Timer điện tử là gì

Là một thiết bị quan trọng, không thể thiếu trong ngành điện hiện nay, Timer có chức năng tạo ra thời gian duy trì cần thiết khi truyền tín hiệu từ thiết bị này sang thiết bị khác. Vậy Timer có cấu tạo, nguyên lý hoạt động như thế nào? và hiện nay Timer có những loại nào? Cùng tìm hiểu trong phần chia sẻ sau của HopLongTech.

Timer (rơle thời gian) là thiết bị có tiếp điểm đóng lại hoặc mở ra chậm hơn so với thời điểm nhận tín hiệu điều khiển. Thiết bị này có khả năng điều chỉnh độ trì hoãn về thời gian của RTG. Timer được ứng dụng trong các sơ đồ bảo vệ và tự động, trong các hệ thống điều khiển các quá trình công nghệ. 

Timer hiện có cấu tạo cơ bản gồm 3 bộ phận chính là: nam châm điện, cơ cấu thời gian và tiếp điểm chính. 

Timer điện tử là gì
Cấu tạo của Timer

Gồm có lò xo 9, lõi thép động 10, mạch từ tĩnh 11, cuộn dây điện áp 12. Nó có vai trò nhận điện áp từ nguồn điện thao tác. 

Bộ phận cơ cấu thời gian gồm có bánh răng dẫn động (23) được nối cứng với thanh hãm (4). Bánh răng này được truyền động nhờ lò xo (18) và sẽ truyền chuyển động cho bánh răng (22) để làm quay tiếp điểm động (21). Bộ phận chính, đóng vai trò quan trọng của cơ cấu thời gian là hệ thống bánh răng (16), (15), (13) được nối tới trục quay tiếp điểm động bởi bánh ma sát (17). Nó sẽ làm quay bánh răng 3 để truyền chuyển động này tới cơ cấu con lắc gồm bánh cóc (14), móc (1), quả rung (2). Cơ cấu con lắc giúp giữ cho tốc độ quay của tiếp điểm động là đều, được hiểu tương tự như ở cơ cấu đồng hồ.

Bộ phận này gồm có đầu tiếp xúc tĩnh (22) và đầu tiếp xúc động (21). Ngoài ra, nó còn có 2 tiếp điểm phụ đóng, cắt không thời gian: tiếp điểm nghịch (5 – 7) và tiếp điểm thuận (5 – 8).

>>> Mua Timer IDEC chính hãng truy cập: https://hoplongtech.com/product-category/timer-idec

Nguyên lý hoạt động của Timer

ON DELAY

Khi nguồn được cấp vào cuộn dây của timer ON DELAY, các tiếp điểm sẽ tác động mà không tính thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời. Sau một khoảng thời gian đã định trước, thì các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển đổi trạng thái. 

Khi không cấp nguồn cho cuộn dây thì tất cả các tiếp điểm sẽ ngay lập tức trở về trạng thái ban đầu.

+ Tiếp điểm thường mở, mở nhanh, đóng chậm.

+ Tiếp điểm thường đóng, đóng nhanh, mở chậm.

OFF DELAY

Khi cấp nguồn cho cuộn dây của timer OFF DELAY, các tiếp điểm sẽ tác động tức thời và luôn duy trì trạng thái này.

Khi không cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian sẽ trở về trạng thái ban đầu. Tiếp sau đó sau một khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu.

+ Tiếp điểm thường mở, đóng nhanh, mở chậm.

+ Tiếp điểm thường đóng, mở nhanh, đóng chậm.

Trên thị trường Timer hiện gồm các loại Relay thời gian sau:

+ Timer điện tử

+ Timer cơ

+ Timer 24h

Xem thêm chia sẻ: 

1/ Cách phân biệt Relay SPDT DPDT SPST PNP NPN SSR

2/ Khác nhau giữa dòng điện một chiều (AC) và điện xoay chiều (DC)

3/ Biện pháp khắc phục quá nhiệt tủ điện

RƠ LE THỜI GIAN LÀ GÌ?

1/ Rơ le thời gian là gì?

Định nghĩa: Rơ le (relay) thời gian hay còn được gọi là Timer (bộ định thời) là thiết bị dùng để tạo thời gian trễ, bằng cách dùng bộ mạch điện tử điều khiển thời gian đóng, cắt của các tiếp điểm rơ le.

Rơ le thời gian là một loại khí cụ điện được sử dụng nhiều trong điều khiển tự động. Với vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo thời gian định trước.

Rơ le thời gian có nhiệm vụ đóng tắt các thiết bị điện có trong hệ thống khi không sử dụng nữa để tránh lãng phí nguồn năng lượng điện không cần thiết. Được ứng dụng trong việc điều khiển tắt mở: ánh sáng, quạt thông gió, tưới nước, máy, sưởi ấm, cửa tự động và tạo tín hiệu âm thanh hình ảnh theo chu kỳ…

Thời gian trễ của rơ le thời gian có thể cài đặt từ vài giây đến hàng giờ tùy theo ứng dụng thực tế.

Timer điện tử là gì

Rơ le thời gian On Delay

Timer điện tử là gì

Rơ le thời gian OFF Delay

2/  Phân loại Relay thời gian

Ở phần trên chúng ta đã nắm được Rơ le thời gian là gì? cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp xem có bao nhiêu loại rơ le thời gian qua nội dung phía sau đây.

Trong mạch điều khiển tự động, người ta thường sử dụng hai loại rơ le thời gian ON Delay và OFF Delay (hình trên). Ngoài ra còn có rơ le thời gian 24h, thường sử dụng để bật, tắt thiết bị theo các giờ trong ngày như đèn chiếu sáng hay máy bơm.

– Đặc điểm chung:

+ Cuộn dây rơ le thời gian: Điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây relay thời gian được ghi trên nhãn, thông thường là 110V, 220V.

+ Cấu tạo của một Timer gồm: mạch từ của nam châm điện, mạch điện tử đếm thời gian, hệ thống tiếp điểm, vỏ bảo vệ, đế Timer.

Rơ le thời gian ON Delay

Ký hiệu rơ le thời gian ON Delay

Timer điện tử là gì

Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian ON Delay:

Khi cấp nguồn vào cuộn dây (chân 2-7) của Timer ON Delay. Các tiếp điểm tức thời thay đổi trạng thái ngay lập tức.

Sau khoảng thời gian đặt trước, các tiếp điểm định thời sẽ chuyển trạng thái và duy trì ở trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

Timer điện tử là gì

Nguyên lý làm việc của rơ le thời gian ON Delay

Rơ le thời gian OFF Delay

Tuy không đa dạng như Timer ON nhưng Timer OFF Delay cũng là một thiết bị không thể thiếu trong lĩnh vực tự động.

Ký hiệu rơ le thời gian OFF Delay.

Timer điện tử là gì

Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian OFF Delay

Khi cấp nguồn vào cuộn dây của Timer OFF Delay, các tiếp điểm thay đổi trạng thái ngay lập tức.

Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tiếp điểm tức thời trở về trạng thái ban đầu. Nhưng tiếp điểm định thời vẫn duy trì trạng thái.

Sau một khoảng thời gian đặt trước, tiếp điểm định thời trở về vị trí ban đầu.

Timer điện tử là gì

Nguyên lý hoạt động rơ le thời gian OFF Delay H3CR

3/ Sơ đồ đấy dây rơle thời gian

Chúng ta đã hiểu được nguyên lý làm việc của rơ le thời gian là gì? vậy, đấu dây như thế nào để đúng. Nội dung sau sẽ nói rõ về sơ đồ đấu dây của rơ le thời gian DH48S-S điều khiển bóng đèn và rơ le thời gian điều khiển khởi động từ.

+ Ví dụ sau đây dùng Timer ON Delay DH48S-S điều khiển bóng đèn 220V. Bóng đèn được đấu nối tiếp tới tiếp điểm thường hở (6-8) của Timer. Khi bật nguồn thì bóng đèn không sáng ngay lập tức. Sau khoảng thời gian đặt trước thì tiếp điểm thường mở (6-8) đóng lại làm đèn sáng.

Nút Reset để thiết lập lại thời gian ban đầu mà không cần phải ngắt điện.

Timer điện tử là gì

+ Một ví dụ khác dùng Timer điều khiển khởi động từ chạy một thời gian rồi dừng lại. Khi nhấn ON thì Timer và khởi động từ được cấp điện. Khởi động từ hút sẽ cấp điện cho động cơ chạy, đồng thời tiếp điểm thường hở K đóng lại tự giữ nút nhấn. Khi Timer đếm đến thời gian đặt trước thì tiếp điểm thường đóng (5-8) mở ra, ngắt điện khởi động từ.

Timer điện tử là gì

Toàn bộ kiến thức về tất cả các loại khí cụ điện này sẽ được giới thiệu một cách chi tiết trong khóa học “Đào tạo thiết kế tủ điện” của PLCTECH.

Mục tiêu cuối khóa học là anh em có thể tự mình tính toán, lựa chọn khí cụ điện thích hợp và hoàn thiện một tủ điện chuẩn – đẹp theo yêu cầu. 

Các khóa học khác của chúng tôi: 

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: Số 111E Đường 22 – Phước Long B – Quận 9

Liên hệ: Mr Chính 0984 957 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN

Email: