Mẹ bầu tháng thứ 6 nên tăng bao nhiêu cân năm 2024

Nhiều người mô tả phụ nữ mang thai là "nở nang" nhưng chính vì tăng cân nên hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy khá khó chịu trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Trong giai đoạn này, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu tích trữ nhiều chất béo hơn để chuẩn bị cho việc cho con bú. Việc tăng cân khác nhau ở mỗi người nhưng trung bình phụ nữ mang thai sẽ tăng khoảng 10-14kg trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nếu một phụ nữ bị thừa cân từ trước, họ có thể tăng nhiều hơn mức trung bình này.

Trong khi một số trọng lượng này sẽ mất đi sau khi sinh (em bé sơ sinh thường nặng khoảng 3kg), một số có thể sẽ kéo dài một vài tháng sau khi sinh. Mặc dù điều quan trọng là tránh tăng cân quá mức nhưng cũng cần chấp nhận những thay đổi của cơ thể khi mang thai.

Mẹ bầu tháng thứ 6 nên tăng bao nhiêu cân năm 2024

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn uống đủ chất để thai nhi phát triển nhưng tránh tăng cân quá nhiều.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 9 tháng thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng số lượng cân bằng 1/4 trọng lượng cơ thể so với trước khi có thai là tốt nhất. Ví dụ trước khi mang thai, cân nặng là 45kg thì trong suốt thời kỳ mang thai nên tăng khoảng 11kg; nếu nặng 50kg thì nên tăng khoảng 12kg.

Thông thường, khi khám thai, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cho bạn, đặc biệt nếu bạn hơi nhẹ cân hoặc thừa cân khi bắt đầu mang thai.

2. Tăng cân khi mang thai ở mức nào dễ gây nguy cơ bệnh lý?

Theo BS. Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Nếu bà mẹ tăng khoảng 18 kg trong thời kỳ mang thai là một mối nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con”. BS. Hà cảnh báo nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh khó hoặc phải sinh mổ vì con to, khó chẩn đoán tim thai vì mỡ ở thành bụng rất dày.

Tăng cân quá mức có thể dẫn đến tăng huyết áp và thậm chí là các biến chứng khi chuyển dạ, vì vậy chị em cần hết sức cẩn thận. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh thức ăn nhiều đường vì cùng với việc tăng cân quá mức, ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm cho bà mẹ mang thai và em bé vì dễ dẫn đến các biến chứng tiềm ẩn như sinh con quá cân, nguy cơ chuyển dạ sinh non, hạ đường huyết sơ sinh...

Nhưng phụ nữ mang thai tăng cân quá ít cũng là một vấn đề, vì nó có nghĩa là con bạn sẽ có nguy cơ nhẹ cân. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa thường theo dõi cân nặng của bạn trong 3 giai đoạn của thai kỳ và sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể liên quan đến hoàn cảnh và nguy cơ biến chứng khác nhau của bạn.

Để phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: mức tăng cân của bà bầu trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10-12kg. Sự tăng cân này nên theo các mức: trong 3 tháng đầu tăng 1-2kg; 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg.

Mẹ bầu tháng thứ 6 nên tăng bao nhiêu cân năm 2024

Bà mẹ mang thai luôn nghe theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh theo dõi sức khỏe trong thai kỳ.

3. Kiểm tra chỉ số BMI khi mang thai

Bà bầu nên quản lý cân nặng của mình bằng nhiều cách, có thể áp dụng chỉ số BMI để kiểm tra và xác định được số cân nên tăng trong quá trình mang thai.

BMI = cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao:

  • Với phụ nữ nhẹ cân (BMI dưới 19,8), mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.
  • Đối với phụ nữ cân nặng bình thường (BMI từ 19,8-26), khi mang thai tăng cân hợp lý từ 11-14kg.
  • Phụ nữ thừa cân (BMI từ 26-29) trong thời kỳ mang thai nên tăng cân hợp lý là từ 8-11kg.
  • Với phụ nữ béo phì (BMI trên 29), mức tăng cân hợp lý ở thai kỳ là 8kg.
  • Khi mang thai đôi hoặc sinh ba, đây là trường hợp đặc biệt nên mức tăng cân hợp lý của bà mẹ là 15-20kg trong suốt thai kỳ.

Để giữ cân nặng phù hợp, ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, bà bầu cũng cần hoạt động thể chất nhẹ nhàng có lợi cho cả bản thân và thai nhi. Trên thực tế, tập thể dục giúp làm giảm đau lưng và táo bón, cũng như giữ cho bạn thân hình cân đối - điều này sẽ hữu ích khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, để đảm bảo bạn chọn được bài tập phù hợp với nhu cầu của mình, hãy trò chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ điều gì mới.

Căng thẳng khi mang thai cũng có thể có tác động tiêu cực, vì vậy, mặc dù cần theo dõi chế độ ăn uống của mình, nhưng điều quan trọng là mẹ bầu phải thư giãn và tận hưởng trải nghiệm thai kỳ càng nhiều càng tốt. Đối với các mẹ bầu, không cần thiết phải tính lượng calo một cách khắt khe mà nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng với thực đơn phong phú và lành mạnh.

Mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, vì vậy mà tốc độ phát triển cũng khác nhau. Biết được cân nặng thai nhi theo từng giai đoạn sẽ giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của bé và có hướng chăm sóc, điều chỉnh dinh dưỡng cho phù hợp. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sự phát triển cân nặng của thai nhi theo tuần

Trong quá trình mang thai chắc hẳn người mẹ nào cũng tò mò, quan tâm đặt ra các thắc mắc như: Cân nặng thai nhi trong bụng là bao nhiêu? Cân nặng như vậy đã phù hợp hay chưa? Liệu cân nặng sẽ phát triển như thế nào trong tuần tiếp theo?

Thực tế cân nặng thai nhi sẽ phát triển và thay đổi không ngừng theo từng tuần. Trong từng giai đoạn thai nhi sẽ có cân nặng cụ thể. Một thai nhi nếu đủ tháng sẽ có chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2 cm (tính từ đầu tới chân) và cân nặng là 3,5 kg.

Khi thai nhi càng lớn hơn, cân nặng phát triển thì các vùng da của mẹ như ngực, đùi, bụng cũng sẽ bị chịu áp lực và căng dãn. Trong trường hợp da bị thiếu độ đàn hồi khiến cho esletin và collagen bị đứt gãy, từ đó gây ra tình trạng rạn da. Tuy nhiên các mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách mua các sản phẩm chống rạn da dành cho bà bầu.

Mẹ bầu tháng thứ 6 nên tăng bao nhiêu cân năm 2024

Bảng cân nặng thai nhi từng tuần theo tiêu chuẩn WHO

2. Cách đo cân nặng và chiều dài của thai nhi theo tuần

Nắm được cách tính cân nặng của thai nhi giúp mẹ bầu có thể biết được em bé trong bụng phát triển như thế nào? Có gì bất thường hay không?

Nếu em bé trong bụng quá lớn hoặc quá bé sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng cao hơn bình thường. Việc nắm được cân nặng thai nhi giúp kiểm soát được các biến chứng ngay từ khi trẻ vẫn còn ở trong bụng. Do vậy theo dõi và tính toán cân nặng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc thai nhi.

  • Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 19 thai nhi sẽ được đo từ đầu đến mông. Ở giai đoạn này chân của trẻ sẽ uốn cong trong bào thai. Vì vậy để xác định chiều dài và cân nặng sẽ rất khó. Và chiều dài đo được sẽ là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần thứ 20 đến tuần 32 chiều dài của thai nhi được đo từ gót chân lên tới đỉnh đầu. Cân nặng của thai nhi cũng sẽ phát triển dần đều.
  • Từ tuần thứ 32 trở đi cân nặng của trẻ sẽ phát triển đến mức tối đa, đây cũng là giai đoạn phát triển cân nặng nhanh. Những đường nét cuối cùng của cơ thể trẻ sẽ được hoàn thành trong giai đoạn này.

Mẹ bầu tháng thứ 6 nên tăng bao nhiêu cân năm 2024

Trong mỗi giai đoạn chiều dài và cân nặng của thai nhi sẽ được tính khác nhau

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Mỗi thai nhi sẽ có cân nặng khác nhau bởi vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng như:

  • Cân nặng thai nhi sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, chủng tộc.
  • Sức khỏe của bà bầu trong giai đoạn mang thai cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng của thai nhi. Nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thì cân nặng của trẻ khi sinh ra có thể sẽ lớn hơn bình thường.
  • Mức tăng cân của mẹ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cân nặng của đứa trẻ trong bụng. Nếu trong giai đoạn mang thai người mẹ lười ăn, ăn ít khiến cho cơ thể không tăng cân hoặc tăng quá ít thì khi sinh con ra trẻ có thể bị thiếu cân, nghiêm trọng hơn là suy dinh dưỡng. Ngược lại người mẹ trong quá trình mang thai ăn nhiều, tăng cân quá nhiều dẫn tới nguy cơ phải mổ vì thai quá to.
  • Thứ tự sinh con: Thông thường khi sinh con đầu lòng sẽ có xu hướng nhỏ hơn so với con thứ. Ngoài ra nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh của người mẹ quá sát nhau cũng khiến cho cân nặng thai nhi bị ảnh hưởng, con thứ cũng có thể bị nhẹ cân.
  • Số lượng thai trong bụng người mẹ: Trong trường hợp người mẹ mang thai đôi, mang đa thai thì cân nặng của những đứa trẻ trong bụng cũng sẽ thấp hơn so với bình thường.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu cho thấy sự phát triển của thai nhi trong bụng người mẹ còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tuổi của mẹ, chiều cao, tình dục,…

Mẹ bầu tháng thứ 6 nên tăng bao nhiêu cân năm 2024

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

4. Cân nặng của người mẹ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi

Cân nặng của người mẹ trong thời gian mang thai rất quan trọng bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và cân nặng thai nhi trong bụng. Nếu trường hợp mẹ bầu tăng cân quá ít khiến cho thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất đáp ứng để phát triển và bé có nguy cơ sinh non cao.Và ngược lại, trong trường hợp mẹ bầu tăng cân nhiều trong quá trình mang thai sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao. Và khi sinh khả năng phải mổ cũng cao hơn bình thường.

Vậy cân nặng của người mẹ như thế nào là tốt nhất? Thông thường mỗi người sẽ có cân nặng khác nhau. Vì vậy chúng ta sẽ tính theo số cân tăng trong quá trình mang thai của người mẹ. Tốt nhất người mẹ nên tăng số cân dao động từ 10 - 12 kg trong suốt thai kỳ là đủ đối với trường hợp mang thai đơn. Còn những người mẹ mang song thai nên tăng từ 16 - 20 kg.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, với những mẹ có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5 - 2kg. Trong trường hợp mẹ bị thiếu cân nên tăng thêm khoảng 2,5 kg, còn đối với những mẹ thừa cân thì chỉ nên tăng khoảng 1kg. Còn từ giai đoạn 3 tháng giữa trở đi mẹ bầu có thể tăng trung bình mỗi tuần khoảng 0,5 kg. Tuy nhiên với những mẹ thừa cân thì chỉ nên tăng từ 0,2 - 0,3 kg.

Do vậy để thai nhi có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Tránh trường hợp thai quá nhỏ dẫn đến sinh non hay quá to khiến cho sinh đẻ khó khăn. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút một ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Mẹ bầu tháng thứ 6 nên tăng bao nhiêu cân năm 2024

Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ về cân nặng thai nhi dành cho các mẹ bầu. Các mẹ có thể theo dõi cân nặng của thai theo từng tuần để có chế độ bổ sung dưỡng chất đầy đủ cũng như hợp lý nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy nhấc máy liên hệ với MEDLATEC theo số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Bà bầu tháng thứ 6 nên tăng bao nhiêu cân?

- Tháng thứ 6: Mẹ có thể sẽ tiếp tục lên cân, khoảng 0,5kg/tuần hoặc nhiều hơn thế. Trọng lượng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 4,5kg.

Mang thai tháng thứ 7 nên tăng bao nhiêu cân?

Tuy nhiên, bà bầu tháng thứ 7 tăng bao nhiêu kg là hợp lý còn tùy thuộc vào mức cân nặng của người mẹ trong giai đoạn trước khi mang thai. Cụ thể: Bà bầu có cân nặng trung bình trước giai đoạn mang thai: Nên tăng khoảng 0,4kg/tuần. Bà bầu có cân nặng thấp trước giai đoạn mang thai: Nên tăng khoảng 0,5 kg/tuần.

3 tháng giữa thai kỳ nên tăng bao nhiêu kg?

Cụ thể: Tăng cân khi mang thai 3 tháng đầu: tăng 1 kg. Tăng cân khi mang thai 3 tháng giữa: tăng 4 - 5 kg. Tăng cân khi mang thai 3 tháng cuối: tăng 5 - 6 kg.

3 tháng cuối thai kỳ nên tăng bao nhiêu cân?

Nhìn chung, ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng tối đa 5-6kg để em bé đủ cân nặng và quá trình sinh nở thuận lợi. 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần: Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.