Top co phieu giam gia nhieu nhat 2023 năm 2024

Xét theo ngành, chứng khoán, thép, xây dựng, hóa chất, công nghệ thông tin là những ngành có hiệu suất vượt trội với mức tăng 35 - 78%, theo dữ liệu từ Fiintrade.

Ngược lại, bất động sản, tiện ích, hàng và dịch vụ công nghiệp, du lịch và giải trí, thực phẩm và đồ uống, bảo hiểm là các ngành có hiệu suất kém hơn so với VN-Index.

Top cổ phiếu tăng mạnh nhất năm

Thống kê cho thấy trên thị trường nhiều cổ phiếu tăng trưởng "bằng lần" năm qua.

Điển hình như LDP của Công ty CP Dược Lâm Đồng (Ladophar) trên sàn HNX. Kết phiên 29-12-2023, cổ phiếu này đã tăng hơn 205% sau 1 năm, dừng ở vùng giá 15.900 đồng/cổ phiếu. Giá đóng cửa thấp nhất mã này năm qua 4.800 đồng.

Trên HoSE, BSI của Chứng khoán BIDV và VIX của Chứng khoán VIX cũng nằm nhóm tăng ấn tượng với biên độ hàng trăm phần trăm.

Cụ thể, BSI đã tăng khoảng 200% sau một năm, dừng ở mức giá 47.500 đồng/cổ phiếu. Còn VIX đã tăng 202%, lên 17.100 đồng/cổ phiếu khi kết phiên ngày 29-12-2023.

Hưởng lợi khi VN-Index hồi phục, cộng với "sóng" KRX, cổ phiếu nhiều công ty chứng khoán khác cũng có mức tăng gây tiếc nuối với nhiều nhà đầu tư nếu chưa kịp sở hữu.

Như SSI của Chứng khoán SSI, HCM của Chứng khoán TP.HCM, VND của VNDirect, VCI của Vietcap… cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng với lần lượt 92%, 78%, 65% và 87% sau một năm.

Trở lại bảng danh sách nhóm cổ phiếu tăng trên 200% còn có ELC của Công ty CP công nghệ - viễn thông Elcom.

Niêm yết trên sàn HoSE, kết phiên cuối năm ELC có thị giá 20.900 đồng/cổ phiếu. Giá đóng cửa thấp nhất trong năm qua mã này 7.200 đồng/cổ phiếu.

CMS của Công ty CP Tập đoàn CMH Việt Nam cũng là cổ phiếu gây chú ý khi tăng 190%. Thị giá CMS đã có sự điều chỉnh khá mạnh năm qua khi có lúc lên 34.000 đồng/cổ phiếu rồi sụt xuống, đến nay chỉ còn hơn 19.000 đồng.

Hồi tháng 9-2023, CMS còn tăng trần liên tiếp 9 phiên, đẩy thị giá lên gấp nhiều lần. Ban lãnh đạo CMS lúc đó phải lên tiếng giải trình những biến động bất thường, đồng thời khuyến cáo nhà đầu tư cần nắm rõ thông tin chính xác về công ty.

Ở nhóm còn lại với mức tăng khoáng 100% có một số gương mặt ở ngành bất động sản, xây dựng, ngân hàng như QCG của Quốc Cường Gia Lai (+152%), CTD của Coteccons (+178%), SZC của Sonadezi Châu Đức (+105%), NAB của Nam Á Bank (+130%)…

Nhóm cổ phiếu "lao cắm đầu"

Ở chiều ngược lại, các mã sụt giảm mạnh khoảng 80 - 90% cũng khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ cảm thấy hụt hẫng.

Như DDG của Công ty CP đầu tư công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương giảm hơn 85%. Kết phiên 29-12-2023, thị giá DDG dừng ở mức giá 5.700 đồng/cổ phiếu, sau khi từng leo lên 43.300 đồng.

KPF của Công ty CP đầu tư tài sàn KOJI cũng miệt mài đi xuống từ vùng giá 12.700 đồng/cổ phiếu hồi tháng 1-2023 xuống 5.400 đồng khi kết năm.

Trong khi, nhà đầu tư mua cổ phiếu TTB của Công ty CP Tập đoàn Tiến Bộ vừa chứng kiến thị giá "bốc hơi" hơn 50% lại đón nhận tiếp tin hủy niêm yết.

Cụ thể, HoSE mới đây cho biết kể từ thời điểm bị đình chỉ giao dịch đến nay, các vi phạm công bố thông tin của Tiến Bộ chưa được khắc phục, có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông.

Do vậy, căn cứ theo quy định và ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sàn này thông báo sẽ hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu TTB.

VSF giữ ngôi quán quân toàn thị trường khi tăng 800%, nhiều cổ phiếu chứng khoán cũng tích lũy thị giá rất mạnh trong năm ngoái.

Chứng khoán khép lại năm 2023 với VN-Index tăng 12,2%. Thị trường năm ngoái được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (VNIMC) và nhỏ (VNISC). Theo thống kê của nền tảng theo dõi dữ liệu chứng khoán toàn thế giới Investing, nhóm VNIMC và VNISC đã tăng lần lượt hơn 33% và 30%, cao hơn nhiều so với mức tăng hơn 12% của rổ VN30 và chỉ số đại diện sàn HoSE.

Xét theo ngành, số liệu từ Fiintrade cho thấy nhóm chứng khoán, thép, xây dựng, hóa chất và công nghệ thông tin có hiệu suất vượt trội với mức tăng 35-78%. Ngược lại, các mã bất động sản, tiện ích, hàng hóa và dịch vụ công nghiệp, du lịch và giải trí, thực phẩm và đồ uống, bảo hiểm là các ngành có hiệu suất kém hơn so với VN-Index.

Tương ứng, các cổ phiếu tăng mạnh nhất năm 2023 đều là các mã vừa và nhỏ, thuộc các ngành kể trên.

Trên sàn HoSE, quán quân là cổ phiếu VIX khi chốt phiên ở 17.100 đồng, cao gần gấp ba so với cuối năm 2022. Bị giới hạn bởi biên độ giao dịch thấp nhất so với hai sàn còn lại (chỉ 7% mỗi phiên), mã này vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu các cổ phiếu tăng mạnh nhất toàn thị trường. Nhiều phiên, cổ phiếu của Chứng khoán VIX giữ vai trò "gánh" chỉ số VN-Index khi thị giá tăng mạnh, thanh khoản cũng đạt mức cao.

Mã này nổi sóng khi công bố vượt chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau 6 tháng đầu năm với 715 tỷ đồng lãi trước thuế. Thay vì cạnh tranh thị phần và hoạt động môi giới với những công ty đầu ngành, VIX chọn hoạt động sôi nổi ở mảng tự doanh và cho vay ký quỹ (margin). Định hướng này giúp công ty có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt vào năm nay.

Trong top 10 mã có hiệu suất tốt nhất thị trường TP HCM, có đến một nửa là cổ phiếu chứng khoán. Ngoài VIX, các mã BSI, FTS, VDS và CTS lần lượt điểm danh trong nhóm này. Cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh theo đà phục hồi của thị trường chung về điểm số và thanh khoản.

Yếu tố hỗ trợ tâm lý lớn nhất cho nhóm này là kỳ vọng hệ thống KRX (hệ thống công nghệ thông tin mới cho sàn HoSE, cho phép giao dịch trong cùng một ngày) đi vào vận hành cuối năm, dẫu thực tế đã lỗi hẹn. Ngoài ra, bản thân hoạt động tự doanh, margin hay môi giới của các công ty chứng khoán cũng phục hồi tốt trong năm ngoái.

Trên sàn HNX, cổ phiếu tăng mạnh nhất năm là VE4 của Công ty cổ phần Xây dựng Điện VNECO4. Từ vùng giá 87.000 đồng hồi cuối năm 2022, mã này có nhiều đợt sóng liên tiếp để kéo lên trên 288.000 đồng sau một năm, tức tăng hơn 231%. Thị giá tăng mạnh dù cổ phiếu này bị đưa vào diện cảnh báo từ cuối tháng 3/2023 vì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm từ năm 2022. Sau đó, cổ phiếu cũng bị cắt margin vì vi phạm về thuế. Kết quả kinh doanh của VNECO4 cũng không quá tích cực khi nửa đầu năm còn thua lỗ, sang quý III, lợi nhuận cải thiện nhưng chỉ vỏn vẹn vài chục triệu đồng.

Trong nhóm tăng mạnh nhất thị trường Hà Nội, CMS cũng là mã đáng chú ý. Hồi tháng 9/2023, cổ phiếu này từng tăng dựng đứng lên 31.000 đồng một đơn vị, gấp 4,7 lần so với đầu năm. Thời điểm đó, chính ban lãnh đạo công ty đưa ra cảnh báo đang có nhiều nhận định chưa đúng mức về CMS, có thể đã góp phần làm cho giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu trong thời gian qua có nhiều biến động bất thường, có khả năng gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư. Sau đó, thị giá mã này trải qua nhiều đợt điều chỉnh và chốt năm 2023 ở 19.100 đồng, tăng gần 190%.

Với biên độ giao dịch mỗi phiên cao nhất, sàn UPCoM ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng hàng trăm điểm phần trăm trong năm 2023. Trong đó các mã CEG, TBH, QNT, STW và VSF đồng loạt tích lũy thị giá từ 4 lần trở lên, cao hơn hẳn mức tăng của các cổ phiếu top đầu trên hai sàn còn lại.

Riêng VSF của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) là quán quân toàn thị trường. Mã này từng giao dịch quanh 4.300 đồng một đơn vị vào cuối năm 2022. Sau khi bị đưa vào diện cảnh báo cuối tháng 3, thị giá VSF không giảm mạnh, chỉ đi ngang. Đến tháng 8, mã này bắt đầu leo lên vùng 40.000 đồng, tích lũy 300% chỉ sau hai tuần trong bối cảnh ngành gạo đón nhiều tin tích cực về giá bán. Tuy nhiên, nhà đầu tư nắm giữ mã này trong tâm lý lo sợ khi nhiều phiên ghi nhận giá tăng trần trong buổi sáng, rồi nằm sàn ngay buổi chiều cùng ngày. Ban lãnh đạo giải thích giá cổ phiếu phụ thuộc vào cung - cầu trên thị trường, công ty không tác động.

VSF tăng nhanh và giữ quanh mốc 40.000 đồng đến cuối năm, dù sức khỏe Vinafood II vẫn còn yếu. Từ năm 2013 đến nay, doanh nghiệp này thua lỗ triền miên. Công ty có lãi trở lại trong quý III/2023 nhưng còn lỗ lũy kế gần 2.800 tỷ đồng. Kết thúc năm 2023, cổ phiếu VSF tăng 800%. Tuy thị giá vụt lên, thanh khoản vẫn nhỏ giọt chỉ vài triệu đến trăm triệu mỗi phiên.

Nhìn chung, các cổ phiếu tăng giá mạnh trên sàn HoSE đều đến từ những ngành có triển vọng tích cực về lợi nhuận (chứng khoán, xuất khẩu, logistic, xây dựng). Năm vừa qua, kết quả kinh doanh của họ có sự cải thiện, sức khỏe tài chính đều ở mức ổn định. Trong khi đó, các cổ phiếu bức phá trên sàn HNX và UPCoM đa phần có lợi nhuận khiêm tốn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ và nợ chồng chất. Các cổ phiếu cũng có thanh khoản èo uột, nhất là những mã ở sàn UPCoM.