tin tưởng và lựa chọn cơ sở chúng tôi làm đối tác cho những thiết kế và điêu khắc các tượng Phật A Di Đà, Tượng Phật Thích Ca bằng đá lớn nhỏ khác nhau để đặt trong chùa.

  • Cao Trang cung cấp rất nhiều loại tượng phật đá với giá tốt nhất thị trường.
  • Tất cả các tượng phật đá đủ mọi kích thước đều trải qua sự điêu khắc của nghệ nhân chuyên nghiệp.
  • Tư vấn đầy đủ các thông tin về cách thỉnh, cách thờ, cách đặt và cách giữ bóng cho tượng phật bằng đá.
  • Hỗ trợ vận chuyển tượng phật đá tận nơi. Ngoài ra, Cao Trang còn có dịch vụ hỗ trợ ship quốc tế.
  • Chi phí phù hợp với ngân sách của bạn.

Tượng Phật Đá Cao Trang luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc mỗi sản phẩm tượng phật ở mức hoàn hảo. Vì thế chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở của chúng tôi. Không có giới hạn thời gian khi làm việc, vì chúng tôi với đội ngũ nhân sự trẻ đầy năng lượng và nhiệt huyết, từng cá nhân luôn tập trung và có trách nhiệm với công việc để mang lại những sản phẩm tốt nhất. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: 
Website: www.tuongphatda.vn

Ví dụ như ngài Xá-lợi Phất, ngài Ca-diếp, ngài Mục-kiền-liên, ngài Bồ-đề Đạt-ma, Đức Phật A-di-đà, ngài Đạt-lai Lạt-ma. Vậy ai là những vị đứng đầu Phật giáo thế giới từ sau khi Phật Thích-ca mất ?

Trả lời:

Các tên nói trên là rất nổi tiếng trong giới Phật giáo từ xưa đến nay, họ cũng được nhắc đến trong nhiều sách, báo, truyền thông. Nhưng không ai trong số các ngài là người đứng đầu của Phật giáo thế giới như là người thay thế, người đại diện của Đức Phật cả.

Theo kinh điển, Đức Phật cũng chưa bao giờ ‘truyền’ cho ai làm người đứng đầu Phật giáo (theo nghĩa làm ‘giáo chủ’ như trong các tôn giáo khác). Đức Phật đã chỉ dụ rằng chính Giáo Pháp là thứ sẽ dẫn dắt Tăng Đoàn, hoặc khi ai thấy Giáo Pháp là thấy Phật, ai thực hành theo đúng Giáo Pháp thì người đó là người thực hành theo đạo Phật.

Rất nhiều người bình thường, kể cả người theo đạo Phật, vì không được các sư thầy chỉ dạy căn bản về giáo lý và về các nền Phật giáo trên thế giới, nên họ thường xuyên ngộ-nhận những người mà họ cho là người đứng đầu (giáo chủ) của Phật giáo thế giới. Hơn nữa, rất nhiều người đã tìm hiểu và nhớ rất nhiều về những giai thoại, truyền thuyết, hay những chuyện thời sự về những nhân vật Phật giáo đó, nhưng họ lại không hiểu biết thực sự những vị đó là ai. (Ví dụ, rất nhiều người hiện đại đang co rằng ngài Đạt-la Lạt-ma là ‘giáo chủ’ của Phật giáo thế giới, là người đại diện cho Phật ở thế gian này!). Xin trả lời ngắn-gọn về những vị đó:

1. Xá-lợi-phất (Sapurita), Mục-kiền-liên (Moggallana), A-nan-đà (Ananda), Đại-Ca-diếp (Mahakapssapa)... là những vị đại đệ tử của Phật, sống vào thời Phật, cùng tu tập theo Phật. Họ nổi tiếng trong khắp các kinh điển bởi vì họ đã từng sống cùng thời với Phật, đi theo Phật, và đã tu tập chứng đắc giác ngộ hoàn toàn, và trở thành những vị A-la-hán đầu tiên sau Đức Phật. Đó là những bậc thánh nhân, là những vị học trò xuất sắc nhất của Phật. Tên của họ thường xuất hiện khắp trong kinh điển Phật giáo bởi vì họ vừa là học trò, vừa là nhân chứng, vừa là người được nghe Đức Phật thuyết giảng vào thời Đức Phật.

Họ cũng chính là những người thực hiện việc kết-tập những lời Phật dạy thành Ba Rỗ Kinh (Tam Tạng Kinh) được truyền thừa cho đến ngày hôm nay!.

Những bậc trượng lão thánh nhân đó thuộc dòng Phật giáo Nguyên thủy (Theravada, Trưởng lão bộ), và họ đã niết-bàn trước khi xuất hiện những trường phái khác của Phật giáo.

Những di tích khảo cổ ở Ấn Độ ngày nay đã cho thấy rất nhiều di tích về các vị thánh nhân này, theo như kinh sử đã ghi, bên cạnh những di tích về Đức Phật Thích-ca lịch sử.

2. Ngài Bồ-đề Đạt-ma là một vị sư người Ấn Độ đã qua Trung Hoa truyền bá đạo Phật từ thế kỷ thứ 5 sau CN. Ngài là người sáng lập ra trường phái Thiền Tông (Chan, Zen) ở Trung Hoa. Đó là vị tổ của Thiền Tông. Vì nhiều người Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên... đã tu tập theo Thiền Tông trong suốt 16 thế kỷ qua, cho nên tên của ngài và nhiều giai thoại về ngài rất được nhiều người nhắc đến, và tranh tượng về ngài được thờ kính trong các thiền viện thuộc Thiền Tông.

Vì Thiền Tông được khải mở ở Trung Hoa và các nước Đông Á, nơi mà Phật giáo Đại thừa đã thịnh hành nên nền Phật giáo Đại thừa cũng tính Thiền Tông là thuộc Phật giáo Đại thừa, mặc dù cách thức tu tập của Thiền Tông là khá khác biệt so với hầu hết những nhánh phái khác thuộc Phật giáo Đại thừa.

Nhiều nghiên cứu hàn lâm gần đây dựa vào khảo cổ và kinh điển đã chứng minh rằng Thiền Tông là một nhánh của Phật giáo Nguyên thủy được phát triển ở những nước Đại thừa. (Đọc thêm nghiên cứu “Thiền Tông-một nhánh của Phật giáo Nguyênthủy trong các nước Phật giáo Đại thừa” của củaShanta Ratnayaka, do nisư Liễu Pháp dịch.)

Ngài không phải là người đứng đầu của Phật giáo thế giới như nhiều người đã hiểu sai. Bồ-đề Đạt-ma là người đứng đầu đầu tiên của Thiền Tông Trung Hoa, là vị sơ tổ của Thiền Tông. Người theo Thiền Tông cũng thờ kính Đức Phật như một vị Phật tổ của Phật giáo, ngoài ra họ thờ kính ngài Bồ-đề Đạt-ma như vị sơ tổ của tông phái Thiền Tông, và tu tập theo hướng dẫn của ngài.

Thiền Tông Việt Nam thực sự cũng bắt nguồn từ Thiền Tông Trung Hoa của ngài Bồ-đề Đạt-ma và được truyền thừa đến ngài Huệ Khả (Nhị Tổ) cho đến ngài Huệ Năng (Lục Tổ), và nhiều vị tổ sau đó.

3. Đức Phật A-Di-Đà (Amita Buddha) là một vị Phật thuộc kinh điển của Phật giáo Đại thừa. Vị Phật này được miêu tả trong kinh có tên là “Kinh Phật Thuyết Về Phật A-di-đà” của Phật giáo Đại thừa. (Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy không có ghi chép về kinh này và về vị Phật này.)

Số đông Phật tử các nước Đông Á theo truyền thống Đại thừa đã thờ kính và tụng niệm danh hiệu và những phẩm hạnh của vị Phật này. Họ hy vọng khi chết, vị Phật này sẽ ‘cứu’ họ lên cõi Tịnh Độ đẹp đẽ để tiếp tục sống và tu hành. Vì vậy, pháp môn tu tập và tụng kinh niệm Phật A-di-đà được gọi là pháp môn Tịnh Độ, hay Tịnh Độ Tông.

Nhiều Phật tử ở Trung Hoa và Nhật Bản cảm thấy mình không đủ “trí-căn” để tu theo pháp môn thiền tập, nên họ chọn lấy pháp môn tụng kinh niệm Phật A-di-đà để cầu cho kiếp sau được vãng sinh nơi Tịnh Độ cực lạc của Phật A-di-đà. Vì pháp môn này trong có vẻ ‘dễ tu’ cho hầu hết mọi người, nên Tịnh Độ Tông đã phát triển rất nhanh và rộng khắp các nước Đông Á. Thực ra, hơn 90 phần trăm Phật tử ở các nước Phật giáo Đại Thừa ở Đông Á là tu theo pháp môn Tịnh Độ, bao gồm cả Phật tử xuất gia và tại gia. Hầu hết các chùa chiền ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, và đặc biệt Việt Nam đều có gian thờ cúng Đức Phật A-di-đà (bên cạnh tranh tượng Đức Phật Thích-ca, và các vị Bồ-tát). Ở đâu bạn cũng có thể gặp hình tượng vị Phật cứu độ này.

Vị Phật này là vị Phật được thờ cúng theo pháp môn Tịnh Độ ở các nước Đại thừa Đông Á, là một trong những vị Phật quan trọng nhất bên cạnh Phật Thích-ca và những vị Bồ-tát được thờ kính trong các nước Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, vị Phật A-di-đà không phải là người đứng đầu của Phật giáo thế giới về mặt lịch sử. Thực ra, chỉ có Đức Phật Thích-ca là vị Phật tổ, và sau đó không có vị Phật nào của Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Nguyên Thủy là người đứng đầu (giáo chủ) của Phật giáo, theo như cách nhiều người đã thường hiểu lầm.

4. Ngài Đạt-lai Lạt-ma (Dalai Lama) là người đứng đầu của giáo phái Gerug (Mũ Vàng) của Phật giáo Tây Tạng. Giáo phái này được thành lập bởi ngài Tsongkhapa vào thế kỷ 14. Phật giáo Tây Tạng nói chung còn được gọi là Mật Tông, Mật Thừa, Kim Cương Thừa, nó cũng được xếp vào nhóm Phật giáo Đại thừa, và cũng bắt nguồn từ Ấn Độ vào thời Phật giáo Nguyên thủy suy tàn Ấn Độ. (Mật Tông khởi lên từ xứ học viện Nalanda sau thời gian xuất hiện trường phái Đại thừa.)

Những người theo giáo phái này ở Tây Tạng tin rằng Đạt-lai Lạt-ma là người hiện-thân của Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara). Phật tử ở xứ này rất tôn sùng các vị Đạt-lai Lạt-ma, cho nên các vị Đạt- lai Lạt-ma từ đời thứ 5 đã thường nắm luôn các ảnh hưởng về chính trị ở Tây Tạng. Người ta hay nói về ngài Đạt-lai Lạt-ma hiện tại là ngài Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 của Tây Tạng, hiện đang cư ngụ ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, những Đạt-lai Lạt-ma không phải là đại diện hay người đứng đầu của Phật giáo thế giới. Những Đạt-lai Lạt-ma chỉ là người đứng đầu của giáo phái Mũ Vàng (Gerug) của Phật giáo Tây Tạng mà thôi.

Những trường phái khác của Phật giáo Đại thừa cũng không công nhận lý thuyết Đạt-lai Lạt-ma là hiện thân của Bồ-tát Quán Thế Âm, và cũng không coi các Đạt-lai Lạt-ma là người đứng đầu của trường phái Đại thừa. (Đại thừa nói chung chỉ thờ Đức Phật Thích-ca, các vị Phật khác, và các vị Bồ-tát là những hình tượng cao quý nhất của Phật giáo Đại thừa).

  • Tóm lại, những vị Phật, thánh nhân và những những người đứng đầu các trường phái giáo phái đó không phải là người đứng đầu của nền Phật giáo do Đức Phật lịch sử khai giảng và truyền thừa. Tùy theo những người theo những truyền thống và tông phái nào thì họ thờ kính một trong những vị đó là người đứng đầu của tông phái của mình.
  • Vì những trường phái Phật giáo nói trên có phát triển mạnh ở các xứ sở của nó, vì vậy tên tuổi của những vị Phật, vị thánh nhân, và các vị đứng đầu tông phái thường được nhắc đến nhiều. Vì lý do đó, nhiều người đã lầm tưởng một trong số họ là những người đứng đầu của Phật giáo thế giới sau Đức Phật Thích-ca.
  • Riêng trường phái Phật giáo Nguyên thủy vẫn coi người đứng đầu của tôn giáo họ là Đức Phật Thích-ca lịch sử. Vì vậy, trong các tu viện và tịnh xá của Phật giáo Nguyên thủy họ chỉ đơn giản thờ một tượng Phật Thích-ca như một người Thầy đã chỉ dạy con đường tu tập để giải thoát.

Nguồn:Vấn Đáp Phật Giáo- Lê Kim Kha (biên soạn)