Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

HĐXX đang tuyên án - Ảnh: TUYẾT MAI

Sáng 3-9, TAND TP.HCM đã tuyên án vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đối với hình tượng 4 nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo trong tác phẩm truyện tranh Thần đồng đất Việt giữa ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) và Công ty Phan Thị cùng bà Phan Thị Mỹ Hạnh.

HĐXX nhận định hình thức thể hiện của 4 nhân vật đang tranh chấp đã được Cục Bản quyền tác giả cấp cho chủ sở hữu là Công ty Phan Thị, với mục tác giả là tập thể tác giả. Tuy nhiên, nguyên đơn cho rằng ông là người trực tiếp sáng tạo ra 4 hình tượng nhân vật.

Còn bị đơn cho rằng bà Hạnh là tác giả của các nhân vật đang tranh chấp do các nhân vật này đã được định hình rõ ràng trong trí óc của bà. Ông Linh chỉ là người được bà thuê để vật thể hóa các ý tưởng đó ra thế giới bên ngoài, nguyên đơn không chứng minh được dấu ấn cá nhân của mình trong tác phẩm.

Họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất của Thần đồng đất Việt

HĐXX cho rằng việc sáng tác và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả diễn ra khi chưa có Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh, do đó cần áp dụng quy định về sở hữu trí tuệ của Bộ luật dân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn của Bộ luật dân sự năm 1995 để giải quyết tranh chấp về quyền tác giả.

Về hình thức thể hiện, 4 nhân vật Tý, Sửu, Dần, Mẹo là các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Theo quy định, tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật. Quyền tác giả phát sinh từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất định, không phân biệt tác phẩm công bố hay chưa công bố, đăng ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn cung cấp bản thảo của 4 hình thức thể hiện tuy nhiên không thể hiện vẽ vào thời điểm nào, bị đơn cũng cung cấp những hình ảnh đầu tiên và những hình ảnh sau khi có sự góp ý của bà Hạnh nhưng cũng không cung cấp thông tin thời gian vẽ ra.

Trong các phiên tòa, hai bên thừa nhận nguyên đơn là người trực tiếp vẽ ra 4 hình tượng nhân vật. Trên các ấn phẩm đều thể hiện bút danh Lê Linh là người thể hiện phần tranh minh họa. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, mà theo bà Hạnh là để giao lưu, cũng thể hiện Lê Linh là tác giả.

Theo HĐXX. nguyên đơn là người thể hiện tác phẩm dưới một hình thức nhất định. Bị đơn cho rằng tác phẩm đã hình thành trong trí óc của bà Hạnh, ông Linh chỉ là người vẽ ra dưới sự kiểm soát của bà nên bà là tác giả, là không có căn cứ.

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Ông Lê Linh tại tòa sáng nay - Ảnh: TUYẾT MAI

Dựa trên hợp đồng lao động, HĐXX cho rằng có cơ sở xác định nguyên đơn làm việc cho Công ty Phan Thị với nhiệm vụ vẽ tranh minh họa. Cụ thể, ông Lê Linh được Công ty Phan Thị giao nhiệm vụ vẽ hình tượng 4 nhân vật này để in trên tác phẩm nên Công ty Phan Thị là chủ sở hữu tác phẩm.

Do đó, Công ty Phan Thị được làm tác phẩm phái sinh nhưng không được sửa chữa, cắt xén hình thức thể hiện các nhân vật hoặc xuyên tạc hình thức thể hiện này dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của ông Linh.

Khi ông Linh nghỉ việc, hai bên không có sự thỏa thuận nào khác, Công ty Phan Thị tiếp tục phát hành tiếp các tập tiếp theo của bộ truyện Thần đồng đất Việt và trong các ấn phẩm Thần đồng đất Việt mỹ thuật, Thần đồng đất Việt khoa học.

Theo quy định, tác phẩm phái sinh là là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Tại phiên tòa, nguyên đơn cho rằng việc thể hiện 4 nhân vật trong các tập Thần đồng đất Việt từ tập 79 trở đi, Thần đồng đất Việt mỹ thuật, Thần đồng đất Việt khoa học có hình thức thể hiện khác so với hình thức thể hiện đã được đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả là làm tác phẩm phái sinh, nhưng không nêu được đó là hoạt động nào trong các hoạt động dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Theo các giấy chứng nhận bản quyền tác giả, hình thức thể hiện 4 nhân vật chỉ được diễn hoạt ở một vài khía cạnh như đằng trước, sau, bên trái, bên phải. Đây được xem là hình thức thể hiện gốc của tác phẩm.

Ông Linh là tác giả của hình thức thể hiện gốc. Công ty Phan Thị là chủ sở hữu tác phẩm, được sử dụng 4 hình tượng nhân vậy này vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả.

Nhưng việc đưa hình ảnh nhân vật vào truyện, thể hiện tư thế, nét mặt, hành động sẽ làm sai lệch với hình thức thể hiện gốc, không được sự đồng ý của tác giả, đồng thời Công ty Phan Thị không ghi chú rõ việc sử dụng hình thức thể hiện 4 nhân vật trên là của tác giả Lê Linh, do đó có căn cứ xác định Công ty Phan Thị đã xâm phạm quyền nhân thân của ông Lê Linh.

Từ đó, HĐXX tuyên không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm, công nhận ông Lê Linh là tác giả duy nhất của hình tượng 4 nhân vật trong truyện Thần đồng đất Việt, buộc Công ty Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng những biến thể khác nhau của các hình tượng do ông Linh sáng tạo.

HĐXX cũng buộc Công ty Phan Thị công khai xin lỗi ông Lê Linh trên báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ trong 3 kỳ liên tiếp. Đồng thời, buộc Công ty Phan Thị thanh toán chi phí luật sư cho nguyên đơn.

TUYẾT MAI

BỐI CẢNH TRUYỆN
Làng Phan Thị
Được sử dụng gần như xuyên suốt bộ truyện, làng Phan Thị có bối cảnh là một làng quê Việt Nam xưa với lũy tre làng, đồng lúa trải dài, đàn trâu gặm cỏ, gốc đa giếng nước, mái ngói đình làng, nhà tranh vách lá… Bằng việc kết hợp những chi tiết dân dã mang đầy phong vị Việt Nam này, làng Phan Thị tuy là bối cảnh hư cấu nhưng vẫn đem lại nét thân quen lạ lùng.
Triều đình Đại Việt, kinh thành Thăng Long
Bối cảnh triều đình Đại Việt được hư cấu từ hình ảnh triều đình phong kiến xưa với những chi tiết lồng ghép từ nhiều triều đại xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước ta, từ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa cho đến triều đại phong kiến cuối cùng – triều Nguyễn. Hậu cảnh được sử dụng nhiều nhất là chánh điện, nơi vua quan thiết triều bàn đại sự và tiếp đón sứ giả các nước.
Triều đình Bắc quốc
Cũng như bối cảnh triều đình Đại Việt, bối cảnh triều đình Bắc quốc cũng được hư cấu lồng ghép từ nhiều chi tiết của Tử Cấm thành Trung Quốc qua nhiều triều đại. Bối cảnh sử dụng được dàn trải từ chánh điện cho đến khu vực tiếp sứ và ngự hoa viên.
Làng Đỗ Thị
Xuất hiện lần đầu ở tập 42, “Ngôi làng xấu tính”, làng Đỗ Thị là “hàng xóm láng giềng” của làng Phan Thị và cũng được lấy bối cảnh là làng quê Việt Nam xưa.
TUYẾN NHÂN VẬT
Tuyến nhân vật trong THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT được đặt theo tên 12 con giáp rất ngộ nghĩnh.

Trạng Tí

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Là nhân vật chính của truyện, Trạng Tí vốn là Văn Tinh Quân tinh thông vạn sự chốn thiên cung được Ngọc Hoàng phái xuống nước Nam giúp triều đình giữ yên bờ cõi, và mở mang kiến thức cho dân Nam. Là nhân vật đại diện và vinh danh các vị quan trạng cũng như các danh nhân lịch sử lẫy lừng của đất nước, Trạng Tí được xây dựng với đấy đủ phẩm chất ưu tú nhất: trí tuệ siêu phàm, mưu lược xuất chúng, ứng biến nhanh nhạy, can đảm trung kiên, vì nước quên thân, vì dân quên mình, yêu chuộng hòa bình, căm ghét cường quyền, độ lượng khoan dung, hiếu thảo tốt bụng… Tuy nhiên, Trạng Tí vẫn chỉ là một đứa trẻ, vẫn còn đó nét ngây thơ hồn nhiên của mình, vẫn còn đó những trò nghịch ngợm lém lỉnh như bao đứa trẻ đồng trang lứa khác, và cũng biết bối rối trước cô bạn xinh đẹp Sửu Ẹo mà cậu yêu mến. Dù mang trong mình những vóc hình to lớn của tổ tiên bao đời, Trạng Tí vẫn mãi mãi là một Trạng Nguyên không bao giờ lớn của Thần Đồng Đất Việt.

Sửu Ẹo


Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Bạn rất thân của Trạng Tí, Sửu là cô bé duy nhất trong nhóm và được cả ba cậu nhóc Tí, Dần, Mẹo yêu thích. Sửu là con gái của thầy đồ Kiết, thầy dạy của Trạng Tí. Mồ côi mẹ từ nhỏ nên Sửu rất đảm đang, tháo vát việc nhà và cực kỳ hiếu thảo với cha. Sửu là một cô bé xinh xắn, dễ thương, nhân hậu và tốt bụng, tuy có đôi lúc cũng khá đanh đá, nhất là khi nhìn thấy Tí đi cùng các cô bạn khác như công chúa Phương Thìn hay công chúa Thiên Thân. Rất mau nước mắt nhưng Sửu lại cũng tỏ ra cứng cỏi và rất có chí khí không hề kém cạnh các bạn trai Hình ảnh cô bé mà Trạng Tí yêu mến này cũng chính là hình tượng người phụ nữ Việt Nam với đầy đủ công dung ngôn hạnh và một tính cách bất khuất, ngoan cường.

Dần Béo

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Con trai duy nhất của bà Tám Tiền và ông Xã Bạc, Dần có ngoại hình khá bự con như mẹ nên có biệt danh là Dần Béo. Khờ khạo, tham ăn, nhát gan và sợ chết, nhưng cũng có lúc Dần thể hiện sự linh lợi, lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước của mình; cùng với Trạng Tí, Dần đã góp rất nhiều công sức cho dân cho nước. Dần rất thích Sửu nhưng với trí tuệ kém cỏi của mình, cậu chẳng bao giờ có thể địch lại Trạng Tí.

Cả Mẹo


Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Con trai độc nhất của bá hộ Mão giàu nhất làng Phan Thị, cậu ấm Cả Mẹo lớn lên trong sự giàu sang sung túc nên rất hách dịch, khoe mẽ và khinh người. Ích kỷ, ham tiền và không tự nguyện giúp đỡ ai bao giờ (trừ phi có sự tác động của Sửu), nhưng đôi lúc Mẹo lại tỏ ra rất tốt bụng, dũng cảm chống cường quyền, và tràn đầy tinh thần vì nước vì dân. Trí tuệ của Mẹo thuộc loại trung bình nhưng lại luôn ganh đua với Trạng Tí dù lần nào cũng phải thua cuộc trong tức tối. Là một cậu ấm nhưng đôi lúc Mẹo cũng phải khốn khổ vì có đến ba người mẹ chăm nom, quản thúc. Mẹo rất yêu mến Sửu nhưng lúc nào cũng ấm ức vì sự ưu ái mà Sửu luôn dành cho Trạng Tí.

Phương Thìn

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Công chúa con vua Đại Việt, xinh xắn và cao sang, Phương Thìn được vua cha cưng yêu hết mực nên rất nhõng nhẽo và đỏng đảnh. Sống trong nhung lụa, ít tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài nên đôi khi Phương Thìn hơi ích kỷ và cạn nghĩ. Rất thương vua cha nên cô bé cực ghét Tào Phi và tể tướng Tào Hống lúc nào cũng xiểm nịnh gian tà. Phương Thìn vô cùng khâm phục tài trí của Trạng Tí, cực kỳ yêu mến cậu bé thần đồng khiến Sửu nhiều lần nổi cơn ghen tuông.

Tiểu Tỵ

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Chú tiểu tu hành trong ngôi chùa trên núi gần làng Phan Thị, bản tính hiền lành, nhân hậu nên thường bị lợi dụng và chèn ép, nhưng với sự thông minh, trung thực chân chất của mình cùng sự giúp đỡ của Trạng Tí, cậu luôn vượt qua được mọi rắc rối do kẻ xấu gây ra. Tiểu Tỵ rất kính trọng sư phụ trụ trì và vô cùng khâm phục Trạng Tí.

Ngọ “bà chằn”

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Con gái của lương y Từ Văn Phế, Ngọ nổi tiếng hung dữ, cộc cằn và hay hành hung các bạn nam khác nên bị gán biệt danh Ngọ “bà chằn”. Ngọ rất ghét bọn con trai thô lỗ nên thường nghĩa hiệp bênh vực các bạn gái như Sửu và Mùi mập. Cha Ngọ là lương y nhưng lại rất dốt về y học nên Ngọ cũng thường hay làm theo mấy cách chữa bệnh vớ vẩn mà cha mình đề ra.

Mùi mập

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Xuất hiện ở những tập đầu với thân phận cô nhi, về sau Mùi mới tìm được mẹ ruột của mình. Mùi là một cô bé tròn trịa, không đẹp người nhưng rất tốt nết, hiền lành, nhân hậu và có đôi chút khờ khạo. Mùi thích Mẹo nhưng luôn bị Mẹo từ chối, dù vậy cô bé vẫn không hề nản lòng và luôn theo đuổi Mẹo bằng một tình cảm vô cùng trong sáng và đáng yêu.

Thiên Thân

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Công chúa của triều đình Bắc quốc, Thiên Thân tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã được xưng tụng là “thần đồng đất Bắc” với tài trí nổi trội hơn người. Trong một lần đi sứ sang nước Nam, Thiên Thân đã tận mắt chứng kiến tài năng phi phàm của Trạng Tí, một cậu bé không lớn hơn cô bao nhiêu, và tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ. Tuy là công chúa Bắc quốc, nhưng khác với vua cha, Thiên Thân rất biết phân biệt phải trái và yêu chuộng hòa bình, nên không bao giờ ép buộc Trạng Tí phải đầu quân thiên triều mà còn nhiều phen giúp Trạng Tí thoát khỏi mưu sâu kế độc của Vương thừa tướng. Tính tình vô cùng sắc sảo nhưng vì vẫn còn là một cô bé nên có nhiều lúc Thiên Thân rất hồn nhiên khi ở bên Trạng Tí và nhóm bạn.

Dậu rách

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Là một cậu bé nghèo sống cùng với người bà ốm yếu bệnh tật ở làng Phan Thị, phải đi làm thuê làm mướn để sinh nhai và kiếm tiền chạy chữa thuốc men cho bà. Rất có tài và cũng nuôi chí lớn nhưng do hoàn cảnh nên cậu không có điều kiện thuận lợi để ăn học. Bản tính Dậu hiền lành, thật thà và hơi khờ nên hay bị bá hộ Mão cũng như chúng bạn, đứng đầu là Cả Mẹo, chèn ép bóc lột và bắt nạt.

Bá Tuất

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Hộ vệ quan của Vương gia phủ, Bá Tuất, tên đầy đủ là Dương Bá Tuất, vốn là Võ Tinh Quân trên trời được phái xuống giúp triều đình bình định thù trong giặc ngoài. Nhân vật Bá Tuất hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của các anh hùng dũng tướng như võ công tuyệt luân, sức mạnh vô song, anh hùng khí khái, chính trực công minh, trừ mạnh giúp yếu, căm ghét cường quyền, vì nước vì dân, nghĩa hiệp trung can… Bá Tuất và Trạng Tí, một võ một văn, đã góp phần giúp cho triều đình Đại Việt càng lúc càng vững mạnh.

Thiên Hợi

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai

Thái tử của triều đình Bắc quốc, em trai Thiên Thân công chúa, Thiên Hợi béo tròn không kém Dần Béo. Trái ngược với chị, trí tuệ của Thiên Hợi chẳng cao bao nhiêu nhưng lại rất ngạo mạn, hiếu thắng và đặc biệt là vô cùng tự hào về sức mạnh của thiên triều. Tuy nhiên Thiên Hợi lại rất nể vì và luôn nghe lời chị dù đó là việc chống lại triều đình. Câu cửa miệng của Thiên Hợi là: “Cho ngươi biết thế nào là sức mạnh của thiên triều!”

Những nhân vật khác


Cô Hai Hậu
Mẹ Trạng Tí, tính tình hiền lành, nhân hậu và tốt bụng. Cô Hai Hậu là hình tượng của những người mẹ Việt Nam, rất yêu thương chăm sóc con cái, mong muốn con học hành thành tài, đỗ đạt làm quan, đem hết sức mình giúp dân giúp nước; nhưng cũng rất nghiêm khắc trừng phạt khi con phạm phải sai lầm. Dịu dàng nhân hậu nhưng cũng rất cứng cỏi và bản lĩnh, cô luôn dạy Trạng Tí phải biết đặt lợi ích quốc gia làm trọng, dốc hết sức mình giúp vua ổn định triều cương, ngăn chặn ngoại xâm.
Thầy Đồ Kiết
Là cha của Sửu và thầy dạy của Trạng nguyên Lê Tí, thầy đồ Kiết luôn hãnh diện mình là một thầy đồ xuất chúng dù chữ nghĩa chẳng bao lăm. Tính cách nổi bật xa gần đều biết là tính keo kiệt quá sức. Rất tính toán, tham lam, ích kỷ và sĩ diện nhưng Đồ Kiết cũng là một người cha tốt hết mực thương yêu cô con gái duy nhất của mình.
Bá hộ Mão
Cha Cả Mẹo và là bá hộ giàu nhất làng Phan Thị, bá hộ Mão rất hách dịch, tham lam, ti tiện, háo sắc và hay khoe mẽ. Có đến ba người vợ nhưng bá hộ Mão vần khoái ve vãn những cô gái đẹp để rồi lúc nào cũng phải nhận sự trừng phạt của cả ba bà vợ. Luôn dạy con sống theo cách của mình, mong muốn và tìm cách nhào nặn con thành bản sao của chính mình. Bá hộ Mão là nhân vật phản ánh bản chất của bọn bá hộ xưa ở nước ta, chỉ biết sống vì bản thân, ham tiền, ích kỷ, có thể phản bội bất cứ ai vì lợi lộc riêng, luôn tìm cách bóc lột, áp bức, lợi dụng tầng lớp củng khổ, kém thế hơn, với quan trên thì xun xoe nịnh hót, đúng tinh thần “trên đội hạ đạp.”
Bà Tám Tiền
Mẹ ruột Dần Béo và chủ quán cơm lớn nhất làng Phan Thị, bà Tám Tiền có thân hình to béo, tính tình hung dữ, chua ngoa, tham lam, ích kỷ và độc đoán. Là một người phụ nữ mạnh mẽ có tài kinh doanh, một tay gánh vác cả gia đình nên bà rất cai nghiệt với chồng con, đôi khi với cả láng giềng và thực khách.
Lương y Từ Văn Phế
Cha ruột Ngọ “bà chằn” và là thầy lang duy nhất trong làng, lương y Từ Văn Phế nổi tiếng bất tài, chẩn bệnh, bốc thuốc đều phải xem sách mà lại còn cẩu thả nên thường đoán sai bệnh và bốc thuốc nhầm. Không coi trọng tính mệnh người bệnh bằng tiền bạc, lợi lộc, lương y Từ Văn Phế chính là nhân vật điển hình của bọn “lang băm”. Về sau ông được Trạng Tí cảm hóa và truyền cho nghề thuốc “Nam dược trị Nam nhân”, tay nghề có tiến bộ nhưng mỗi không có Trạng Tí bên cạnh là lại ham tiền đâu hoàn đó.
Hoàng thượng Đại Việt
Là một ông vua hết lòng vì dân vì nước nhưng do bản tính nhu nhược, thiếu quyết đoán nên ý chí kém vững vàng và tinh thần dễ bị lung lay mỗi khi có kẻ xấu dèm pha xu nịnh. Tuy nhiên ông lại là vị vua biết trọng dụng nhân tài, biết phân định đúng sai. Ông rất sợ vợ là Tào Phi, cưng chiều cô con gái rượu là Phương Thìn, tính tình thì có phần hơi trẻ con, ham chơi và mê gái.
Nam Thiện Vương Lê Phúc
Vương gia của triều đình Đại Việt và là hoàng thúc (chú) của vua, Nam Thiện Vương rất yêu nước thương dân, chính trực nhân hậu, thông minh sáng suốt, rất biết trọng dụng nhân tài, căm ghét bọn gian thần xu nịnh nên thường ra mặt chống đối tể tướng Tào Hống. Ông đại diện cho phe chính diện trong triều đình Đại Việt, thường khuyên can vua đi theo con đường chính nghĩa. Nam Thiện Vương rất nể phục và yêu mến Trạng Tí nên cũng thường giúp đỡ nhóm Trạng Tí mỗi khi gặp khó khăn hay bị kẻ xấu *** hại.
Tể tướng Tào Hống
Tể tướng của triều đình Đại Việt, cha của Tào Phi, đại diện cho phe phản diện của triều đình, là một điển hình của tầng lớp tham quan ô lại, hống hách, bất tài vô tướng nhưng có thừa nham hiểm, xáo trá và ác độc. Tào Hống là một tên gian thần chính hiệu chỉ giỏi nịnh hót dèm pha, gây bất hòa triều cương, chỉ lo tư lợi cá nhân nên sẵn sàng bán đứng quốc gia, *** hại trung thần để đạt được lợi ích cho mình.
Tào Phi
Là ái phi của hoàng thượng, nhan sắc xinh đẹp nhưng lại kế thừa những tính cách xấu xa của cha mình như tham lam, ích kỷ, tư lợi và hiểm độc. Ỷ mình là ái phi của vua, Tào Phi rất hống hách, chèn ép dân lành, chiếm đoạt của công, *** hại những kẻ nghịch ý mình. Được hoàng thượng cưng chiều nên Tào Phi tha hồ lấn lướt, luôn buộc hoàng thượng phải làm theo ý mình.
Hoàng đế Bắc quốc
Tuy là một vị vua rất hiểu lý lẽ và coi trọng nhân tài, nhưng do mâu thuẫn về quan điểm và lợi ích quốc gia nên thường có những hành động chống lại triều đình Đại Việt. Rất dễ bị kẻ khác lung lạc, dèm pha khích bác, nhất là thừa tướng Vương Đại Gian. Khi Trạng Tí đi sứ sang Bắc quốc, ông rất mến mộ tài năng của cậu, luôn muốn cậu quy phục thiên triều, nhưng trước tinh thần yêu nước bất khuất của Trạng Tí, ông buộc lòng phải thả cậu về nước.
Thừa tướng Vương Đại Gian

Là trọng thần của triều đình Bắc quốc. “Nói về học vấn thì ông là số một Trung Hoa, ở trong triều thì quyền uy bậc nhất, chỉ dưới mỗi hoàng thượng, mọi việc lớn nhỏ trong triều hoàng thượng đều nghe theo ông ta!” (trích Thần Đồng Đất Việt tập 51 “Độc chiến Minh triều”). Vương Đại Gian rất ghét dân Nam, khi thua dưới tay Trạng Tí thì càng ấm ức muốn tìm mọi cách đẩy cậu vào chỗ chết. Là một con người gian xảo độc ác, mưu mô thâm sâu hiểm độc, Vương Đại Gian nhiều lần xúi bẩy hoàng đế tìm cách tiêu diệt Trạng Tí và dấy binh xâm lăng Đại Việt, phá vỡ tình hòa hiếu giữa hai nước. (Nguồn truyenhtranhviet.vn)

Thần đồng đất bắc trong thần đồng đất việt là ai