Tiền hỗ trợ nhà ở tối đa bao nhiêu năm 2024

Mới đây, Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đã được ban hành. Theo đó, hàng ngàn lao động trên cả nước sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền thuê nhà.

Những lao động nào được nhận tiền hỗ trợ thuê nhà?

Quyết định 08/2022/QĐ-TTg đã quy định cụ thể 02 nhóm đối tượng được nhận tiền hỗ trợ thuê nhà, bao gồm:

- Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp.

- Người lao động quay trở lại thị trường lao động.

Lưu ý: Chính sách hỗ trợ chỉ áp dụng với người lao động làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu kinh tế trọng điểm.

Điều kiện hưởng hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng được quy định như sau:

* Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp:

Theo Điều 4 Quyết định 08/2022/QĐ-TTg, những lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

1 - Ở thuê, ở trọ từ ngày 01/02/2022 đến ngày 30/6/2022.

2 - Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên và bắt đầu thực hiện trước ngày 01/4/2022.

3 - Có thêm 01 trong 02 điều kiện sau:

+ Đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ.

+ Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ.

Tiền hỗ trợ nhà ở tối đa bao nhiêu năm 2024

* Người lao động quay trở lại thị trường lao động:

Theo Điều 8 Quyết định 08/2022/QĐ-TTg, người lao động quay lại làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trọng điểm sẽ được nhận hỗ trợ nếu có đủ các điều kiện sau:

1 - Ở thuê, ở trọ từ ngày 01/4/2022 đến ngày 30/6/2022.

2 - Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên và thực hiện từ ngày 01/4/2022 đến ngày 30/6/2022.

Không tính trường hợp hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã ký và thực hiện trước đó.

3 - Có thêm 01 trong 02 điều kiện sau:

+ Đang đóng BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ.

+ Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoặc là người lao động mới tuyển dụng và có ký hợp đồng nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc: Có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng tại tháng liền kề trước thời điểm lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ.

Tiền hỗ trợ nhà ở tối đa bao nhiêu năm 2024

Mức hỗ trợ tiền thuê nhà là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 5 và Điều 9 Quyết định 08/2022/QĐ-TTg, mỗi nhóm đối tượng người lao động lại có mức hưởng riêng. Cụ thể:

* Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp:

Mức hỗ trợ = 500.000 đồng/người/tháng.

* Người lao động quay trở lại thị trường lao động:

Mức hỗ trợ = 1.000.000 đồng/người/tháng.

Thời gian hỗ trợ đối với mỗi người lao động là tối đa 03 tháng. Mỗi tháng, người lao động chỉ được trợ cấp 01 lần tương ứng với số tiền nêu trên.

Để nhận tiền hỗ trợ, người lao động chủ động làm đơn đề nghị hưởng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Quyết định 08/2022/QĐ-TTg.

Ngày 28/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 28/3/2022 (sau đây viết tắt là Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg). Trong đó, đã quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, cụ thể như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Theo quy định tại khoản 2 điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC (TT111/2013/TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN cụ thể như sau:

Sửa đổi, bổ sung điều 2 TT111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định như sau:

“...

2. Sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2

đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.

Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

⇒ Tiền nhà ở, chi phí điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động (NSDLĐ) xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động (NLĐ) làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do NSDLĐ xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho NLĐ làm việc tại đó là những khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN.

Tiền hỗ trợ nhà ở tối đa bao nhiêu năm 2024

Trường hợp NLĐ được Công ty trả tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập theo quy định tại Khoản 2 điều 11 và Khoản 1 điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC .

⇒ Điều này có nghĩa là khoản phụ cấp nhà ở nhỏ hơn hoặc bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (không bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải được tính vào thu nhập chịu thuế.

⇒ Phần còn lại (nếu có) của khoản phụ cấp nhà ở mà NSDLĐ trả cho NLĐ không phải là thu nhập chịu thuế.

Ví dụ: Công ty E trả lương cho Ông A như sau:

  • Lương cơ bản: 4,160,000 VNĐ.
  • Tiền thưởng bán hàng: 2,000,000 VNĐ.
  • Phụ cấp nhà ở: 3,000,000 VNĐ.
  • Phụ cấp ăn trưa: 600,000 VNĐ.

Tổng thu nhập: 9,760,000 VNĐ.

Tổng thu nhập chịu thuế (không bao gồm tiền thuê nhà) = 9,760,000 – 3,000,000 – 600,000 = 6,160,000 VNĐ.

Phụ cấp ăn trưa tối đa là bao nhiêu?

Phụ cấp ăn trưa có tính thuế thu nhập cá nhân không? Theo như nêu trên, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Phụ cấp thuế nhà tối đa bao nhiêu?

Người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà với mức từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là nội dung được quy định tại Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Trợ cấp nhà ở là gì?

Phụ cấp nhà ở là một khoản tiền mà công hỗ trợ cho người lao động ngoài tiền lương để thuê nhà ở nhằm khuyến khích và giữ chân người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Lưu ý, đây là khoản chi không bắt buộc nên không phải doanh nghiệp nào cũng có chế độ phụ cấp nhà ở cho người lao động.

Phụ cấp tiền điện thoại tối đa là bao nhiêu?

Mức phụ cấp điện thoại tối đa là bao nhiêu? Hiện tại, không có quy định tối đa và tối thiểu cho mức phụ cấp điện thoại của người lao động. Các doanh nghiệp sẽ tự căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng khung tài chính, quy chế lương thưởng cho phù hợp.