Thành phố hồ chí minh được mệnh danh là gì năm 2024

Kỷ niệm 325 năm ngày thành lập Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh và 47 năm thành phố vinh dự mang tên Bác (2/7/1976-2/7/2023), thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi tại Công viên 24/9. Bên cạnh các hoạt động tuyên dương công dân thành phố, các chương trình giao lưu văn hóa đặc sắc, người dân còn được nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Sài Gòn- Gia Ðịnh-Thành phố Hồ Chí Minh từ những ngày khai hoang lập ấp cho đến khi trở thành một siêu đô thị hiện đại như ngày nay qua triển lãm "Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh - tiên phong đổi mới - kiến tạo giá trị".

Chị Nguyễn Thị Hà Linh ngụ ở Quận 4 chia sẻ, đây là lần đầu chị được nhìn thấy những tấm ảnh nơi mình đang sinh sống cách nay hàng trăm năm. Ðiều này không chỉ giúp chị hiểu hơn về vùng đất Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh mà qua đó khơi dậy lên trong chị niềm khát khao cống hiến cho thành phố này. Những tấm ảnh đen trắng như kết nối giữa quá khứ với hiện tại, gợi lên trong lòng người xem những cảm xúc đặc biệt về vùng đất từng được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Ðông".

Khi bước vào thời kỳ đấu tranh chống quân xâm lược, nhân dân Sài Gòn là những người đầu tiên đứng lên chống thực dân Pháp trở lại xâm chiếm nước ta với gậy tầm vông và vũ khí thô sơ trong tay. Ðến thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Sài Gòn cũng là những người đầu tiên phất cao ngọn cờ chống Mỹ. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt thế nào, người Sài Gòn-Gia Ðịnh vẫn mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, nhạy bén cách mạng, một lòng một dạ kiên trinh với Tổ quốc và dân tộc.

Khi rơi vào gian khó, người Sài Gòn-Gia Ðịnh vẫn luôn đoàn kết, sáng tạo mở ra nhiều phong trào lớn để góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc, đó là giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Và niềm vui của người dân Sài Gòn-Gia Ðịnh còn được nhân lên khi kể từ năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Ðịnh trở thành Thành phố Hồ Chí Minh. Ðiều này thể hiện sự trọn vẹn, gắn bó giữa " ý Ðảng" và "lòng dân". Ðược mang tên Bác là niềm tự hào, là vinh dự lớn, đồng thời cũng đặt trên vai mỗi cán bộ, người dân thành phố trách nhiệm lớn hơn là làm sao phải xây dựng, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng là thành phố mang tên Người.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã biết phát huy truyền thống kiên cường, linh hoạt, năng động, sáng tạo của một thành phố anh hùng để chủ động tháo gỡ khó khăn, từng bước vượt qua những rào cản của cơ chế cũ nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, chăm lo đời sống nhân dân. Hàng loạt đơn vị sản xuất, kinh doanh chủ động "phá rào", mạnh dạn tổ chức lại sản xuất đã tạo sự bứt phá ban đầu, mở ra thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ của thành phố, trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Không những thế, thành phố tiếp tục tiên phong trong suy nghĩ, tìm tòi xây dựng, phát triển về mọi mặt. Từ thành phố mang tên Bác, nhiều phong trào do thành phố khởi xướng đã lan tỏa mạnh mẽ.

Còn nhớ, căn nhà tình nghĩa đầu tiên do thành phố xây dựng cho thương binh Ðào Văn Của, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi vào năm 1982 đã mở đầu cho phong trào xây tặng nhà tình nghĩa và sau đó lan tỏa khắp cả nước. Bên cạnh phong trào nhà tình nghĩa, nhiều phong trào khác như phong trào "Ðền ơn đáp nghĩa", "Nhà tình thương", "Xóa đói giảm nghèo", "Bảo trợ bệnh nhân nghèo", phong trào "Thanh niên tình nguyện"… cũng được triển khai một cách sâu rộng và mang lại hiệu quả, ý nghĩa thiết thực. Ðến nay, đây là những phong trào mang đậm tính nhân văn, không chỉ của riêng thành phố mà còn là những phong trào tiêu biểu của cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay vẫn là một thành phố trẻ năng động, sáng tạo. Sự phát triển của thành phố tác động tích cực đến sự phát triển chung của cả nước, ngược lại, khi sức khỏe thành phố bị "giảm sút", kinh tế của cả nước cũng gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, thành phố đang đối mặt nhiều thách thức mới cần sớm được tháo gỡ để có thể bứt phá, trở thành một trung tâm tài chính của khu vực. Theo nhiều chuyên gia, Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu đầy đủ tiềm năng để trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Thách thức chủ yếu hiện nay đối với thành phố chính là những trở ngại về thể chế, cơ chế, chính sách đang kìm hãm sự vươn lên.

Qua 48 năm kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, Trung ương đã bốn lần ra Nghị quyết quan trọng về Thành phố Hồ Chí Minh, mới nhất là Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với đó, Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa được Quốc hội thông qua cho thấy Trung ương và nhân dân cả nước luôn quan tâm đến sự phát triển của thành phố. Việc triển khai hiệu quả các nghị quyết này sẽ mở ra con đường cho sự phát triển hơn nữa của thành phố trong tương lai.

Gần 50 năm Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Bác Hồ, niềm tự hào ấy luôn ngời sáng trong tim của mỗi người dân thành phố. Giờ đây, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, thành phố vẫn đang nỗ lực để xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh - một không gian văn hóa đặc trưng, chỉ riêng tại thành phố mang tên Người. Với tình yêu lớn lao dành cho Bác, cùng khát khao vươn lên, cả nước kỳ vọng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt thêm nhiều thành tựu mới trên chặng đường phía trước, để luôn xứng danh là thành phố mang tên Người - thành phố Anh hùng ■

Thành phố Hồ Chí Minh có biệt danh là gì?

Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt TP. HCM), còn được gọi là Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam.

Sài Gòn ngày xưa gọi là gì?

Những tên gọi khác dùng để chỉ vùng đất Sài Gòn Trước đó Sài Gòn có nhiều tên khác nữa, đầu tiên là Thù Nại bao gồm hầu hết vùng phía Đông Nam Bộ ngày nay (rộng khoảng 20,000-25,000 km²). Đến năm 1698, Sài Gòn có tên là Huyện Tân Bình, lúc này chỉ khoảng 5,000 km² và có đường biên giới phía Tây là sông Sài Gòn.

Thành phố Hồ Chí Minh còn được gọi là gì?

(Dân Trí) - Thành phố Hồ Chí Minh hay còn được gọi với cái tên thân thương - Sài Gòn - từ lâu đã là đầu tàu kinh tế của cả nước, điểm đến của triệu triệu người dân lao động.

Thành phố Hồ Chí Minh nói tiếng về cái gì?

Top 10 điểm thăm quan nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc lập) ... .

Nhà thờ Đức Bà ... .

Chợ Bến Thành. ... .

Chợ Bình Tây (Chợ Lớn) ... .

Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên. ... .

Bảo tàng lịch sử Việt Nam. ... .

Bảo tàng chứng tích chiến tranh. ... .

Địa đạo Củ Chi..