Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là gì

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Hồ sơ khởi kiện bao gồm những gì?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư Dương Gia. Nhờ Luật Sư tư vấn giúp em vấn đề sau ạ: Trong thời gian yêu nhau, năm 2014 em có cho bạn trai vay mượn với số tiền là 20 triệu đồng. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì tụi em đã chia tay được 1 năm. Và số tiền đó bạn trai em cứ hứa hẹn là sẽ trả nhưng đến hẹn lại không trả (rất nhiều lần). Trong thời gian yêu nhau nên em đưa cho bạn trai mượn số tiền mà không làm hợp đồng vay hoặc giấy ghi nợ nào em chỉ có bằng chứng bằng tin nhắn. Sau nhiều lần thất hứa và xét thấy món nợ khó đòi. Luật sư cho em hỏi với trường hợp của em, em có thể khởi kiện bạn trai em để em đòi lại số tiền đó không ạ. Nếu được em phải làm như thế nào ạ (hồ sơ gồm có). Em xin chân thành cảm ơn và mong được sự giúp đỡ của luật sư ạ.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Có thể khởi kiện bạn trai em để em đòi lại số tiền đó không?

Theo thông tin bạn cung cấp, năm 2014, bạn có cho bạn trai vay số tiền là 20 triệu đồng nhưng không có hợp đồng, chỉ nhắn tin qua điện thoại. Khi hai bạn chia tay được 1 năm, bạn trai có hứa hẹn sẽ trả rất nhiều lần nhưng không trả theo đúng hẹn.

Theo Điều 471 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định hợp đồng vay tài sản:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Với quy định này, không quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản theo một hình thức nhất định như bằng văn bản hoặc bằng miệng, lời nói…Trong trường hợp của bạn, hợp đồng vay tài sản giữa bạn và bạn trai bạn được hình thành qua hình thức bằng miệng, lời nói, đồng thời qua những tin nhắn giữa hai bạn trao đổi với nhau về vấn đề vay tiền này. Như vậy, hợp đồng vay tài sản giữa bạn và bạn trai bạn có giá trị về mặt pháp lý.

Do bạn trai bạn không trả nợ theo đúng hẹn, và bạn cũng không có khả năng đề yêu cầu bạn trai bạn trả nợ. Bạn có thể làm đơn khỏi kiện đến Tòa án nhân dân dân cấp huyện nơi bạn trai bạn đang thường trú để yêu cầu giải quyết vấn đề trên.

Xem thêm: Hợp đồng vay tài sản là gì? Quy định về hợp đồng vay tài sản?

Như vậy, bạn có thể làm đơn khỏi kiện đến Tòa án để được giải quyết.

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là gì

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Nếu được phải làm như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?

Theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định:

“Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản”.

Như vậy, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn trai bạn cư trú để được giải quyết vụ việc này.

Hồ sơ khi khởi kiện vụ án dân sự sẽ bao gồm:

+ Đơn khởi kiện (Mẫu đơn số 01- Ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP)

Xem thêm: Người đứng đầu chi nhánh có được ký hợp đồng vay vốn không?

+ Các tài liệu liên quan đến vụ việc (nội dung các tin nhắn giữa bạn và bạn trai liên quan đến hợp đồng vay tài sản, nếu việc chuyển tiền qua hình thức chuyển khoản ngân hàng cần có biên lai khi chuyển khoản…).

+ Giấy chứng mình thư nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) liên quan đến cá nhân bạn.

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Vậy pháp luật quy định hợp đồng vay tài sản là gì?

Khái niệm hợp đồng vay tài sản

Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản

Đây là hợp đồng đơn vụ. Xét theo nguyên tắc, hợp đồng vay tài sản là đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên bay. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay. Tuy nhiên đối với hợp đồng vay tài sản có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.

Hợp đồng vay là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.

Hợp đồng vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng

Ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắc, giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

Đối tượng, kì hạn và hình thức của hợp đồng vay tài sản

Đối tượng của hợp đồng

Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là 1 khoản tiền. Tuy nhiên trong thực tế đối tượng còn có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc 1 số lượng tài sản khác. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản được chuyển từ bên cho vay sang bên vay làm sở hữu. Bên vay có quyền định đoạt tài sản vay. Khi hết hạn hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một tài sản khác cùng loại với tài sản vay hoặc số tiền đã vay

Xem thêm: Quyền sử dụng tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Kì hạn của hợp đồng

Hợp đồng vay tài sản có thể có hoặc không có kì hạn (xác định, không xác định). Nếu hợp đồng vay tài sản không thỏa thuận về kì hạn thì hợp đồng vay tài sản được coi là không có kì hạn. Bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện hợp đồng bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho bên vay chuẩn bị tiền hoặc tài sản khi trả, bên cho vay phải báo cho bên vay một thời gian hợp lí để thực hiện hợp đồng. Hết thời gian đó, bên vay buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Nếu hợp đồng không có kì hạn thì bên vay có thể thực hiện hợp đồng vào bất cứ thời gian nào, bên cho vay không được từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng vay có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm dân sự của các bên và thời hiệu của hợp đồng.

Đối với hợp đồng vay có kì hạn, không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ khi nào, còn bên cho vay chỉ được đòi tài sản trước thời hạn nếu bên vay đồng ý.

Trường hợp vay có kì hạn và có lãi, bên vay phải trả tài sản và lãi đúng thời hạn. Nếu bên vay trả tài sản trước thời hạn thì phải trả toàn bộ lãi theo kì hạn đã thỏa thuận.

Hình thức của hợp đồng

Hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định.

Trong thực tế, nếu hình thức của hợp đồng bằng miệng mà có tranh chấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Để làm cơ sở pháp lí cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay, các bên cần phải kí kết hợp đồng bằng văn bản. Các bên có thể tự lập văn bản hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận văn bản đó.

Họ, hụi, biêu, phường

Họ, hụi, biêu, phường (gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của BLDS.

Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Trên đây là nội dung Hợp đồng vay tài sản là gì? theo quy định của pháp luật dân sự Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.