Tính tự giác trong học tập rèn luyện là gì năm 2024

Con trẻ luôn có tính ham chơi, vậy ba mẹ phải làm gì để khắc phục và thay đổi thói quen tự giác học bài của con ? Tính tự giác được hình thành và có sẵn trong mỗi bản thân chúng ta, nhưng nếu không có sự tác động từ môi trường bên ngoài và đặc biệt là từ chính ba mẹ thì thói quen đó sẽ không hoàn thiện. Vì vậy trước khi tạo nguồn cảm hứng học cho con thì ba mẹ hãy cùng MATHX tìm hiểu 6 bước để rèn luyện tính tự giác học bài cho con nhé.

Tính tự giác trong học tập rèn luyện là gì năm 2024

Bật mí 6 bước rèn luyện tính tự giác học bài cho trẻ mà phụ huynh nên sớm dạy

Cho con thấy trách nhiệm của mình với việc học

Ba mẹ phải rèn luyện cho con để con hiểu rằng việc học là của con chứ không phải học vì bố mẹ. Hãy hạn chế thúc giục, nhắc nhở con học bài hay giảng bài làm bài tập hộ con. Nếu không trẻ sẽ phụ thuộc vào ba mẹ và ỷ lại nếu không có ba mẹ ở bên. Hãy thiết lập một ranh giới rõ ràng về trách nhiệm của con đối với việc học và hình thành thói quen mỗi khi đến giờ học.

Bố trí góc học tập hợp lý

Tính tự giác trong học tập rèn luyện là gì năm 2024

Để học tập hiệu quả phụ huynh nên bố trí cho con một không gian học hợp lý nhất

Vị trí của không gian học tập vô cùng cần thiết cho sự tập trung và chú ý học bài của con. Ba mẹ nên thiết kế bàn học cho con tránh xa các thiết bị điện tử như tivi, máy tính hay những nơi gần cửa ra vào, con sẽ không thể tập trung nếu có những tiếng ồn hoặc có người ra vào. Chiếc bàn học cố định tại một góc học tập yên tĩnh hình thành cho con suy nghĩ chiếc này học này là của con, con có trách nhiệm và nhiệm vụ ngồi vào học mỗi ngày.

Hình thành các nguyên tắc học

Những thói quen được hình thành từ những hoạt động lặp đi lặp lại mỗi ngày, vì thế thời gian học của con cũng vậy. Hãy rèn luyện cho con thói quen học bài sau bữa tối, đó là việc làm hàng ngày và con sẽ ghi nhớ. Sau một vài lần áp dụng thì con sẽ tự giác nghiêm túc ngồi vào bàn học khi đến giờ.

Ba mẹ đừng bắt con ngồi học nhiều giờ liền vì các con khó tập trung, cứ 30 phút hãy để con được giải lao và lấy lại hứng học tập sau 5 -10 phút nghỉ ngơi coi như là một phần thưởng nhỏ khi con hoàn thành xong bài tập.

\>>> Tham khảo thêm: NĂM HỌC MỚI, CHA MẸ CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ CON HỌC TỐT MÔN TOÁN???

Hướng dẫn con phương pháp học tập

Tính tự giác trong học tập rèn luyện là gì năm 2024

Hướng dẫn con các phương pháp học tập hiệu quả

Nhiều trẻ vì thói quen cứ đến giờ là sẽ vào bàn ngồi nhưng không phải học mà chỉ mở vở mở sách ra để chống đối ba mẹ. Có thể là con chưa có kỹ năng hay phương pháp học tập hiệu quả và cảm thấy chán mỗi khi đến giờ học. Ba mẹ hãy gợi ý và đưa ra các phương pháp học giúp con có hứng học, học hiệu quả hơn. Đối với các con nhỏ có thể cùng con ôn tập bài cũ bằng cách hỏi con các kiến thức đã học điều này sẽ giúp con nắm chắc kiến thức hơn, sau đó gợi ý cho con chuẩn bị bài mới sẽ giúp con tự đọc và tự tìm hiểu bài.

Không phàn nàn, trách mắng khi con học bài

Nhiều ba mẹ có thói quen trách mắng con mỗi khi con không học bài hay bị điểm thấp thậm chí dùng đòn roi để chấn chỉnh việc học của con. Nhưng nhiều khi chính những hành động này lại là con dao hai lưỡi khiến con chán học, sợ học và càng không tự giác trong việc học. Nếu con chưa được điểm tốt ba mẹ hãy dành thời gian trao đổi với con và tránh vào giờ học bài của con vì điều này sẽ khiến con không tập trung học bài nữa. Hãy để có con có tâm trạng thoải mái mỗi khi ngồi vào bàn học.

Dành cho con những lời khen nhưng đừng thưởng

Tính tự giác trong học tập rèn luyện là gì năm 2024

Dành cho con những lời khen nhưng đừng thưởng

Đưa ra thưởng cho con thì con sẽ có xu hướng tự giác học để được thưởng hoặc tránh được các hình phạt mà ba mẹ đặt ra. Đừng tiếc những lời khen chân thành cho con vì trẻ rất thích được khen nhưng đừng khen con vì thành tích mà hãy khen vì những nỗ lực cố gắng và ý thức học bài của con. Đó sẽ là những động lực giúp con tự giác hơn trong việc học và có hứng thú để thực hiện tốt các công việc khác trong nhà.

Học tập tự giác, tích cực là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

1. Khái niệm về học tập tự giác, tích cực.

Học tập tự giác, tích cực là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

Quảng cáo

Tính tự giác trong học tập rèn luyện là gì năm 2024

2. Biểu hiện.

- Xác định đúng mục đích học tập

- Lập thời gian biểu khoa học hợp lí

- Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

- Luôn tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà không cần thầy cô, bạn bè, bố mẹ nhắc nhở.

- Luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

3. Ý nghĩa.

- Học tập tự giác, tích cực giúp tăng khả năng tự giác, chủ động, tích cực

- Mở rộng sự hiểu biết

- Gặt hái được nhiều thành công

- Được mọi người tin tưởng, yêu quý, tôn trọng và thừa nhận.

4. Rèn luyện việc học tập tự giác, tích cực.

- Học sinh phải rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập

- Luôn vạch ra những mục tiêu và kế hoạch hoạt động học tập rõ ràng, cụ thể

- Luôn duy trì thói quen tự giác học tập

- Luôn duy trì thời gian biểu cho việc học một cách hợp lí, khoa học.

-Cần nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa có tính tự giác, tích cực trong việc học để cùng nhau tiến bộ.

- Động viên, giúp đỡ và nhắc nhở những bạn có thói quen học tập thụ động, tiêu cực, luôn tự ti về học tập.

Tính tự giác trong học tập là gì?

Tự giác trong học tập có nghĩa là chúng ta tự thực hiện nghiêm túc và hiệu quả nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. Người tự giác trong học tập luôn hoàn thành nhiệm vụ tốt. Họ luôn chủ động, sáng tạo trong công việc học tập. Họ cũng biết xây dựng kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện kế hoạch đó.

Tại sao cần có tính tự giác?

Tự giác là sự kết hợp của ý chí, trách nhiệm và quyết tâm bên trong mỗi con người. Trong cuộc sống, tinh thần tự giác có tầm quan trọng vô cùng lớn. Nó giúp chúng ta nhạy bén trong việc nhận thức vấn đề và yêu cầu trong học tập, công việc và cuộc sống, và thúc đẩy chúng ta hành động dựa trên những nhận thức đó.

Hoạt động tự giác là gì?

(LSO) - Tự giác là làm việc gì cũng tự mình hiểu mà làm, không cần người khác nhắc nhở, đốc thúc. Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò, vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội.

Theo em thế nào là tự giác?

Theo “Từ điển tiếng Việt” thì: “Tự giác là làm việc gì tự mình hiểu mà làm không cần nhắc nhở, đốc thúc. Thí dụ: Tự giác học tập. Tự giác ghép mình vào kỷ luật”. “Tự nguyện là tự mình làm, không phải do bị thúc ép, bắt buộc.