Tình hình dịch ở hà nội hiện nay

Tin tức tình hình Covid-19 hôm nay: Có 29.403 ca mắc Covid-19 trong nước tại tại 63 tỉnh, thành. Theo thông báo của Bộ Y tế, từ 16 giờ ngày hôm qua 13.2 đến 16 giờ hôm nay, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 29.413 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 29.403 ca trong nước (tăng 3.031 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố. Trong các ca mắc mới, có 20.924 ca trong cộng đồng. Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh cao: Hà Nội 3.507 ca, Hải Dương 1.915 ca, Hải Phòng 1.489 ca, Nghệ An 1.385 ca, Lạng Sơn 1.379 ca...

Ngày 14.2: Cả nước 29.413 ca Covid-19, 6.193 ca khỏi | Hà Nội 3.507 ca | TP.HCM 285 ca

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định giảm 532 ca, Đắk Lắk giảm 300 ca, Quảng Trị giảm 168 ca. Các tỉnh, thành có số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn tăng 1.198 ca, Gia Lai tăng 579 ca, Hà Nội tăng 567 ca. Theo công bố của các sở y tế, hôm nay có 6.193 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Trong 24 giờ qua ghi nhận 91 ca tử vong tại các tỉnh, thành. Trong đó, TP.HCM 1 ca (từ Tiền Giang chuyển đến), Hà Nội 19 ca, Đà Nẵng 11 ca trong 2 ngày, Kiên Giang 8 ca trong 2 ngày...

Tình hình dịch ở hà nội hiện nay

Học sinh TP.Hải Phòng trở lại trường chưa nhiều

Chỉ có 15% học sinh mầm non TP.Hải Phòng trở lại trường. Hôm nay, trường học các cấp ở Hải Phòng mở cửa cho học sinh trở lại trường học trực tiếp. Theo báo cáo nhanh của Sở GD-ĐT TP.Hải Phòng trưa 14.2, chỉ có 15% học sinh mầm non (16.346), 28% học sinh tiểu học (53.473) đến trường. Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên, một số trường mầm non ở TP.Hải Phòng không có học sinh nào được phụ huynh đưa đến trường học trực tiếp.

Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT TP.Hải Phòng, các cơ sở giáo dục sẽ dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến để đảm bảo tất cả các học sinh được tiếp cận kiến thức và chuẩn bị kịch bản hướng dẫn, điều trị, xử lý tình huống phát sinh F0 trong quá trình giảng dạy và đánh giá nguy cơ theo từng lớp học. Lớp học nào không có yếu tố dịch tễ vẫn tổ chức dạy học bình thường. Trong ngày 13.2, TP.Hải Phòng có đến 1.488 ca nhiễm, trong đó có 1.186 ca tự xét nghiệm. Hiện TP.Hải Phòng có 32.423 ca nhiễm Covid-19 đang điều trị.

Hà Nội thêm 3.507 ca mắc Covid-19, có 557 ca cộng đồng. Sở Y tế Hà Nội cho biết, hôm nay Hà Nội ghi nhận 3.507 ca bệnh, trong đó có 557 ca cộng đồng; 2.950 ca đã cách ly. Các bệnh nhân phân bố tại 477 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai 160 ca, Chương Mỹ 154 ca, Đống Đa 137 ca, Nam Từ Liêm 125 ca, Bắc Từ Liêm 110 ca. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29.4.2021 đến nay) là 175.245 ca.

Trước đó, từ đầu tháng 1 tới nay, số ca mắc mới của Hà Nội liên tục "đi ngang" khi chỉ ghi nhận xấp xỉ gần 3.000 ca mỗi ngày. Theo UBND TP.Hà Nội, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn cả nước nói chung và TP.Hà Nội nói riêng vẫn diễn biến phức tạp. Hiện tỷ lệ bao phủ vắc xin đủ 2 mũi với người trên 12 tuổi đã đạt trên 99,5% và đã tiêm bao phủ mũi nhắc lại (mũi 3) đạt gần 55%.

F0 là học sinh tăng, nhiều trường ở Quảng Ninh tạm dừng học bán trú. Ngày 14.2, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 2 ngày qua (12-13.2) địa phương này tiếp tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao (trên 600 ca). Trong số này có nhiều học sinh là F0. Trong ngày hôm qua (13.2), Quảng Ninh ghi nhận 115 ca mắc là học sinh và 90 ca mắc là công nhân làm việc tại các công ty, khu công nghiệp. Như vậy, chỉ trong 2 ngày qua, tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận hơn 1.200 F0; trong đó đã có hơn 200 là học sinh, nâng tổng số học sinh mắc Covid-19 hiện nay lên tới gần 800 em.

Trước tình hình trên, nhiều trường là tạm dừng tổ chức học bán trú để đảm bảo an toàn, sau khi đã lấy ý kiến của phụ huynh học sinh. Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Ninh, cho biết địa phương này đồng ý cho các trường tổ chức học bán trú nhưng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19, bởi trong tết, nhiều em cùng gia đình đi lại nhiều nơi. Tuy nhiên, qua lấy ý kiến của phụ huynh học sinh thì nhiều trường đồng ý tạm dừng tổ chức học bán trú để chờ tình hình dịch lắng xuống.

Thái Nguyên vượt mốc trên 1.000 ca Covid-19/ngày, ca cộng đồng cao nhất từ trước tới nay. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên cho biết, thống kê từ 18 giờ ngày 12.2 đến 18 giờ ngày 13.2, Thái Nguyên ghi nhận 1.281 ca nhiễm Covid-19 mới. Đáng lưu ý, số ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở Thái Nguyên trong ngày 13.2 cũng ở mức cao nhất từ trước đến nay với 479 ca. Trong ngày, Thái Nguyên ghi nhận thêm 1 ca nhiễm Covid-19 tử vong, đó là trường hợp nam bệnh nhân 86 tuổi, trú tại P.Trung Thành, TP.Thái Nguyên, người nhiễm Covid-19 trên nền bệnh tăng huyết áp và lao phổi.

Cũng theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, trong ngày 13.2, các cơ quan chức năng đã đánh giá, thẩm định điều kiện và cho phép 1.317 trường hợp F0 nhẹ, không triệu chứng được điều trị tại nhà. Hiện tại, Thái Nguyên có 6.941 trường hợp F0 điều trị tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Cả nước đã tiêm được hơn 186 triệu liều vắc xin Covid-19

Liên quan tình hình Covid-19 hôm nay, hơn 924.000 người ở 3 quận, huyện của TP.HCM chưa nhận gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3. Chiều 14.2, TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ thông tin về công tác liên quan phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM. Tại buổi họp báo, phóng viên đặt câu hỏi về tiến độ thực hiện gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3 tại TP.HCM. Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết, tính đến nay, TP.HCM còn hơn 924.000 người tại H.Củ Chi, Q.Bình Tân, H.Bình Chánh thuộc diện nhận hỗ trợ Covid-19 đợt 3 nhưng chưa được chi trả. Theo ông Lâm, việc chưa hoàn thành chi trả tại H.Củ Chi, Q.Bình Tân, H.Bình Chánh là do đặc điểm các địa phương này đông dân, biến động dân cư nhiều. Hiện nay, 3 địa phương này tiếp tục rà soát, thống kê số lao động trên địa bàn để tiếp tục chi hỗ trợ. Lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM không nêu thêm thông tin chi tiết khi nào TP.HCM sẽ hoàn thành chi trả cho hơn 924.000 người này.

Tin liên quan

Tình hình dịch ở hà nội hiện nay

Số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn Hà Nội giảm 6 ngày liên tiếp.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 17/3 đến 18h ngày 18/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 23.578 ca COVID-19 (giảm 1.733 ca so với ngày hôm qua). Trong đó có 7.616 ca cộng đồng và 15.962 ca đã cách ly. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp, Hà Nội có số ca mắc giảm.

Cụ thể, 23.578 bệnh nhân phân bố tại 382 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.471), Hoàng Mai (1.356), Nam Từ Liêm (1.259), Mê Linh (1.227), Sóc Sơn (1.218)…

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội, tính từ ngày 29/4/2021 cho đến nay là 941.208 ca.

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 17/3, Hà Nội có 441.217 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi.

Trong đó, 312 ca điều trị tại khu cách ly, 3.132 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm 0,7% tổng số ca đang điều trị, theo dõi), số còn lại 437.773 người đang điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm hơn 99%). 

Hôm qua (17/3), Hà Nội ghi nhận 5 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 1.288 người.

Ngoài ra, đến nay, tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi ở Hà Nội là 1.278.072 người.

Về công tác tiêm chủng, tính đến hết ngày 17/3, Hà Nội có 80,8% số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, gần 100% người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm chủng.

Tình hình dịch ở hà nội hiện nay

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà: Tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 cho toàn bộ người dân.

Tăng cường giám sát, chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, số ca mắc, số ca nhập viện có chiều hướng giảm trong 7 ngày gần đây. Tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân chuyển tầng điều trị cũng có xu hướng giảm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Giám đốc Sở Y tế cho rằng, cần tăng cường công tác giám sát các chủng virust SARS-CoV-2 trên địa bàn. Giám sát các bệnh nhân để chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện cũng như có giải pháp ứng phó trong tình hình mới.

Để thích ứng với tình hình mới, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề xuất tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 cho toàn bộ người dân; tăng cường truyền thông, đặc biệt là việc đeo khẩu trang và khử khuẩn, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà…

Các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm soát bệnh nhân tại địa bàn, trong đó theo dõi bệnh nhân trên phần mềm để kịp thời chuyển tầng với bệnh nhân nặng; tăng cường cấp phát thuốc cho các đối tượng đủ điều kiện; quan tâm phòng, chống dịch bệnh theo mùa để tránh dịch chồng dịch…

Tình hình dịch ở hà nội hiện nay

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng: Thành phố Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh

Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, những ngày qua, số ca mắc COVID-19 vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm, tỷ lệ F0 nhập viện thấp, số ca tử vong giảm. Điều đó cho thấy thành phố Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, Hà Nội đã "mở cửa" trở lại các hoạt động để thích ứng an toàn, linh hoạt nhưng bảo đảm kiểm soát tình hình dịch. 

Vì thế, các quận, huyện cần chủ động hơn nữa trong xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng phương châm "4 tại chỗ", tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Tình hình dịch ở hà nội hiện nay

Hà Nội mở lại phố đi bộ sau một thời gian đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19.

Lãnh đạo Hà Nội lưu ý các địa phương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các bệnh nhân có bệnh nền, người già, nhóm có nguy cơ cao. đồng thời tiếp tục huy động sự vào cuộc của các tổ hỗ trợ, chăm sóc F0 điều trị tại nhà. Các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phủ vaccine bổ sung mũi 3 và kết thúc trong tháng 3/2022.

Liên quan đến vấn đề Việt Nam mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ ngày 15/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Sở Du lịch chủ động các phương án để bảo đảm đón du khách an toàn, phòng, chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Sở Du lịch cần phối hợp với các cơ quan báo chí để đẩy mạnh truyền thông, nhất là trong thời gian diễn ra SEA Games 31. Qua đó, góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch, thu hút du khách quốc tế đến với Hà Nội.

Tình hình dịch ở hà nội hiện nay

Hà Nội mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng, mà có kiểm soát, quản lý hiệu quả.

Mở cửa trở lại không có nghĩa là buông lỏng

Ông Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc thực hiện chữ ký số nhằm hỗ trợ giải quyết thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội cho các F0.

Các đơn vị, địa phương căn cứ các chỉ đạo mới nhất của thành phố tại văn bản số 735/UBND-KGVX ngày 15/3/2022 để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó chú trọng các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch.

Theo Phó Chủ tịch Hà Nội, việc thành phố mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng. Mở cửa phải có kiểm soát và quản lý hiệu quả. 

"Công việc sẽ nhiều hơn, trách nhiệm nặng nề hơn, đòi hỏi các địa phương phải chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu.