Thế kỷ xvi là thế kỷ bao nhiêu năm 2024

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

* Nông nghiệp:

- Việc khai hoang được thực hiện và có hiệu quả.

- Việc sửa đắp đê gặp khó khăn.

\=> Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.

* Thủ công nghiệp:

- Theo đà phát triển của các thế kỉ trước, thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX có điều kiện phát triển thêm.

* Thương nghiệp:

- Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...

* Văn học:

- Văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…

- Văn học chữ Nôm đạt đỉnh cao với: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,…

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo, hát quan họ,…

- Nghệ thuật tranh dân gian: nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

* Kiến trúc, điêu khắc:

+ Công trình kiến trúc: chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng, cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế,… Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao.

MaiHaBooks phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và Nhà xuất bản Khoa học xã hội tổ chức Talkshow: “LỊCH SỬ VÀ TƯ LIỆU: Việt Nam trong hiểu biết của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI” diễn ra vào lúc 14g00 ngày 03.06.2022 tại phòng 506, nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thông qua nhìn nhận, đánh giá giá trị tư liệu của các bộ thư tịch cổ đương thời, nội dung trọng tâm của buổi Talkshow thảo luận những hiểu biết về Việt Nam của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI. Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt vì thế kỷ XV, XVI đã diễn ra nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ giữa triều Minh với các triều Hồ, Lê sơ và Mạc. Phía chính quyền Đại Việt, sau nhiều biến động chính trị - xã hội, vương triều Lê sơ dần suy yếu, nhà Mạc thay thế, nhà Minh nhân cơ hội đó liên tục sách nhiễu, gây sức ép. Điều này dẫn đến những sự kiện dồn dập diễn ra tại khu vực biên giới, những cuộc thảo luận giữa triều Minh - Lê sơ, Minh - Mạc về việc sách phong, triều cống, cũng như sự lựa chọn của mỗi bên về phương cách ứng xử...

Trong bối cảnh đó, xuất hiện các ghi chép có hoàn cảnh biên soạn khác nhau, do nhiều đối tượng, từ sử quan, trí thức quan lại xuất thân Nho học, có cả những viên tướng từng trực tiếp cầm quân xâm lược Đại Việt sao soạn. Các ghi chép này nhằm nhiều mục đích, trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết, từ hình thế núi sông, diên cách hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán, về các sự kiện liên quan đến quan hệ Việt - Trung của quan lại, triều đình người Hán. Việt kiệu thư của Lý Văn Phượng nằm trong số đó.

Việt kiệu thư là trước tác duy nhất hiện còn lưu giữ được của Lý Văn Phượng - một viên quan nhà Minh xuất thân khoa cử, nhận nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động quân đội, bao gồm luyện tập tuần phòng, bố trí đồn sở, các việc liên quan đến binh dịch tại Quảng Đông, Vân Nam. Bộ sách được hoàn thành vào tháng 6 năm Canh Tý niên hiệu Minh Gia Tĩnh thứ 19 (1540) là biên khảo có giá trị cao, vừa là một biên khảo địa phương chí, địa lý chí, vừa là một sử thư - tức ghi chép lịch sử… cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, lịch sử Việt Nam.

Gạn đi những hạn chế về quan điểm, góc nhìn, cách dùng từ ngữ của một tài liệu biên khảo do tác giả người Hán biên soạn - điều cũng thường gặp trong nhiều thư tịch Trung Quốc khác khi miêu tả, bình luận về con người, lịch sử Việt Nam khác, trong cả cách nhìn coi đất Việt là vùng xa xôi, hoang vu hẻo lánh, Việt kiệu thư là một tài liệu thư tịch có giá trị, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam, lịch sử quan hệ Việt - Trung trong nhiều thế kỷ thời kỳ trung đại. Đồng thời, bộ sách này còn bổ sung cho những ghi chép sơ lược và khuyết thiếu của “An Nam truyện” trong Minh sử cũng như nhiều tài liệu ghi chép, thư tịch cổ khác của cả Việt Nam và Trung Quốc.

Đánh giá về giá trị sử liệu của Việt kiệu thư, PGS.TS. Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng: “Do tính chất là một tập sử liệu nhằm phục vụ việc quân sự, Việt kiệu thư chứa trong mình nhiều thông tin đa chiều về Đại Việt. Trước hết, đó là nguồn sử liệu về mối quan hệ giữa triều Hồ, Lê sơ, và Mạc với nhà Minh. Ở những phần sử chí về lịch triều, các sử liệu không có nhiều điểm khác biệt so với các bộ sử lớn hơn. Nhưng, những phần sưu tầm về giai đoạn thế kỷ XV-XVI của cuốn sách này có thể đem đến nhiều sử kiện và văn kiện mới. Đây rõ ràng là nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử quan hệ bang giao bổ sung cho các pho chính sử của cả hai phía”.

Với tinh thần “ôn cố tri tân”, nhằm mang đến những góc nhìn khác nhau về giá trị tư liệu của các bộ thư tịch cổ trong nghiên cứu lịch sử; lịch sử bang giao của Việt Nam thế kỷ XVI, MaiHaBooks xin trân trọng giới thiệu cơ quan thông tấn, báo chí thông tin về Talkshow: “LỊCH SỬ VÀ TƯ LIỆU: Việt Nam trong hiểu biết của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI”.

Chủ đề