Tóm tắt cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

tóm tắt diễn biến chính và ý nghĩa của Mai Thúc Loan

Các câu hỏi tương tự

dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 64, 65 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

- Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

- Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

- Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

Diễn biến

- Nghĩa quân của Mai Thúc Loan nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu cùng nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế gọi là Mai Hắc Đế ( Vua Đen). Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Champa tấn công thành Tống Bình, viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc. Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp, quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân ta ( nghĩa quân bị tàn sát dã man).=> Kết quả :Mai Hắc Đế thua trận Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Ý nghĩa

- Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722) thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất dành độc lập của dân tộc ta.

Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng

Từ năm 766 đến 791, Phùng Hưng là hào trưởng đất Đường Lâm (xã Cao Lâm, Ba Vì, Hà Tây) đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ triều nhà Đường. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm và đánh chiếm một vùng đất rộng lớn, xây dựng thành căn cứ đánh, giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm, có thời gian đã chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội). Ông được tôn là Bố Cái Đại Vương.

*Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

- Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
- Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

Cùng Top lời giải hướng dẫn chi tiết: “Tóm tắt khởi nghĩa Mai Thúc Loan”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 6.

Tóm tắt khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.

- Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

- Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp, nghĩa quân thua trận

Kiến thức tham khảo về Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)

1. Mai Thúc Loan là ai?

Mai Hắc Đế(chữ Hán:梅黑帝;670-723), tên thật làMai Thúc Loan(梅叔鸞),sinh vào năm Canh Ngọ (670) tại thôn Ngọc Trừng,Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn,Nghệ An. TheoViệt điện u linh, cha của Mai Thúc Loan là Mai Hoàn, mẹ là Mai An Hòa nguyên gốc Lộc Hà,Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn,Nghệ An.

Theo sáchViệt sử tiêu án, Mai Thúc Loan là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường, nay là thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, dân lập đền thờ ông ở thôn chợ Sa Nam.

Năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi lấy củi bị hổ vồ, ít lâu sau bố cũng mất. Ông được người bạn của cha là Đinh Thế đem về nuôi, sau gả con gái là Ngọc Tô cho. Sinh thời, Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh, giỏiđô vật, học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó "gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông".

Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết lòng ủng hộ, Mai Thúc Loan kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Mao Hoành, Tùng Thụ, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân ...

Mai Thúc Loan là vị vuangười Việtthời Bắc thuộc,anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộckhởi nghĩachống lại sự chiếm đóng củanhà ĐườngởViệt Namvào đầuthế kỉ thứ 8.

2. Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)

a. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Cuộc khởi nghĩa nổ ra do “nạn cống quả vải” cho nhà Đường. Chuyện dân gian tương truyền rằng ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà Đường đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng truyền thuyết này từ dạng truyền khẩu đã đi vào hát chầu văn, vào thơ, khá phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh nhất là vùng Nam Đàn nên dùng làm căn cứ cho nguyên nhân cuộc nổi dậy.

- Quan điểm Mai Thúc Loan cùng các dân phu đã nổi dậy do đi gánh vải nộp cho Dương Quý phi ăn cũng được Giáo sư Trần Quốc Vương công nhận. Tuy nhiên, Dương Quý phi sinh năm 719 thì có thể thấy rõ rằng đây là chuyện không thể xảy ra cũng thời với Mai Thúc Loan. Việc cống vải cho Dương Quý Phi ăn được xác định là có thật nhưng là từ miền Nam trung Hoa và dùng ngựa vận chuyển.

- Các nhà nghiên cứu đều thống nhất: Sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân khiến nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc bạo động. Chuyện cống vải của An Nam chỉ là một chi tiết truyền thuyết không tồn tại trong thực tế. Chính giáo sư Phan Huy Lê về sau cũng đã thừa nhận, chuyện cống vải quả không thể và không phải nguyên nhân chính nổ ra cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo.

Do đó, nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa đến giờ vẫn chưa có câu trả lời hợp lý.

b. Kết quả của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan: Mai Hắc Đế thua trận.

c. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.

- Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.

3. Mai Thúc Loan - thiên tài quân sự của đất nước

Mai Thúc Loan vốn chỉ là một cậu bé sớm sống côi cút, tứ cố vô thân, quanh năm làm thuê cuốc mướn, không một ngày đến lớp; chỉ nhờ vào quyết tâm tự rèn luyện, tự học mà có sức và giỏi vật, võ hơn người; mà am tường chữ nghĩa, biết rộng, hiểu sâu hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, mà thù gɨặc, thương dân, ủ ấp hoài bão cứυ nước nhà, nòi giống.

Đã vậy, lại sống vào buổi giao thời khó khăn hồi ấy, thế mà ông lại trường kỳ mai phục, chuẩn bị hơn 20 năm, khảo sát kỹ tình hình, xây dựng căn cứ dựa vào nhau trên 3 địa bàn chiến lược. Maɨ Thúc Loan đã vận động Kim Lân, Chân Lạp cùng vài nước nữa chi viện hơn 20 vạn quân, mở cuộc tổng tiến công quét sạch 20 vạn quan lính đô hộ nhà Đường ra khỏi nước.

Việc thành, vua Mai lại tài tình mời số quân chi viện này quay lui.