Trong mệnh đề quan hệ khi nào dùng dấu phẩy năm 2024

Mệnh đề quan hệ là mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ, nhằm bổ sung thông tin cho câu.

1. Đại từ quan hệ: Đứng đầu mệnh đề quan hệ luôn là một đại từ quan hệ. Tiếng Anh có 5 đại từ quan hệ và 3 trạng từ quan hệ:

  1. Đại từ quan hệ

Đại từ quan hệ Sử dụng Ví dụ Who Làm chủ ngữ, đại diện cho các danh từ, đại từ chỉ người làm chủ ngữ. We are talking about the man who lives next door (Chúng tôi đang nói về người đàn ông sống ngay bên cạnh nhà). Whom Đại diện cho tân ngữ chỉ người. I want to see the teacher whom I met at the teaching-staff room last week (Tôi muốn gặp cô giáo, người mà tôi đã gặp ở phòng hội đồng tuần trước). Whose Đại diện cho các từ sở hữu (cả người và vật).

I know the boy whose mother is a teacher of English (Tôi biết thằng bé có mẹ là giáo viên tiếng Anh).

That is the chair whose leg is broken (Đó là cái ghế mà chân của nó bị gãy).

Which

- Đại diện cho chủ ngữ hoặc tân ngữ chỉ đồ vật, động vật.

- Được sử dụng như một từ nối.

- Can you see the dove which is on the roof of the house? (Bạn có nhìn thấy con chim bồ câu trên mái nhà không?).

- The tree, which was planted last year, is growing well (Cái cây, được trồng năm ngoái, đang mọc rất tốt).

- He got bad mark, which surprised us (Anh ấy bị điểm kém, điều đó làm chúng tôi ngạc nhiên).

That Đại diện cho chủ ngữ chỉ cả người và vật (không dùng cho mệnh đề không xác định và không đứng sau giới từ).

- My parents like the table that is in the kitchen (Bố mẹ tôi thích cái bàn ở trong bếp).

- On the way home, we saw a boy and a dog that were playing happily (Trên đường về nhà, chúng tôi nhìn thấy một thằng bé và một con chó đang chơi đùa với nhau rất vui).

  1. Trạng từ quan hệ

Trạng từ quan hệ Sử dụng Ví dụ Where on, in, at which Đại diện cho từ hoặc cụm từ chỉ nơi chốn. My children like the place where have large space (Bọn trẻ nhà tôi thích những nơi rộng rãi). When on, in, at which Đại diện cho từ hoặc cụm chỉ thời gian. We never forget the day when we met each other (Chúng tôi không bao giờ quên ngày chúng tôi đã gặp nhau). Why for which Đại diện cho từ hoặc cụm từ chỉ lý do. Do you know the reason why she was absent from class yesterday? (Các bạn có biết tại sao cô ấy vắng mặt trong buổi học hôm qua không?).

2. Mệnh đề quan hệ

- Định nghĩa: Mệnh đề quan hệ là mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan hệ hoặc các trạng từ quan hệ.

- Chức năng: Mệnh đề quan hệ bổ sung thông tin cho câu bằng cách sử dụng đại từ quan hệ cùng mệnh đề của nó, vì vậy đại từ quan hệ phải liên quan đến danh từ hoặc trạng từ đó.

  1. Mệnh đề quan hệ xác định (restrictive relative clause): Dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước, là bộ phận quan trọng của câu, nếu bỏ đi mệnh đề chính không có nghĩa rõ ràng. Bạn có thể dùng "that" thay thế cho "who", "whom", "which"...

Ví dụ: The man who is wearing glasses is my teacher (Người đàn ông đang đeo kính ấy là giáo viên của tôi).

The book which I’ve borrowed from my school library is very interesting (Cuốn sách tôi mượn ở thư viện trường tôi rất hay).

  1. Mệnh đề quan hệ không xác định (non-restrictive relative clause): Dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước, là phần giải thích thêm, nếu bỏ đi mệnh đề chính vẫn còn nghĩa rõ ràng. Mệnh đề quan hệ không xác định thường được ngăn với mệnh đề chính bởi các dấu phẩy. Không dùng "that" trong mệnh đề không xác định.

Ví dụ: My father, who always has to work overtime, is a doctor (Ba tôi, người luôn phải làm việc quá giờ, là một bác sĩ).

The little girl, whose hat is red, is my daughter (Đứa bé gái, có cái mũ màu đỏ, là con gái tôi).

  1. Mệnh đề quan hệ nối tiếp ("which" thay cho cả mệnh đề đứng trước). Mệnh đề quan hệ nối tiếp dùng để giải thích cả một câu, trường hợp này chỉ dùng đại từ quan hệ "which" và dùng dấu phẩy để tách hai mệnh đề. Mệnh đề đó luôn đứng ở cuối câu.

Ví dụ: He went to work late, which surprises me (Anh ấy đã đi làm muộn, điều này làm tôi ngạc nhiên).

She refused his invitation, which made him sad (Cô ấy đã từ chối lời mời, điều này đã làm anh ấy buồn).

  1. Mệnh đề quan hệ có giới từ. Giới từ được đặt trước đại từ quan hệ "whom" (người) và "which" (các từ loại còn lại).

Ví dụ: Mr. Brown, with whom we worked last year, is a nice teacher (Ông Brown, người mà chúng tôi đã làm việc cùng, rất tử tế).

I have two sisters, both of whom are doctors (Tôi có hai chị gái, cả hai đều là bác sĩ).

Do you remember the reason for which we left? (Em còn nhớ lý do mà vì nó chúng mình chia tay không?).

Mệnh đề quan hệ là các mệnh đề chứa đại từ quan hệ như: who, whom, which, that. Có hai loại cấu trúc mà nghe thôi đã thấy rắc rối, đó là mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định. Vậy, tại sao chúng lại có tên gọi “dài” như vậy và điểm khác biệt giữa các loại mệnh đề này là gì?

Cùng FLYER đi tìm hiểu nhé!

Trong mệnh đề quan hệ khi nào dùng dấu phẩy năm 2024
Mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định

1. MỆNH ĐỀ QUAN HỆ LÀ GÌ?

Hẳn bạn đã biết rằng, mệnh đề là một nhóm từ gồm chủ ngữ và động từ. Có 2 loại mệnh đề chính: Mệnh đề độc lập (mệnh đề chính), khi đứng một mình vẫn mang ý nghĩa trọn vẹn, và mệnh đề phụ thuộc (mệnh đề phụ) thì không thể đứng một mình mà phải kết hợp với mệnh đề chính để hoàn chỉnh về nghĩa

Ví dụ:

  • My mother was ill.

Mẹ tôi đã bị ốm.

-> Câu này là một mệnh đề độc lập.

-> Chủ ngữ là “My mother”, động từ là “was”. Nó không cần phải thêm thông tin bổ sung nào mà vẫn truyền tải đầy đủ thông điệp.

Vậy, thế nào là một mệnh đề quan hệ? Mời bạn xem ví dụ sau:

  • Is that the man Whom we met at the party yesterday?

Kia có phải là người đàn ông chúng ta gặp ở bữa tiệc hôm qua không?

-> Có 2 mệnh đề: “Is that the man?” là mệnh đề chính, “Whom we met at party yesterday” là mệnh đề phụ.

-> Mệnh đề quan hệ chính là “Whom we met the party yesterday”, nó đứng ngay sau danh từ “the man” để bổ sung, làm rõ nghĩa cho danh từ đó. Người nghe sẽ hiểu rõ, người nói đang nhắc đến “người đàn ông” mà họ gặp trong bữa tiệc chứ không phải ở chỗ khác, là gặp hôm qua chứ không phải hôm kia.

Vậy, mệnh đề quan hệ (Relative clause) là một mệnh đề phụ thuộc. Chúng đứng ngay sau danh từ hoặc đại từ của mệnh đề chính để bổ sung nghĩa cho danh từ, đại từ đó.

Trong mệnh đề quan hệ khi nào dùng dấu phẩy năm 2024
Mệnh đề quan hệ (relative clause)

Một mệnh đề quan hệ thường bắt đầu bằng:

✔ Một đại từ quan hệ: who, whom, whose, which, that.

✔ Một trạng từ quan hệ: when, where, why.

Mệnh đề quan hệ gồm 2 loại, đó là: mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định. Ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với phần trọng tâm của bài ngày hôm nay! Cùng lần lượt tìm hiểu từng loại một nhé!

The relative song sẽ giúp bạn hiểu mảng kiến thức này dễ hơn

Mệnh đề quan hệ xác định có tên tiếng Anh là Defining relative clause, cung cấp các thông tin thiết yếu (essential information) để xác định đối tượng đang được nói đến. Nếu không có mệnh đề này thì đối tượng sẽ không rõ ràng. Vì vậy, nó bắt buộc phải xuất hiện.

2. MỆNH ĐỀ QUAN HỆ XÁC ĐỊNH

Ví dụ:

  • This is the brother who has a girlfriend.

Đây là người anh mà đã có bạn gái!

-> Ta có mệnh đề quan hệ xác định “Who has a girlfriend”, đại từ quan hệ Who.

-> Nếu bỏ đi, câu sẽ chỉ còn “This is the brother” (Đây là người anh), người nghe sẽ không hiểu “người anh” này là người anh nào. Vì người nói có nhiều hơn 1 người anh. Để giúp người nghe xác định là người nào, chỉ cần thêm một thông tin về đặc điểm duy nhất của đối tượng, đó là “who has a girlfriend” (người mà có bạn gái).

Chúng ta quay lại với ví dụ ở đầu bài:

  • The girl who is standing next to me is my sister.

Cô bé người mà đang đứng cạnh tôi là em gái của tôi.

-> Mệnh đề quan hệ “Who is sitting next to me” được thêm vào đằng sau danh từ “the girl”. Người nghe sẽ lập tức hiểu rằng, cô bé được nói đến đang ngồi ngay bên cạnh, chứ không phải cô bé ngồi phía trước hay cô bé ngồi đằng sau.

Trong mệnh đề quan hệ khi nào dùng dấu phẩy năm 2024
Mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clause)

Lưu ý:

Khi sử dụng mệnh đề quan hệ xác định, chúng ta không dùng dấu phẩy để ngăn cách với danh từ đứng trước nó.

  • These are the shoes that my father has made for me. (Ok)
  • These are the shoes, which my father has made for me. (Wrong)

Đây là đôi giày mà bố làm cho tôi.

Bài giảng về mệnh đề quan hệ xác định

3. MỆNH ĐỀ QUAN HỆ KHÔNG XÁC ĐỊNH

Mệnh đề quan hệ không xác định có tên tiếng Anh đầy đủ là Non-defining relative clause. Nó chỉ có chức năng bổ sung thêm thông tin (extra information). Nếu không có nó, đối tượng được nhắc đến vẫn rõ ràng.

Ví dụ:

  • They have two daughters, who are reporters.

Họ có hai đứa con gái, chúng đều là phóng viên.

Mệnh đề quan hệ không xác định là “Who are teachers”. Người nghe biết chắc chắn rằng gia đình này chỉ có hai người con gái. Dù không biết nghề nghiệp của họ là phóng viên, thì ta vẫn biết đang nói đến ai.

Có một số danh từ/ đại từ mà bản thân nó đã tự xác định mình, mệnh đề quan hệ đứng sau luôn luôn chỉ đóng vai trò bổ sung thêm thông tin. Đó thường là những tên riêng hoặc những thứ có tính “độc nhất”, duy nhất.

Ví dụ:

  • Mount Everest, which is the highest mountain in the world, is part of the Himalayan range.

Đỉnh Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới, là một phần của dãy Himalaya.

-> Khi nói đến “Mount Everest”, chúng ta đều biết đó là đỉnh núi nào, ngay cả khi không có thông tin “which is the highest mountain in the world”. Thay vào đó, thông tin trọng điểm chính là “is a part of the Himalaya range”.

  • My mother, who is a vegetarian, never eats meat.

Mẹ tôi, một người ăn chay, không bao giờ ăn thịt.

-> Tương tự, danh từ “my mother” có tính duy nhất, chúng ta đều chỉ có một người mẹ kính yêu, vì vậy mệnh đề quan hệ “Who is a vegetarian” chỉ bổ sung thông tin phụ. Thông tin chính người nói muốn nhấn mạnh ở đây là “never eats meat”.

Trong mệnh đề quan hệ khi nào dùng dấu phẩy năm 2024
mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining relative clause)

Lưu ý:

Khi sử dụng mệnh đề không xác định, luôn phải dùng dấu phẩy để ngăn cách với danh từ được bổ nghĩa đằng trước.

  • Titi, which is my lovely cat, likes to eat fish. (Ok)
  • Titi which is my lovely cat likes to eat fish. (Wrong)

Titi, con mèo đáng yêu của tôi, rất thích ăn cá.

Không được dùng “that” khi sử dụng mệnh đề quan hệ không xác định. “That không đứng sau dấu phẩy.

Vừa rồi, chúng ta tìm hiểu xong về hai loại mệnh đề quan hệ chính. Hẳn là không làm khó được các bạn phải không? Tuy nhiên, có lẽ có một số bạn sẽ thắc mắc: khi nào thì dùng Who?, khi nào thì dùng Which? FLYER sẽ giải đáp ngay ở phần tiếp theo!

Bài giảng chi tiết về mệnh đề quan hệ

4. ĐẠI TỪ QUAN HỆ VÀ TRẠNG TỪ QUAN HỆ

Relative pronouns (Đại từ quan hệ): who, whom, whose, which, that

Đại từ quan hệChức năngVí dụwhoThay thế danh từ chỉ người. Làm chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ. Sau Who là động từ.The woman who called me this morning is my mentor. Người phụ nữ gọi cho tôi sáng nay là giáo viên hướng dẫn của tôi.whomThay thế danh từ chỉ người. Làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ. Sau Whom là cụm chủ vị.Max is the man whom I told you about. Max là chàng trai mà tớ kể với cậu.whoseThay thế: her, his, their, its, of who. Sau Whose là danh từ.Whose jacket is this? -> thay thế cho “of who”. Đây là áo khóa của ai?

There is a cat whose leg is broken. -> thay thế cho “its”. Có một con mèo mà chân của nó bị gãy.

WhichThay thế danh từ chỉ vật. Làm chủ ngữ, tân ngữ trong mệnh đề quan hệ. Đứng sau có thể là động từ hoặc cụm chủ vị.My smartphone, which is a Samsung, was broken. Điện thoại di động của tôi, cái mà là đồ Samsung, bị hỏng rồi.

My high school, which I love, is one of the greatest schools in town. Trường tôi, nơi mà tôi yêu, là một trong những trường tốt nhất trong thị trấn.

ThatThay thế who, whom, which. Nhưng không đứng sau dấu phẩy.The lady that is wearing a blue dress is my mom. (Ok) My mom, that is wearing a blue dress, is a doctor. (wrong)Đại từ quan hệ.

Trong mệnh đề quan hệ khi nào dùng dấu phẩy năm 2024
Đại từ quan hệ (relative pronoun)

Để học kỹ hơn về Đại từ quan hệ, đừng bỏ qua bài phân tích chi tiết của FLYER nhé.

Relative adverbs (Trạng từ quan hệ): Where, When, Why

Trạng từ quan hệChức năngVí dụWhereThay thế danh chỉ nơi chốn. Thay thế cho: Which + giới từ nơi chốn. Làm trạng ngữ cho mệnh đề quan hệ.East High School, which we used to go to, has been closed down. -> East High School, where we used to go, has been closed down. Trường East High, nơi mà chúng tôi từng đến, đã bị đóng cửa.WhenThay thế danh từ chỉ thời gian Thay thế cho: Which + giới từ chỉ thời gian Làm chủ ngữ, tân ngữ trong mệnh đề quan hệ.July, which my birthday is celebrated in, is my favorite. -> July, when my birthday is celebrated, is my favorite. Tháng 7, khi mà sinh nhật tôi được tổ chức, là tháng tôi thích.WhyTrạng từ chỉ lý do. Thường đứng sau “the reason”.Do you know the reason why that supermarket is closed today? Bạn có biết vì sao cái siêu thị đó hôm nay lại đóng cửa không?Trạng từ quan hệ.

5. PHÂN BIỆT MỆNH ĐỀ QUAN HỆ XÁC ĐỊNH VÀ KHÔNG XÁC ĐỊNH

Từ những kiến thức vừa rồi, từ 2 ví dụ dưới đây, FLYER sẽ giúp bạn tổng hợp những điểm khác biệt giữa hai loại mệnh đề quan hệ này để không bị nhầm lẫn nhé!

Mệnh đề quan hệ xác địnhMệnh đề quan hệ không xác địnhThe dress which is white is very expensive. Cái váy màu trắng rất đắt.The white dress, which was very expensive, is old now. Cái váy màu trắng mà từng rất đắt giờ đã cũ rồi.Cung cấp thông tin thiết yếu (Có nhiều chiếc váy, cần xác định là chiếc váy màu trắng),Cung cấp thông tin bổ sung (Chiếc váy màu trắng đã được xác định).Không có dấu phẩy.Phải có dấu phẩy.Được dùng that, why.Không được dùng that, why.Phổ biến trong văn viết và nói.Phổ biến trong văn viết.Mệnh đề quan hệ xác định vs. Mệnh đề quan hệ không xác định

Lưu ý: Chúng ta không sử dụng các đại từ tân ngữ: her, him, it cuối mệnh đề quan hệ.

Ví dụ:

  • We know little about the woman that he married.

Chúng ta biết rất ít về người phụ nữ mà anh ta cưới.

Không được dùng: Whe know little about the women that he married her.

  • The film was the reason why he became famous.

Bộ phim là lý do mà anh ấy trở nên nổi tiếng.

Không được dùng: The Harry Potter, the reason why he became famous, is very great.

6. BÀI TẬP

7. TỔNG KẾT

Qua kiến thức ngữ pháp và một số bài tập ở trên, FLYER tin rằng bạn đã biết cách sử dụng “mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định” rồi phải không? Nghe cái tên gọi dài “loằng ngoằng” vậy thôi chứ cách sử dụng cũng rất đơn giản. Điểm dễ phân biệt nhất giữa hai loại mệnh đề này chính là dấu phẩy. Đừng quên ôn tập thường xuyên bạn nhé!

Cùng ghé ngay Phòng luyện thi ảo FLYER để luyện tập thêm về mệnh đề quan hệ nhé. Với những bài tập mô phỏng trò chơi cực kỳ thú vị cùng các hình ảnh sinh động, dễ thương, buổi học của bạn sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Không những thế, các bài tập còn được phân chia theo trình độ phù hợp, từ dễ đến khó và đặc biệt là chúng ta có thể làm không giới hạn các bài tập trên nền tảng Phòng luyện thi ảo nữa đó. Cùng FLYER nâng tầm tiếng Anh ngay thôi nào!

Để trải nghiệm MIỄN PHÍ Phòng thi ảo FLYER, phụ huynh và học sinh vui lòng truy cập https://exam.flyer.vn/

Để được hỗ trợ và tư vấn thêm và Phòng thi ảo FLYER, phụ huynh vui lòng liên hệ hotline 0868793188.

Hồng Đinh – Thạc sỹ giáo dục Hoa Kỳ: Bí quyết ôn thi Cambridge tại nhà cùng FLYER

Tham gia nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật những kiến thức cùng tài liệu tiếng Anh mới nhất bạn nhé!

Khi nào thì dùng dấu phẩy trong mệnh đề quan hệ?

Dấu phẩy trong relative clauses được sử dụng trong các trường hợp sau: Chúng ta sử dụng dấu phẩy khi danh từ đứng trước các đại từ quan hệ (who, what, whom, whose, …) là tên riêng, địa danh, danh từ riêng…

Khi nào không sử dụng dấu phẩy trong mệnh đề quan hệ?

Khi sử dụng mệnh đề quan hệ xác định, chúng ta không dùng dấu phẩy để ngăn cách với danh từ đứng trước nó.

Khi nào dùng which trong mệnh đề quan hệ?

– “Which” được dùng như chủ ngữ: khi danh từ ở mệnh đề chính cũng chính là chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ. – “Which” được dùng như tân ngữ: khi danh từ ở mệnh đề chính có vai trò như tân ngữ ở mệnh đề quan hệ. Hai cách dùng này có ngữ cảnh sử dụng khác nhau chứ không khác nhau về mục đích sử dụng.

Khi nào trước which có dấu phẩy?

Ta thấy which là túc từ ( chủ từ là I ,động từ là buy ) ,phía trước không có phẩy hay giới từ gì cả nên có thể bỏ which đi : -> This is the book I buy. This is my book , which I bought 2 years ago. Trước chữ which có dấu phẩy nên không thể bỏ được .